Mặc dù Anh là nước đã làm ra chiếc HKMH
đầu tiên, nhưng Nhật là nước áp dụng kiểu HKMH này đầu tiên để tấn công địch
quân với chiếc Hōshō.
Hōshō-HKMH
Chuẩn Đô đốc Mỹ- William A Moffett
đã hô hào phát triển HKMH cho hải quân cùng thời ấy. Nhưng sau đó hiệp ước
Washington ra đời năm 1922, giới hạn kích thước tàu nên các phát minh kế tiếp về
HKMH bị đình chỉ. Lúc thấy mòi chiến tranh gia tăng, các HKMH đều được cải biến
từ tàu buôn hay chiến thuyền lớn.
Năm 1920, Mỹ cho sản xuất một Khu Trục Hạm
rất lớn, lớp Lexington rẽ nước lên đến trên 43000 tấn, dài 270 m, vận tốc 61
km/h. Vì hiệp ước Washington, nên việc
này họ hoãn lại. Nhưng hiệp ước trên không đả động gì đến HKMH, nên Mỹ biến đi
chiếc này thành HKMH. Tiếp theo họ cho đặt sừơn chiếc Saratoga. Cả hai làm liên
tiếp 7 năm và hạ thủy năm 1927. Một chiếc
cũng là lớp tiên phong HKMH của Mỹ là chiếc Langley, nhỏ hơn và chìm năm 1942 ở
phía nam đảo Java- Indonesia.
Lớp được dự trù chứa được 78 phi cơ nhiều
loại bao gồm 36 chiếc ném bom. Chiếc Lexington bị chìm trong Coral Sea, nam Thái
Bình Dương, năm 1942.
Chiếc Saratoga được dùng trong thế chiến
II và ghi được rất chiến công. Ngày 20 tháng 2 năm 1945, nó được điều động làm
công tác đặc biệt với ít hộ tống. Nó bị đội Kimikaze Nhật đánh phá hư hại nặng
nề.
Saratoga bị kamikaze oanh tạc
Chiếc này, cuối cùng, bị làm bia cho cuộc
oanh tạc thí nghiệm năm 1946 và chìm.
Nối gót theo Hoa Kỳ, năm 1922, Anh cho sản
xuất HKMH thật sự áp dụng trong Chiến tranh. Họ cho làm lớp Courageous và đôi
khi còn được gợi là lớp Glorious gồm 3 chiếc. Chiếc đầu tiên được biến cải từ
chiếc thiết giáp hạm Glorious. Lớp này có trọng lượng rẽ nước là 27000 tấn, dài
224 m và vận tốc 56 km/h, và hạ thủy năm 1929.
Sơ đồ Glorious class trước khi được biến cải.
Glorious sau khi được biến cải.
Lớp này làm sườn chính trong thế chiến
II của hải quân Hoàng Gia Anh.
Đối vời hải quân Nhật, cùng trong thời
gian này đã cho đặt sườn chiếc thiết giáp hạm Akagi. Akagi là tên ngọn núi
trung tâm hòn đảo lớn nhất nước này. Họ cũng biến chiếc này thành HKMH và hạ thủy
năm 1927. Tuy nhiên, nó gồm ba sàn tàu nhỏ kết hợp, nên không có khả năng chở
và phóng phi cơ thường nhiều được.
Họ lại đem về tân trang. Năm 1933 thì
tái xuất hiện với gương mặt mới.
Akagi năm 1934
Chiếc này là một trong các HKMH đã dẫn đầu
đoàn tàu tấn công Pearl Habor và sau đó tham gia nhiều trận hải chiến khác.
Nhưng một kết quả bi thảm của nó đến tại Mid Way. Trong trận này, nó bị đánh
tàn phế không thể dùng được. Hải quân Nhật dùng 4 chiếc khu trục hạm: Arashi,
Hagikaze, Maikaze và Nowaki, mỗi chiếc bắn 1 ngư lôi đánh chìm ngày 25 tháng 9,
năm 1942.
Kể từ thập niên 20 về sau, nhiều nước đã
đặt làm HKMH thật sự ngay từ ban đầu. Các chiếc này cũng theo thời gian càng
ngày càng lớn. Hơn nữa loại HKMH seaplane tender cũng mất tích vì kỹ thuật của
máy tăng nhanh vượt bực. Các HKMH sau này chỉ để phóng máy bay có bánh xe.
Kỹ thuật: "bắt" cũng thay đổi,
không dùng lưới mà thay vào đó lá một sơi dây cáp thật tốt căng ngang sân bay gọi
là arrestor wires. Khi máy bay đáp xuống, và bánh trước vừa qua arrestor wires
thì dây này được căng lên. Sau đuôi máy báy sẽ thò ra một móc để móc lấy dây
này. Nếu móc trượt thì máy bay sẽ sẵn trớn bay lên lại. Các bạn đừng nghĩ, nếu
móc trượt thì máy bay sẽ đâm xuống biển.
Ngày 7 tháng 12 năm 1941, Nhật bất ngờ tấn
công trận Trân Châu Cảng làm hài quân Mỹ thiệt hại nặng nề, nhưng họ may mắn vì
cả 3 hàng không mẫu hạm đều không có mặt trong cảng ngày ấy. Hải quân Mỹ được lệnh
phục thù. Nhưng làm sao để làm chuyện này? Nhật vẫn tự hào đất họ là bất khả
xâm phạm. Vì vùng biển quanh họ được bảo vệ an toàn. Các máy bay chiến đấu của
Mỹ chỉ đủ nhiên liệu bay đến đất này mà không đủ để quay lại HKMH. Nếu dùng các
HKMH ấy đem các máy bay chiến đấu thả bom thì chẳng ăn thua gì vì loại này nhỏ
chở ít bom. Hải quân Mỹ nghĩ tới việc dùng B-25 một loại oanh tạc cơ hạng trung
vào việc ấy. Nhưng đây cũng là một bài toán khó giải.
Trong thời gian này, hệ thống phóng phi
cơ catapult được cải tiến liên tiếp. Một loại catapult họat động nhờ một máy
bơm hơi nước khổng lồ, có khả năng phóng các oanh tạc cơ B-25 của hãng North
American Aviation sản xuất, mà trọng lượng tổng
cộng khi cất cánh lên đến gần 16 tấn.
Phóng lên được rồi nhưng không quay về
được căn HKMH vì xa, nhưng nêú vể được cũng không đáp được xuống đây. B-25 cần
phi đạo đáp khá dài.
Ngày 18 tháng 4- 1942, gần 5 tháng sau
trận Trân Châu Cảng, hải quân Mỹ mở chiến dịch Doolittle hay còn được biết với
tên “Trận không kích Tokyo” dùng B-25 đánh vào nội địa Nhật. Tất cả có 16 phi
cơ và 80 nhân viên phi hành tham dự trận đánh lịch sử này. Tuy nhiên, công việc
này là nhiệm vụ một Kinh Kha, ra đi mà khó trở về. Các phi cơ được phóng lên từ
đông nam Nhật, bay đến tấn công Nhật rồi tiếp tục bay về phía tây đáp xuống đất
TQ, phần do THDQ của Tưởng Giới Thạch kiểm soát.
Trận đánh này gây tổn thất nhẹ cho Nhật
với khoảng 50 người chết, 400 bị thương. Ba HKMH bị thiệt hại nhẹ. Phía Mỹ có 3
phi hành đoàn chết, 8 bị bắt làm tù binh. Trong số 8 tù binh này 4 người bị Nhật
xử tử. Một máy bạy bị lạc đáp xuống vùng Primorsky Krai, của Liên Xô, phía tây đảo Hokaido của Nhật. Chiếc máy bay
bị tịch thu và đại úy Edward
J. York bị bắt giam hơn 1 năm. Tuy nhiên, trận không kích đã chiến
thắng về tâm lý, làm cho Nhật thấy đất nước họ không phải là nơi an toàn tuỵệt
đối.
Kỹ thuật phóng và nhận máy bay cũng phải
được nhiên cứu thật kỹ. Tùy theo cách cấu trúc và trọng lượng, vận tốc cất cánh
và hạ cánh thay đổi. Đối với các phi cơ
trên HKMH thì thông thường lúc hạ cánh nhẹ hơn lúc cất cánh, vì vũ khí, nhiên
liệu đã tiêu thụ nhiều. Đại để một máy bay khi cát cánh phải đạt vận tốc trên
200km/h trong khi hạ cánh. máy bay phải chậm lại khoảng 150 km/h. Muốn làm tăng
vận tốc máy bay, lúc cất cánh, HKMH phải chạy ngược gió với vận tốc cực đại. Với
cách ấy vận tốc gió cộng vận tốc HKMH, cộng vận tốc catapult cộng thêm vận tốc
máy bay sẽ là vận tốc cất cánh. Lúc máy bay hạ cánh, HKMH cũng phải chạy như
trên để làm giảm vận tốc tương đối của sự hạ cánh.
Trên sân bay vủa HKMH không thể chứa nhiều
phi cơ một lượt. Chiếc Enterprise của Mỹ có thể chở tới 90 máy bay, như vậy
không đủ chỗ cho máy bay đậu. Các kỹ sư thiết kế làm một hầm đậu bên dưới, khi
cần thiết sẽ đưa máy bay lên sân bởi một thang máy. Trên sân thường thường chì
có khỏang 20 máy bay túc trực, sẵn sàng nghênh chiến.
Ngay khi mới khởi đầu thế chiến II, Mỹ
đã cho đóng các HKMH hạng nhẹ vối lượng rẽ nước là 10000 tấn, chứa khỏang dưới
30 phi cơ thôi. Lớp USS Bogue là một lớp tiêu biểu. Người Mỹ gọi loại này là
Escort aircraft carrier.
Một B-25 đang cất cánh từ USS_Hornet để tấn cộng Nhật trong chiến dịch
Tokyo
No comments:
Post a Comment