Đường hầm
Seikan Tunnel
Kinh tế Nhật
bộc phát mạnh sau thế chiến II, làm con số hành khách qua lại hai đảo tăng lên
vùn vụt. Kể từ 1965 mỗi năm, số người qua lại đây lên tới hơn 4 triệu, và số
hàng hóa cũng tăng hơn 6 triệu tấn. Đến năm 1985 thì ngày ấy đã ước lượng số
hành khách sẽ đạt tới con số là 9 triệu người.
Vị trí của đường hầm.
Ngay sau khi
bại trận, năm 1946, Nhật đã cho một chương trình thăm dò địa chất vùng biển
này. Đến năm 1971, chính phủ Nhật đã đề ra chương trình làm đường hầm xuyên qua
đáy biển để nối liền hai đảo. Kỹ sư và công nhân Nhật đã thực hiện ý định này
và khởi công xây cửa hầm. Năm 1983, chính phủ Nhật dưới quyền của thủ tướng Yasuhiro
Nakasone đã ép việc làm đường hầm cần phải tăng tốc. Và kết quả đường hầm này
đã hoàn tất vào năm 1988. Đường hầm được đặt tên là Seikan.
Đường hầm Seikan
Tunnel có độ dài là 52km, là đường hầm dài nhất thế giới cho đến năm 2016. Sau
đó nó sẽ nhường chức quán quân lại cho một nước ở Âu Châu mà tôi sẽ viết sau.
Biểu
đổ về độ sâu
Với độ sâu so
240 m mặt biển như ta thấy trên, đây là đường hầm sâu nhất thế giới. Hầm chính
có độ cao 7.85 m và bề rộng 9,7 m nhỏ hơn, nhưng cao hơn đường hầm đèo Hải Vân
30 phân. Tuy nhiên, đường này chỉ giành cho xe lửa lưu thông mà thôi.
Cửa
một ống của đường hầm Seikan
Một vấn đề nan
giải khi làm một đường hầm, nhất là đường ấy ở bên dưới nước là sự an toàn.
Nguy hiểm nhất là Nhật nằm trên vòng đai lửa Thái Bình Dương, tức là ngay bên
trên đường phân chia hai mảng lục địa với nhiều núi lửa, nơi động đất thường
xuyên xảy ra. Các kỹ sư đã làm thành một hệ thống gồm một đường chính mang số 1
trong biểu đồ dưới đây cho xe lửa chạy. Đường số 2 là đường hầm dùng để phục vụ hành
khách, nơi bán vé cùng có các cửa hàng ăn uống, cùng nhà vệ sinh. Đường này
cách biệt với đường 1, nơi xe lửa lưu thông. Một đường hầm thứ 3 dùng để điều
khiển cảc hệ thống. Ngoài ra hành khách sẽ dùng một ống nối giữa ống 1 và 2 để
lên xe lửa hay xuống bến. Nếu một trong mấy đường trên bị nạn thì người đường
nay sẽ sang đường kia. Tuy nhiên, người ta nghĩ tới tai nạn trên đường 1 nhiều hơn khi xe lửa bốc cháy,
hơi độc xì…nhiều hơn các đường khác. Đường 2 hay 3 đã có đường nối với mặt bên
trên.
Lẽ dĩ nhiên
đường hầm ngày nay không đen thùi như đường hầm đèo Rù Rì nữa.
No comments:
Post a Comment