Thursday, July 10, 2014

Tin từ VOA (tiep)


4- Ông Dũng là người điêù hành các guồng máy hoạt động của nhà nước và biết chắc chắn không nhiều thì ít VN phải tăng cường lực lượng bảo vệ Biển. Ngày 6 tháng 5, 2009 Trung Quốc trình bản đồ lưỡi bỏ lên Liên Hiệp Quốc. Ngày hôm sau Việt nam, Mã Lai và Nam Dương đã lên tiếng phản đối. Nên trong chuyến thăm Nga vào tháng 12, năm 2009 ông là người đặt mua 6 chiếu tàu ngầm lớp Kilo của Nga. Với sự kiên này báo chí thế giới lẫn các báo Việt Nam hải ngoại trong đó có tờ Việt Tide đã nhận định dây là một hành động chống lại bành trước của Trung Quốc.

Song song với việc mua tàu ngầm, ta thấy ông đã tăng sức mạnh không quân với các may bay khá tân kỳ của Nga là SU-30. Bộ binh thì có các hệ thống hỏa tiễn chống phi cơ và chiến hạm. Tuy rằng, con số các khí cụ chiến tranh này đem so với TQ thỉ chẳng đáng bao nhiêu, nhưng nó đã biểu lộ một ý chí quýêt tâm bảo vệ lãnh thổ.

 Khi làm chủ tịch Hiêp Hội các quốc gia ĐNÁ- ASEAN năm 2010, ông đã đem được bà Ngoại trưởng Mỹ Hillary hoi sang VN tham dự. và sau đó ông cũng mời đươc bộ trưởng quốc phòng sang VN. Cả hai đã từng tuyên bố ủng hộ VN chống lại sự bành trướng lãnh hải của TQ. Hải quân VN đã nhiều lần tham dự với hải quân Hoa Kỳ trong các cuộc thao diễn quân sự dù là "cứu thương và thông tin." Tất cả các việc làm của ông Dũng đã gây nên sự bất bình của TQ.

Năm 2012, hải quân Việt Mỹ đã có các cuộc tập dượt quân sư, sau nhiều năm chiến hạm Mỹ ghé thăm nước này. Các cuộc cứu nạn, thông tin, nhưng cứu các phi công Hoa Kỳ bị nạn trên biển khơi là quá tốt, còn Mỹ thông tin tình báo cho Việt nam là quá đủ.

Ngày 9 tháng 5- 2014

Tờ báo Mỹ: The Wall Street Journalm đã chạy một bài dưới đề hàng:

Vietnam Seeks to Be a Tough Adversary to China


Ahead of Tensions Over Oil Rig, Hanoi Had Taken Steps to Beef Up Military



Việt nam tìm cách để trở thành một đối thủ khó trị của Trung Quốc.

Đối phó với việc giàn khoan, Hà nội đã có một bứơc để tăng cường quân Sự.

Trong bài này tờ báo có nói tới việc Việt Nam đã tăng cường quân sự, nhất là về hải quân để đối phó với TQ.

Khi nói về tàu ngầm, Việt Nam chẳng biết gì vì hoàn toàn mới mẻ. Thấy vậy Ấn Độ đề nghị sẽ giúp hải quân Việt Nam kỹ thuật điều hành cùng bảo tồn. Nước này mua vũ khí Nga nhiều nhất mà trong đó có nhiều tầu ngầm. Quả là một bạn tốt.

Khi nói tới việc tuyên bố đối với TQ, Ông Dũng là người nói rất nhiều lần, và rất cứng rắn, nhất là từ khi TQ đem giàn khoan HD891 vào Biển Đông.

Quốc tại hội nghị cấp cao ASEAN ngày 11 tháng 5-2014, ông tuyên bố:

“..Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.”

Ngày 22 Tháng năm 2014, khi trả lời báo chí quốc tế tại Philippines về tình hình Biển Đông, ông nói:

“Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.

Thứ sáu, 23 Tháng năm 2014, khẳng định đanh thep vừa được ông Nguyễn Tấn Dũng đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài về tình hình Biển Đông:

“Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.”

 Ngày 20/5/2014, Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thụy Sĩ, đã ra thông cáo về những diễn biến gần đây ở Biển Đông và gửi đến Văn phòng LHQ tại Geneva, các tổ chức quốc tế cùng các cơ quan báo chí có trụ sở tại Geneva.

Theo web site của ông Dũng.


Ta thấy đã đăng các bài về Việt Nam đang chuẩn bị kiện TQ ra tòa án quốc tế.

Hoàn Cầu: Mỹ – Việt Nam – Philippines đã bàn thời gian kiện Trung Quốc.

 Tờ báo điện tử Thanhnien News ngày 6 tháng 7-2014 cũng đăng bài:

Vietnam preparing to sue China over oil rig:

(Việt Nam đang chuẩn bị để kiện TQ về vụ giàn khoan dầu.)

Nguyen Hanh Phuc, spokesman of Vietnam legislature, speaking to reporters May 24 on the sidelines of a house meeting over conflicts with Chinese oil rig.

 

Dù rằng có nhiều nước ủng hộ hay liên minh với Việt Nam, nhưng ta có thể tin họ cố sức giúp hay không? Theo kinh nghiệm cả nam lẫn bắc khi một quốc gia tìm thấy lợi ích cho họ thì liên minh sẽ bị đổ nát. Năm 1972, Hoa Kỳ nối bang giao với Trung Quốc, họ cần đánh bại CS nên bỏ rơi Việt Nam đề Liên Xô, Trung Quốc đấu nhau. Năm 1979, Trung Quốc xua quân đánh Việt thì Nga cũng chỉ giúp môt số, và đem quan dàn trận nhưng chẳng đánh đấm gì. Phi Luật Tân và Việt Nam có thể liên mịnh tin tưởng hơn vì cùng chia biển cả. Nưng hải quân nước này yếu quá Nhật hiện nay cũng khó lòng gửi quân đi đánh nơi khác trừ trường hợp họ bị thật sự tấn công. Ấn Độ cũng chẳng hơn gì nhiều. Họ sẽ giúp nước ta khi họ cụng thật sự bị đe dọa về kinh tế làm kỹ nghệ của họ không tăng trưởng được một cách đáng kể nhất là hiện nay một chính phủ mới cầm quyên; mình chưa hiểu được nước cờ của họ. Hoa Kỷ thì muốn đánh TQ, nhưng khó lòng tham chiến vì các đảng phái ghìm nhau.  Giả sử TQ đánh Việt Nam thôi mà làm ngơ Phi Luật Tân thì Mỹ cũng khó có lý do tham chiến. Họ muốn đánh là vì họ sự trỗi dạy của TQ. Một ngày nào đó nước này trở thành số 1 hoàn cầu thì đó là tai ương cho Mỹ. Nếu đa số nghị sĩ dân biểu cùng thấy vấn đề thì may ra họ sẽ giúp. Nga từ lâu vẫn là một đồng minh của VN, nay bong dưng xảy ra vụ Ukraine là Nga xa tây phương. Đồng thời vụ ký văn kiện năng lượng với TQ mà số tiền quá khổng lổ làm Nga sẽ ở vào thế trung lập nếu cuộc chiến xảy ra.
Tóm lại Việt Nam phải tự tin vào sức mạnh bản thân trước hết.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

No comments:

Post a Comment