ĐOẠN ĐƯỜNG 3: Denver-Gillete (tt)
Bản đồ giai đoạn 3
Ra khỏi Bear County, xe chạy theo đường 16, và thêm
20 phút nữa chúng tôi tới chân núi Mount Rushmore. Mọị người cùng xuống đi xem
các pho tượng của bốn tổng thống George Washington, Thomas Jefferson Theodore
Roosevelt và Abraham Lincon. Như vậy, chúng tôi đến đây đúng ngày kỷ niệm độc
lập Hoa Kỳ, và ban quản trị cũng đang chuẩn bị cuộc đốt pháo bông đêm đó.
Núi Mount Rushmore
Khi nói tới George Washington thì ai cũng biết đó
là người lãnh đạo cuộc chiến đấu giành độc lập từ Anh Quốc trong thời gian
1775-1783. Ông là vị tổng thống đầu tiên của Mỹ trong những năm 1789-1797.
Tuy nhiên, ít ai nhớ tới Thomas Jefferson. Ông sinh ngày 13
tháng tư 1743 và mất năm 1826. Ông chính
là tác giả bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ, làm tống thống Mỹ năm
1801-1809, và là người đã chủ trương mua lãnh thổ Louisiana năm 1803. Vùng lãnh
thổ rộng lớn này ngày nay bao gồm các bang sau: Arkansas, Missouri, Iowa,
Oklahoma, Kansas, North và South Dakota, Montana một phần Wyoming cùng một phần
của Minosota từ tay người Pháp.
Ông
Theodore Roosevelt (1858 – 1919) làm tổng thống từ năm từ năm 1901 đến năm 1909.
Ông là người có công trong việc phát triển ngành hải quân Hoa Kỳ để rồi Hoa kỳ
trở thành số một trong lãnh vực hải quân trên thế giới như ngày nay. Ông làm
trung gian giải hòa Nga- Nhật đầu thế kỷ 20, và được giải Nobel Hòa Bình về sự
việc này. Ông là người đốc thúc hoàn tất kênh đào Panama.
Riêng ông Abraham Lincon Tổng Thống thứ tư trên
các pho tượng thì ai cũng biết, người thống nhất Hoa kỳ sau thời nam bắc phân
tranh.
Trong năm 1927, trước thời suy hóa toàn cầu, sử
gia Doane Robinson, tiểu bang S Dakota đề nghị tạc các pho tượng tổng thống
trên núi Black Hill. Nhưng thật ra trước đó là các ngọn núi Needle, nhìn như
ngón tay là nơi được chọn. Mục đích là để thu hút du khách vì tiểu bang này
hoang vu hẻo lánh. Về sau, nhà điêu khắc Gutzon Borglum không chọn nơi đó mà
chọn Mt Rushmore vì lớn hơn cùng cấu trúc bởi đá hoa cương cứng rắn. Người ta
tính rằng trong 10000 năm đá này bị soi mòn 1 inch (25,4 mm), như vậy 10000
ngàn năm sau người ta vẫn thấy 4 vị tổng thống này. Nếu bạn không tin thì 10000
năm sau quay lại đây xem các tượng còn hay mất. Nhà điêu khắc này còn là người
chọn 4 vị tổng thống.
Sau khi thu nhặt tài chính, ông Borglum khởi sự
làm mặt từng vị tổng thống. Các tổng thống lần lượt hoàn tất trong khoảng thời
gian 1934 đến cuối 1941. Ông này chết đầu năm 1941 trước khi hoàn thành nhiệm
vụ. Con ông là Lincoln Borglum kế tục sự nghiệp của cha và hoàn tất tất cả vào
cuối năm ấy. Rất may, trong hơn mười năm làm việc không có một tai nạn đáng
tiếc naò xảy ra. Hiện nay, toàn khu tưởng niệm rộng 1,278.45 acres
(5.17 km2) và trên cao độ 5,725 feet (1,745 m) đối
với mặt biển. Chiều cao mặt bốn vị tổng thống là 60 ft (18 thước). Trong khuôn
viên có một rạp hát lộ thiên khổng lồ. Nhiều ban nhạc lừng danh đã đến nơi này
trình diễn.
Rạp hát lộ thiên
Nếu các bạn lớn tuổi, ở miền Nam, hẳn còn nhớ cuộn
phim toát mồ hôi lạnh của Alfred Hitchcock cuối thập niên 50: North By
Northwest với hai diễn viên thượng thăng Cary Grant và Eva Marie Saint. Trong
câu chuyện tả lại cảnh trốn chạy của một điệp viên Cyry Grant). Một trong cuộc
trốn chạy diễn ra trên đỉnh núi Mt Rushmore. Người điệp viên buộc phải ấu đả
với đối thủ trên đỉnh núi này. Anh trượt chân té xuống vách đá dựng đứng. Đối
thủ đã đạp vào hai tay anh, khi anh đang cố bám vào để khỏi rơi xuống chân núi.
Nhưng cuối cùng anh phải buông tay và rơi xuống mũi tượng tổng thống
Washington. May thay, anh bám được một vết nứt rồi người yêu anh Eva Marie
Saint đã phải cố gắng, chật vật cứu anh thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.
Thật ra nơi này còn được quay rất nhiều phim khác.
Tuy là một nơi nổi danh ghi lại các vị tổng thống đáng kính của người Mỹ, nhưng
vẫn có các chỉ trích việc lựa chọn 4 vị này. Hơn thế nữa người tạc tượng Gutzon
Borglum cũng bị phê bình dữ dội, vì ông lại là thành viên KKK. Một hội mà chủ
trương cho người da trắng là chủng tộc tối cao.
Xe ngừng lại, tất cả chúng tôi vào khu kỉ niệm để
xem các pho tượng nổi tiếng của Hoa Kỳ. Các cháu nhỏ của tôi cũng thích lắm.
Khi vào nửa chừng thì mây che kín mít bầu trời. Một cơn giông đang được tạo ra.
Tình cờ tôi nhìn lên đỉnh đầu thấy mây đen có dáng như vẩy rồng nhìn tuyệt đẹp
và cũng thật lạ. Tôi đưa ống kính chụp vài tấm. Đây là lần thứ hai trong đời
tôi thấy mây có dạng này. Lần thứ nhất là trong giai đoạn cuối cuộc vượt biên
năm 1981.
Lúc 6:45 chiều ngày 7 tháng 9, 1981, tôi cho lệnh
đổ người tại Bãi Sau Vũng Tầu. Sau 4 ngày 4 đêm lênh đênh vì thiếu dầu, thiếu
nước; chúng tôi chờ chết. Một phép màu xuất hiện; chúng tôi thoát nguy. Đêm hôm
thứ 7, chúng thấy sự thoát chết đã đến gần khi tiến vào vùng khai dầu khí của
Nam Dương quanh quần đảo Anambas. Hôm 13 tháng 9, khi bình minh mới ló dạng,
tôi cho tài công nổ máy thuyền tiến đến gian khoan. Đột nhiên, trời biển trở
nên đen kịt. Mây đen xà xuống gần sát biển, gió mạnh thổi tới làm các đợt sóng
bạc đầu gào thét bốn phương. Tôi bỗng thấy mây tạo ra dáng những vẩy khổng lồ,
như những vẩy rồng (nếu là rồng có thật.) So với cái cảnh ấy thì mây đem hôm đó
nhìn rất khủng khiếp hơn mây hôm ở Mt Rushmore nhiều.
Mây đen vẩy rồng
Thuyền chúng tôi nghiêng ngả, chồi lên hụp xuống trong
sóng bạc đầu. Tôi đột nhiên thấy một mũi mây nhọn, trong đám mây vảy rồng đen
thòi ra, ngay trước mũi ghe. Tôi ra lệnh cho tài công chuyển hướng. Tất cả 19
người trong nhóm tôi không hiểu chuyện gì. Tôi đưa tay chỉ đám mây, và chỉ 1
phút sau. Một chiếc vòi mây khổng lồ, quỷ quái, đoạn trắng đoạn đen, đâm xuống
mặt biển cách thuyền trên 100m. Vòi Rồng!
Với kinh nghiệm ấy, tôi sợ, các mây kia nếu càng
lúc càng thấp sẽ tạo ra đại cuồng phong (tornado), nên cố tình theo dõi. Nhưng
may mắn thay, mây ấy tan đi sau vài phút. Tôi dẫn hai cháu nhỏ chạy nhảy trong
rạp hát lộ thiên. Tuy chưa tối, nhưng nhiều người đã lại đây để ngắm pháo bông
mừng ngày độc lập.
Cô cháu bé của tôi đầy năng lượng chạy nhảy tứ
tung trong rạp lộ thiên. Tôi sợ chơ sự an toàn của cháu, nên sách máy hình chạy
theo.
Đang ngon trớn, cháu ngừng lại hét:
- Ông ơi! chụp hình con squirrel.
Tôi lại phải cháu.
Khi mặt trời ngả bóng, xe rời đây đến khách sạn
nghỉ đêm. Như vậy là đoàn tôi không có dịp chiêm ngữơng bốn tổng thống đón lễ
độc lập trong đêm dưới pháo bông muôn màu. Kể cũng đáng tiếc!
Khi ngồi trên xe, Thanh nói:
-
Chẳng biết
tại sao làm nổi các pho tượng đụng mây xanh? Các ông ấy đang làm gì?
Cô bạn Việt Nam khác nhóm, ngồi cạnh nói:
-
Các ông đang
hội họp nên có các gương mặt khẩn trương. Không ăn, không ngủ.
Tôi bèn thêm vào:
-
Vây ta phải
nói: “Bàn tán chuyện gì vậy bốn ông?”
Cô cựu học sinh
tôi tiếp:
- Rồi sao nữa thầy?
Tôi tiếp theo:
- “Hay lo vận
nước chịu tang bồng?”
Tôi dùng thì
giờ trên xe, vừa ngắm cảnh vừa hoàn tất bài thơ:
Tôi lại
ghi bài thơ ấy ra vài mảnh giấy, rồi
tặng các bạn trong nhóm Việt Nam.
Xe bây giờ từ
đường 16 chuyển sang I 90 tây. Đến 7:30 tối, xe ngừng tại một tiệm ăn buffet
của người TQ thuộc thành phố Gillette bang Wyoming. Thành phố Chyenne chúng tôi
ngừng lại buổi sáng là phía cực nam của bang này, còn Gillette lại gần phía cực
bắc cách Devil Tower – một quả núi có hình dáng kì dị- khoảng 30 km. Thành phố
này là thành phố khá lớn của bang với gần 30000 dân cư. Theo chương trình,
chúng tôi sẽ nghỉ đêm ở một khách sạn gần đấy.
Mấy bà vào
trong Chinese buffet xem qua tình hình rồi đi ra. Chúng tôi sang quán Mc Donald
cho mấy cháu nhỏ ăn. Nhưng đám người lớn thì sang siêu thị bên cạnh mua trứng,
bắp cải về khách sạn nấu cơm ăn tối, khi mấy cháu ăn xong. Siêu thị Mỹ thì ở
đâu cũng vậy. Kích thước như nhau, khang trang, sạch sẽ. Tuy nhiên, đồ ăn Á
Đông ở đây hơi ít. Mua xong, phái đoàn du lịch vẫn còn đang vật lộn với các món
ăn trong Chinese buffet, nên xe vẫn chưa khởi hành. Chúng tôi ra sân xe, trước siêu
thị và quán ăn chờ khách ăn tối. Như vậy chúng vừa đứng hóng mát vừa có dịp cho
các cháu nhỏ coi pháo bông. Đêm nay, dân Mỹ khắp nơi trên thế giới để làm lễ ăn
mừng ngày độc lập thoát khỏi đế quốc Anh hơn 200 năm trước. Nhiều nơi đã, đang
và sẽ đốt pháo bông. Nơi chúng tôi đứng là một ngọn đồi nên có thể xem pháo
bông tứ phía. Đây dân cư không đông đảo như vùng Los, nên không có một chỗ
chính thức đốt cho dân chúng tham dự. Sự đốt này là do cá nhân hay một tập hợp
nhiều gia đình cùng chia vui. Tuy vậy, khắp nơi chúng tôi đều thấy các ánh lửa
lập lòe bay vút lên không rồi tỏa ra như các bông súp lơ đủ màu, nổi bật lên
bàu trời đen thẫm. Vì vùng ít dân, nên ít đèn điện làm bầu trời về đêm đên hơn
Los. Và nhờ đó hoa pháo nổ ra xem rõ và đẹp hơn.
Tôi nhớ lại
tháng 11 năm 1954, nhà tôi mới rời vùng kháng chiến về Hà Nội. Các em tôi, được
ở lại đây còn tôi quay về lại thôn Tân Phúc- Thanh Hóa để đuổi bày dê về Hà Nội
bán.
Trong dịp lễ
khải hoàn, người Hà Nội, trong ấy có hai em tôi đã được xem pháo bông trên hồ
Hoàn Kiếm. Lúc tôi về đấy, nghe hai em kể lại mà cứ tưởng tượng ra cái đẹp lạ
lùng.
Mãi tới năm
1960, tôi về Sàigòn học băng lớp, nhận dịp lễ quốc khánh 26 tháng 10, Sàigòn
cho đốt pháo bông ở ven sông Saigòn, tôi mới thật sự chứng kiến loại hoa nở đêm
này. Sang đến Mỹ thì ngán xem rồi. Nhất là nhà gần Disney Land thì đem nào cũng
có thể xem.
Về đến khách
sạn, hai bà trong nhóm tôi không những nấu ăn cho đêm ấy mà còn mấu thêm cơm bỏ
vào hộp đứng ăn trưa hôm sau. Trước khi đi, tôi có mang một thùng đựng nước đá,
và nước đá thì khác sạn có sẵn, nên việc bảo quản thức ăn rất tốt. Nếu bạn nào
đi du lịch, nghỉ đêm tại khách sạn, và cần nước đá thì cứ hỏi mấy người tiếp
viên. Họ sẽ chỉ chỗ cho bạn lấy. Nước đá thì free không tốn tiền đâu.
No comments:
Post a Comment