Tiếp theo Hoa Kỳ, năm 1942 hải quân Anh
cũng cho thiết kế lớp 1942 Design Light Fleet Carrier. Loại này có lượng rẽ nước
18000 tấn chở 50 phi cơ.
Một đặc điểm của HKMH là chờ phi cơ tấn
công đối phương, càng nhiều càng tốt.
Nhưng ngược lại nó không có nhiều vũ khí tự vệ. Vì thế HKMH không bao giờ
tự một mình nó tham chiến. Khi đi đâu cũng vậy, quanh nó có một hạm đội bảo vệ.
Fleet of 5 nations
Bốn hàng không mãu hạm của 3 quốc gia
USS John C. Stennis (US), Charles de Gaulle (Fr), USS John F.
Kennedy (US),
helicopter carrier HMS Ocean (UK)—and escort vessels.
Trong thế chiến II, các trận đánh giữa
hai chiến hạm không còn như trước, khi mà hai tàu thấy nhau là nhắm bắn túi bụi.
Lúc này, hai HKMH tấn công nhau khi cách xa vài trăm cây số. và nhiệm vụ tấn
công được giao cho các con đại bàng bọc vải hay kim loại. Rồi các thiết giáp hạm
đã từng được mệnh danh là các pháo đài nổi, không bao giờ chìm thì nay thi nhau
chìm. Vị thế chúa tể biển khơi đã bị thay thế.
Nhật tổn thất quá nhiều HKMH trong trận
Midway tháng 6 năm 1942, và nhất là khi máy bay quay về lại sân đáp thì các
HKMH đã bị đánh chìm làm các phi công phải đáp xuống biển. Nguyên trong trận
này họ đã bị tổn thất 4 HKMH (Kaga, Akagi, Sōryū và Hiryū) và trên 400 phi cơ. Kể
từ ngày đó ván cờ Thái Bình Dương đã đổi chiều. Nhật không còn tấn công, nới rộng
phạm vi kiểm soát nữa, mà bắt đầu co lại để phòng thủ. Với vì kinh nghiệm đau đớn
đó, từ năm 1943 đến 1945 họ đã vội vàng sản xuất một số HKMH nhưng chỉ dùng làm
sân đáp, và bảo vệ các HKMH chính. Một số lớp HKMH này là: Shinano, Shimane,
Yamashio và Kumano. Các lọai này rất nhẹ, với lượng rẽ nước khoảng từ 10000 đến
15000 tấn mà thôi.
Nhưng quá trễ, hạm đội Nhật hầu như bị
bôi khỏi sổ, và các chiến thuyền Mỹ bao vây họ, làm họ phải lo chiến đấu trên
chính nước họ. Rồi tới năm 1945, với hai quả bom nguyên tử thả từ các pháo đài
bay B-29 của Mỹ làm họ phải dương cờ trắng.
Ta hãy xem bảng so sánh một vài lớp HKMH
của Anh- Mỹ- Nhật, ba nước có HKMH trong thế chiến II.
So sánh hàng không mẫu
hạm- thế chiến II
|
|||||||
Lớp
|
Quốc Gia
(Hạ thủy) |
Lượng rẽ
nước (tấn) |
Chiều dài
m |
Vận tốc
nổi km/h |
Hoạt tầm
km |
số tàu
hạ thủy |
số phi cơ được chở
|
Hermers
|
Anh
1917 |
11000
|
183
|
46
|
10400
|
1
|
12
|
Courageous
|
Anh
1929 |
27000
|
224
|
59
|
56
|
2
|
48
|
Hōshō
|
Nhật
1921 |
41300
|
168
|
46
|
16000
|
1
|
15
|
Akagi
|
Nhật
1925 |
41300
|
261
|
58
|
29000
|
1
|
85
|
Zuikaku
|
Nhật
1939 |
32000
|
257.5
|
64
|
6500
|
2
|
80
|
Lexington
|
US
1927 |
43000
|
270
|
61
|
2
|
78
|
|
Independence
|
US
1941 |
37000
|
250
|
61
|
37000
|
3
|
100
|
Midway
|
US
1945 |
45000
|
295
|
61
|
3
|
137
|
Nhìn vào bảng trên, ta thấy Mỹ là nước
non trẻ và làm hàng không mẫu hạm sau hai quốc gia Anh và Nhật. Nhưng nước này
lại sản xuất những HKMH to lớn, chứa nhiều và nhiều nhất. Đây chẳng qua là vì
trận Trân Châu Cảng làm anh chàng khổng lồ thức giấc đúng như lời Đô Đốc Nhật Yamamoto, ngừơi chỉ huy trận này đã nói. Và
cũng từ đấy, Mỹ đã trở thành một siêu cường quân sự.
Đến đây ta hay xem lại tổng quát các chiến
thuyền được phân loại theo kích thước và nhiệm vụ của chúng. Các con số đều được
ghi cực đại và cực tiểu.
(Xin bấm vào hình dưới)
No comments:
Post a Comment