Tuesday, July 8, 2014

Tin từ VOA

Tôi thấy tin này trên báo điện tử của đài VOA, đăng lên đây chúng ta cùng xem:

Thứ Tư, 02/07/2014

Lãnh đo VN kêu gi chun b mi tình hung cho tranh chp Bin Đông

 

Các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam đồng loạt lên tiếng xác quyết cam kết bảo vệ chủ quyền và thúc giục quốc gia chuẩn bị cho mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra trong tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.

Truyền thông nhà nước trích phát biểu của Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam hôm 1/7 nói rằng Việt Nam chủ trương đấu tranh ‘toàn diện’ với tinh thần ‘bình tĩnh’, ‘kiềm chế’, ‘không để xảy ra xung đột’ và ‘không để nội bộ rối ren.’

Tuy nhiên, ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh dù không mong muốn chiến tranh nhưng Việt Nam cũng phải chuẩn bị tất cả mọi phản ứng cho mọi tình huống, kể cả chiến tranh.

Ông Trọng khẳng định vấn đề Biển Đông là rất hệ trọng và nhạy cảm, liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam.

Ông nói Việt Nam không thể chọn nước láng giềng ‘ăn đời ở kiếp’ với mình nên phải tìm cách để sinh sống hòa bình-hữu nghị trên tinh thần giữ được độc lập chủ quyền, nhưng ông thừa nhận rằng đây là việc khó.

Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các ban ngành chuẩn bị những giải pháp ứng phó với các tình huống kinh tế khó khăn giữa lúc tranh chấp Biển Đông liên quan đến giàn khoan Trung Quốc đang leo thang.

Ông Dũng nói giàn khoan Hải Dương 981 đã gây ra nhiều hệ quả tiêu cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam và cảnh báo tình hình sẽ xấu hơn nếu căng thẳng giàn khoan không lắng dịu.

Các tình huống xấu ở đây bao gồm khả năng Trung Quốc sẽ ngưng các hoạt động xuất-nhập khẩu tại các đường biên giới với Việt Nam hoặc tệ hơn là rút các nhà thầu đang thi công các dự án ở Việt Nam về nước. Đây cũng chính là quan ngại mà giới phân tích lâu nay đưa ra khi nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.

Tuy nhiên, tờ Tuổi Trẻ thuật lời Thủ tướng Dũng nói chính sách của Việt Nam là phát triển thành một nền kinh tế độc lập, hợp tác bình đẳng với tất cả các nước trên thế giới, không lệ thuộc vào một nền kinh tế đơn lẻ nào.

Theo tường thuật của Vietnamnet, ông Dũng nói Việt Nam mong muốn hợp tác kinh tế bình thường với Trung Quốc nhưng sẽ có biện pháp chủ động nếu Bắc Kinh không hợp tác.

Cũng hôm thứ ba, Chủ tịch Trương Tấn Sang tuyên bố Việt Nam sẽ không quỳ lụy nước láng giềng phương Bắc dưới bất cứ tình huống nào. Phát biểu của ông Sang do báo Thanh Niên trích thuật được đưa ra trong cuộc giao lưu trực tuyến với lực lượng thực thi luật pháp trên biển.

Chủ tịch nước cũng yêu cầu lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển duy trì áp lực đối với giàn khoan Trung Quốc, tiếp tục tuyên truyền để thuyết phục Bắc Kinh rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Hôm 1/7 đánh dấu lần đầu tiên các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đồng loạt đưa ra những phát biểu công khai, mạnh mẽ ‘đối đầu’ với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

Lãnh đạo VN kêu gọi chuẩn bị mọi tình huống cho tranh chấp Biển Đông

 

 

Nhận định

Trong tất cả các nước va chạm với TQ tại Biển Đông, thì VN ta ở một thế khó xử và nguy hiểm nhất, vì minh vừa có biên giới lục địa lẫn biển khơi. Ngoài ra giữa ta và họ cũng có một lịch sử lâu dài lien hệ nhau. Hơn 1000 năm bị đô hộ, ta đã hoàn toàn thoát khỏi làm cho nhiều người TQ, ít hiểu biết lịch sử, cứ nghĩ VN là 1 phần đất của họ, đã ly khai.

Tôi thấy có nhiều tổ chức chống đối chính quyền VN; cho là họ làm tay sai cho TQ, bán nước cho ngoại bang… Nói thì dễ nhưng làm rất khó. Ta hãy đặt trường hợp chính bản thân mình là một người lãnh đạo quốc gia: Ta sẽ làm gì để bảo toàn lãnh thổ? Ta sẽ làm gì để giữ độc lập đối với cả Mỹ lẫn TQ? Ta phải làm gì để tránh một cuộc chiến tranh, mà dù là ta thắng thì dân ta vẫn thiệt thòi hơn dân họ.
Trong các nước liên hệ với Biển Đông, TQ dễ ăn hiếp nhất là VN vì hiên nay VN không nằm trong khối quân sự nào để hậu thuẫn khi có chiến tranh xảy ra.

Chỉ nguyên vấn đề kinh tế ta thử dặt bài toán đơn giản sau: Dân TQ có 1300 triệu, còn dân ta 100 triệu vậy dân ta bằng 1/13 của họ. Nếu cuộc chiến tốn kém 10000 triệu US$ thì mỗi người dân họ phải đóng 7.7 US$, còn mỗi người dân ta sẽ phải đóng 100 US$. Rồi đến phiên nhân mạng. Cứ môt trận chiến ta thiệt hại 1 họ chết 10, cứ theo con số ấy ta thắng trận. Nhưng khi ta chẳng còn ai để đánh giặc thì họ vẫn còn 300 triệu dân.

Trong tình thế hiện tại, nếu xảy ra một cuộc chiến giữa TQ với các quốc gia Đông Nam Á, thì ta sẽ bị tổn thất nhất. Dựa vào cách điều hành đất nước hiện tại ta có thể nghĩ mình cố tránh một cuộc chiến chừng nào tốt chừng ấy. Bất khả kháng thì sẽ phải chấp nhận một cuộc chiến. Kể từ ngày, ông bà tổng thống Mỹ cùng cô con gái sang VN năm 2000, ta thấy rõ VN muốn theo một con đường trung lập không ngả theo phe nào.

Thật sự mà nói, nếu ta ngả theo hẳn TQ thì sẽ bị các nước Âu Mỹ lánh xa. Còn theo với Mỹ thì TQ sẽ có nhiều cớ gây xích mích, thâm chí tấn công vì sợ một căn cứ quân sự tây phương sát nách họ. Đây là một hiểm họa nữa thêm vào một dãy căn cứ của Mỹ ở Đại Hàn, Nhật, Đài Loan, Guam đã hiện diện từ lâu nay lại thêm Phi Luật Tân, Úc Đại lợi. Trong các căn cứ ấy, nếu VN là một thì căn cứ này nguy hiểm nhất. Sự nguy hiểm này đến từ địa thế của VN với các rừng núi chập trùng, dễ thiết lập các căn cứ hỏa tiễn tấn công cùng nhiều sân bay ngay sát cạnh. Các căn cứ hỏa tiễn trong rừng núi dễ che dấu, dễ tấn công đối phương, để chống các cuộc tấn công của đối phương. Thêm vào đó là nhiều hải cảng quân sự sẵn sàng làm nơi tu bổ, sửa chữa cho hải quân Mỹ. Những bệnh viện VN sẽ là nơi giúp đỡ cho binh sĩ Mỹ bị thưong. Ngoài các yếu tố trên, người Mỹ tương đối hiểu rõ các điều kiện về “Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa” ở đất nứoc này.

Gạt bỏ các chuyện thối nát tham nhũng của các nhân vật cầm đầu quốc gia, vì tôi thấy nhiều bài viết về các vi này nhưng nguồn tin không giám nghĩ là nguồn đáng tin cậy. Tôi chỉ viết lên cách lèo lái đất nước và con bài của chế độ. Nhưng xin nói lại tất cả bài viết này là quan điểm khách quan của tôi mà thôi.

 

Kể từ ngày TQ đệ trình bản đồ lưỡi bò lên LHQ năm 2009, rồi tiếp theo là sự phản đối các các quốc gia liên hệ quanh Biển Đông là VN, Phi Luật Thân, Mã Lai và Brunei, tôi theo dõi sự hoạt động của các nhà lãnh đạo ở VN cùng các nước khác có quan tâm hay sẽ bị ảnh hưởng về việc này và đi đến một sự suy nghĩ sau.

1- Trong số gần 4 triệu đảng viên CS có hai khuynh hướng: một là thân TQ và một là muốn đối đầu thật mạnh với quốc gia khổng lồ bân cạnh này. Tuy nhiên ở hàng lãnh đạo thì thật khó quyết đoán "Ai là kè cầm đầu hai khối này?"

2- Cứ nhìn vào vai trò ta có thể thấy ông Trọng ít nhất trên bình diện thông thường sẽ là kẻ thân cận với TQ vì vai trò tổng bí thư đảng của ông. Ta cũng thấy ông là người hay tiếp xúc với đảng CS của TQ. Ông đã thăm TQ đầu tiên năm 2011, ngay sau khi ông được bầu làm tổng bí thư Đảng CS. Mục đích chẳng ngaòi thắt chặt tình hữu nghị giữa hai nước. Tiếp theo sau ta thấy ông đi tham các nước :

-          Thái 1-2013.

-          Ấn tháng 11-2013

-          Al Lao 4-2014

-          Nga 5-2014.

Các cuộc viếng thăm này làm TQ yên tâm phần nào.

Cũng có thể đây là một lá bài màban lãnh đạo cầm quyền VN muốn chơi với anh hàng xóm mạnh và khó chịu. Căn cứ vào các việc làm và các lời phát biểu thì ông đóng vai bao tay nhung bên ngoài một bàn tay sắt. Cái thế để tránh một cuộc đối đầu trực diện bằng võ khí.
(còn tiếp)

No comments:

Post a Comment