Xe vượt dốc lên
đến đỉnh lại ngừng cho chúng tôi xem cảnh bãi Eo Quắn. Đây là bãi tắm nhỏ nằm
giữa Mũi Nghinh Phong và Hòn Bà. Năm 1955, khi nhà tôi mới vào định cư tại đây,
bố mẹ một lần dắt chúng tôi đến đây tắm biển. Muốn xuống tắm người ta phải đi
xuống một dốc cao độ 20 m. Tuy là có bực thang nhưng lên xuống không mấy dễ
dàng. Nước biển nơi đây rất sạch, trong, sóng cao, còn bãi cát trắng chen giữa
những gộp đá, nên phong cảnh đẹp. Tuy nhiên, tắm xong phải leo lên cái dốc cao
nghệu, nên nhiều người không muốn tắm nơi đây.
Bãi Sau hay
còn gôi là bãi Thùy Dương
Nơi tôi và gia
đình đã vượt biên năm 1981
Bãi Thùy Dương
Chân núi Nhỏ-
Nơi chúng tôi bị gạt
Đường lên dốc Eo Quắn- Mũi Nghinh Phong
Nơi đây được
giử gìn sạch sẽ
Eo
Quắn- Mũi Nghinh Phong
Gia
đình ngắm cảnh
Hòn
Bà
Tượng
Chúa
Mũi Nghinh
Phong là một phẩn đồi của núi nhỏ nhô ra biển làm thành một bán đảo. Nơi đây
gió lộng bốn mùa. Xưa kia, nơi đây có một trại binh của Nhật canh chừng bờ biển
thế chiến thứ hai, nhưng sau đó bị bỏ không sau. Ngày ấy, nếu ai thích thì ra
ngòai mũi ngắm sóng biển sẽ mẩn mê với cái đẹp kỳ lạ của sóng. Tôi và mấy người
bạn trường trung học Vũng Tàu, hay kéo nhau ra đây xem. Lúc ấy, tôi chưa hiểu
gì chỉ thấy sóng biển nơi đây rất cao, sóng đổ trắng xóa bốn mùa, nhất là vào
mùa bấc. Cái hay ở đây là sóng đổ vẫn đứng một chỗ, không tràn về trước như
sóng đổ vào bờ mà ta tắm biển vẫn thấy. Khi
ấy, chúng tôi chỉ thấy các đẹp của vùng biển này, chứ không nghĩ đến cái đe dọa
ghe gớm của nó. Không những tôi, mà còn nhiều họa sĩ, nhiếp ảnh gia hay đến đây
vẽ hay chụp hình sóng. Tôi còn nhớ rõ hoa sĩ Văn Nhân ở Vũng Tàu cũng đã vẽ ít
nhất là một bức tranh về sóng nơi đây.
Mãi sau tháng 8
năm 1976, khi học tập cải tạo về đây, tôi đi đánh cá mới biết được nguyên sóng
đứng này. Lúc đánh cá, tôi cũng đã có nhiều kỉ niệm với sóng gió biển khơi. Lần
lần tôi mới biết đó là giáp nước, tức là nơi hai dòng nước gặp nhau. Một dòng
nước từ sông Lòng Tàu, Rừng Sát chảy ra; một dòng nước thứ hai từ Rừng Sát,
Phước Tỉnh chảy tới. Hai dòng nước gặp nhau nơi đây làm ra hiện tượng sóng
đứng. Người dân ngư phủ Vũng Tàu gọi nó là Giáp Nước.
Tại Cali, trên đoạn đường
lừng danh: Seventeen Mile Drive cũng có giáp nước.
Giáp nướcSeventeen
Mile Drive
Tuy nhiên, có
loại giáp nước trên biển không phải do hai dòng nước tạo ra mà do nước hai bên khác nhau về tỷ trọng nên hai luồng thủy
triểu không hòa với nhau được.Tại tỉnh Skagen, nơi dành cho sự nghỉ mát, cực
bắc Đan Mạch (Denmark) người ta thấy biển chia hai bởi một đường sóng trắng.
Nơi Đây là giao điểm của biển Baltic và Bắc Hải và được gọi là giáp nước. Giáp
nước này sóng không nguy hiểm như giáp nước thứ nhất.
Tôi nghe nói của Thần Phù của Ninh Bình rất nguy hiểm mà
ca dao đã viết:
Ai đi qua cửa Thần Phù,
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.
Cũng
có thể ở của Thần Phù có hai dòng nước như ở Vũng Tàu chăng?
No comments:
Post a Comment