Thursday, December 13, 2012

Vũng Tàu – nơi đầy kỉ niệm.


Tại giáp nước Vũng Tàu, chỉ có thuyền máy mới qua được, còn thuyền chèo muốn qua đây thì phải qua lúc nước thủy triều thấp nhất hay cao nhất. Lúc ấy, nước không chảy lên hay xuống và hiện tượng sóng đứng đổ trắng xóa cũng biến mất. Thời gian sóng biến chỉ kéo dài từ 15 đến 30 phút mà thôi. Nếu qua đây không đúng lúc thì người ngồi trên chiếc thuyền chèo đi câu cá dễ dàng làm mồi cho cá biển thay vì đi câu cá. Một người bạn ngư phủ và tôi cũng đã mấy lần thóat chết ở đây trong đường tơ kẽ tóc, nên chúng tôi gọi nó là Vùng Nước của Tử Thần.

Khi xa ngừng, tôi muốn vào chụp hình sóng bạc đầu vùng biển đã ghi vào tâm khảm tôi những kỉ niệm hãi hùng một thời, nhưng thấy nơi đây toàn là các cơ sở quân sự nên lại thôi.

Trong đoàn tôi đi có cháu Dương ngừơi theo tôi vượt biên năm 1981. Nay cháu quay về đây sinh sống với công ty Du Lịch. Cháu và cô vợ mới cưới thuê phòng cho chúng tôi ở khách sạn Lan Rừng cách mũi Nghinh Phong độ 1 cây số. Khách sạn này rất đẹp, nhưng phải nói các khách sạn quanh đây đều đẹp vì nằm sát biển mà sau là núi đồi. Khách sạn có nhiều từng, lớp trên cao, lớp dưới thấp, và những con đường đi quanh co, uốn khúc qua các gộp đá, thật là duyên dáng.

Trước khách sạn Lan Rừng
 
 
Lan Rừng
 
Bên cạnh khách sạn có một bãi tắm nhỏ cát, đá chen nhau. Tuy nhỏ, nhưng sạch sẽ vì chỉ người trú ngụ tại khách sạn mới có thể tắm nơi đây. Do đó ít người tắm và đều giữ gìn vệ sinh. Nếu ai không thích tắm biển nặm thì có thể tắm hồ nước ngọt, lạnh thường của khách sạn. Người tắm biển cũng lên đây tắm lại trước khi thay quàn áo.

Chiều xuống, ra bờ biển ngồi hóng gió nhìn mây nước buồn tênh với vài thuyền cá lẻ loi, dập dềnh trên sóng nước đã gợi lại cho tôi cái cảnh đánh cá năm xưa.
 


Tôi về Vũng Tàu một mình trong khi vợ và đứa con đầu lòng vẫn ở tại quê Tân Thiềng, Chợ Lách. Khi đi học tập, tôi đã nhớ vợ con vô cùng, này vì tương lai gia đình mà tôi phải về Vũng Tầu, làm rẫy rồi đánh cá. Thật ra tôi phải lăn lưng vào nghề đánh cá là để làm quen với sóng nước, tránh say sóng và tìm hiểu cách đi biển để tổ chức vượt biên sau này, ngoài vấn đề tìm cách nuôi vợ con lúc không được quay về nghề dạy học. Nếu chính quyền Cộng Sản hồi ấy cho phép tôi dạy học nuôi con thì chưa chắc tôi đã vượt biên và chắc sẽ không có câu truyện Hải Thần Thịnh Nộ, một câu truyện mà vài cả trăm người đã được đọc và đều khen ngợi.

No comments:

Post a Comment