Thursday, February 2, 2012

Nam Bắc du kí bài 49

Chiều đến, xe vượt qua cầu sông Lam Giang còn được gọi là sông Cả và chạy qua trạm thâu lưu Bến Thủy, Vinh. Sông Lam Giang là giòng sông làm biên giới của Nghệ An và Hà Tĩnh.

Hồi nhỏ có một thời tôi cũng đã sinh sống sau cuộc toàn quốc kháng chiến tháng 12, 1946. Thị Xã Vinh thủ phủ của tỉnh này và nằm ngay bên sông Lam Giang. Tỉnh có diện 16490 km2 tích lớn thứ 1 của Việt Nam. Trước kia, tỉnh đứng 3 sau Đak Lak và Lai Châu. Riêng về dân số 2 triệu 9 cũng đứng hàng thứ 4 sau Sàigòn, Hà Nội và Thanh Hóa. Tỉnh lỵ là  thành phố Vinh.                 

Du hành Pù Mát, Nghệ An.

Nhớ ghé Hang Thẩm, Nam Đàn, Xao Va.

Cửa Lò, Bến Thủy chẳng xa.

Xuân Hương danh nổi cũng là từ đây.

Một việc lịch sử là giòng họ Hồ của Hồ Quý Ly, xuất phát từ Triết Giang, bên TQ. Chẳng hiểu vì lý do gì,  giòng họ này đã xiêu giạt đến Quỳnh Lưu, Nghệ An. Riêng về thi nhân ai cũng biết một thi sĩ tả một việc mà làm người ta liên tưởng đến việc khác đó là bà Hồ Xuân Hương. Không nói thì ai cũng biết ông Hồ Chí Minh quê hương nơi này. Ông là anh hùng hay một ác nhân thì tùy theo góc cạnh chính trị mà người đó nhìn. Nhưng nói sao thì nói, ông là người Việt Nam nổi tiếng nhất trên thế giới.

Chúng tôi không ghé Vinh, Nghệ An mà thẳng đường tới Thanh Hóa để hẹn gặp nhóm thứ hai trong cuộc du hành ra Bắc.

Ra đến ranh giới Nghệ An, Thanh Hóa thì trời trời sụp tối. Tỉnh này là một tỉnh lớn về diện tích cũng như dân số. Diện tích của tỉnh Thanh Hóa đứng 5 với 11168 km2 và đứng hàng thứ ba về dân số, chỉ thua Sàigòn và Hà Nội với 3 triệu, 500 ngàn dân. Tỉnh lỵ là thành phố Thanh Hóa. Xe chạy qua huyện Nông Cống- quê hương bà Triệu thì chúng tôi chỉ thấy màn đêm mịt mù. Trong thời kháng chiến chống Pháp, anh em chúng tôi cũng đã có dịp về đây, khi bố bị bệnh nằm viện.

Đầu Trung Việt là Thanh Hóa đó.

Sâu Mã sâu, cầu có Hàm Rồng.

Vọng Phu, núi Nấp giữa đồng;

Sông Chu trong vắt bóng lồng trời mây.

Dãy Trường Sơn, nơi đầy khỉ vượn.

Kề một bên Bái Thượng ngăn sông.

Nông giang tưới nước ruộng đồng.

Dân nghèo may mắn được trồng lúa chiêm.

Có Sầm Sơn, còn thêm Bến Én.

Về Tây Đô ta kén anh hùng.

Bà Triệu, Nông Cống lẫy lừng.

Danh lừng Lê Lợi quê vùng Lam Sơn.



Khi nói tới nhân tài và anh hùng tỉnh này thì đếm không xiết. Nói tới Lê Lợi, bà Triệu thì ai cũng biết quê nơi đây, nhưng còn hàng tá nữa. Hồ Quý Ly cũng khôn lớn nơi này, con Hồ Quý Ly là Hồ Nguyên Trừng sinh ra nơi đây. Khi bị thua trận, rồi bị bắt Hồ Nguyên Trừng cùng cha bị giải về Kim Lăng. Hồ Nguyên Trừng là một kỹ sư tài năng. Ông đã chế súng cho quân Minh và sau, được Minh Thành Tổ cho làm chức tương đương với thứ trưởng quốc phòng. Một số tài liệu nói Hồ chế ra súng trường; một số tài liệu khác lại nói ông chế ra súng thần công. Vì vậy, mỗi khi người tàu muốn khai hỏa phải cúng ông tổ Hồ Nguyên Trừng, nếu không súng sẽ bị tịt ngòi. Các chúa Trịnh, Nguyễn cũng như các đại tướng tài năng: Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Dật... thời ấy đa số đều xuất phát tại tỉnh này.

Tám giờ tối, xe vào thành phố. Trước năm 1945, tôi về đây thăm ông bà nội nhiều lần. Thành phố lúc ấy chưa bị tàn phá với chiến thuật tiêu thổ kháng chiến của Việt Minh, nhưng so với bây giờ không thể bằng. Đường phố rộng lớn với các dãy nhà ba đến sáu từng lầu, các khách sạn cao mười mấy từng, đèn đuốc sáng chưng. Độ nửa giờ sau, nhóm chúng tôi gặp nhóm Cẩm Dung tại một khách sạn ngừng tại một khách sạn, theo đúng dự định.

No comments:

Post a Comment