Wednesday, February 22, 2012

Súng thế kỷ 13 Tiếp theo


Trong quyển ĐVTNM tôi đã viết: “Trong quyển “Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400”, trang33, Stephen Turnbull có ghi lại đoạn mà sử gia Javaini đã viết và được dịch sang tiếng Anh: Quân Mông tăng cường oanh tạc thành phố và đá bay vào như mưa rào. Đội pháo bảo vệ trở nên hoang mang cực độ, lớp thì bị nghiền lớp thì bị nghiền nát [The northern army (Mongol) intensified the bombardment of the city and stones flew like rain showers. The crews (of the city’s own artillery) were put in terrible confusion and were partly crushed, partly pounded.]

Nhưng quân Kim cũng chống trả kịch liệt với bom sắt. Bài trên viết tiếp: “Các cục nặng của thành mà người ta gọi là Lôi Động Thiên Cung trả lời. Bất kì nơi nào của lính Mông mà bom bắn trúng, lửa bộc phát đốt người cháy như than.” [The heavy pieces in the city- they were called Heaven shaking thunder replied. Wherever the northern army was hit fires started that burned many people to cinders]”



Súng phóng đá của Nam Tống, Hình lấy từ “Cambridge Illustrated History of China” của Patricia Buckley Ebrey.


Trận đánh Nhật Bản cũng ghi tương tự và có hình vẽ.

 “Ngoài cách đánh đội hình với mưa tên, Mông Cổ cũng còn dùng cả bom phóng ra từ các súng phóng (catapult). Theo Stephen Turnbull đã viết thì một họa sĩ Nhật tên Takezaki Suenaga đã vẽ lại cảnh Mông Cổ có loại súng này, tuy nhiên sách không có hình vẽ[1]. Họa sĩ Takezaki Suenaga vẽ cảnh này sau khi Mông Cổ xâm lăng vài chục năm. Ông Stephen Turnbull cũng viết lại một người chứng kiến tả lại cảnh một những bom được ném ra như sau: Những trái bom sắt cực mạnh được ném ra và lăn xuống đồi như các bánh xe, ầm ầm như sấm động, nhìn giống như các ánh sét (These mighty iron bom were flung and rolled down the hills like cartwheels, sound like thunder and looked like bolts of lightning.)


Hình đánh nhau ở Nhật với trái bom phát nổ.



Lúc tấn công Tương Dương, Mông Cổ lại chế ra các Trebutchet.

"Mông Cổ lại phải tìm cách khống chế. Các kĩ sư gốc Á Rập được quy tụ về Krakorum chế tạo vũ khí mới. Sau một thời gian họ làm ra một loại súng bắn đá hay bom mới (trebuchet -Hồi pháo). Chính Hốt Tất Liệt đã đến chứng kiến các cuộc kiểm tra và thử loại súng này. Các tài liệu sử vẫn không nói rõ ràng súng được thiết kế như thế nào, nhưng theo một tài liệu đã viết lại 30 năm sau, mà tác giả Stephen Turnbull ghi lại ở trang 63, quyển Genghis Khan & the Mongol Conquest đoạn sau: Khi xạ thủ muốn ném một vật ra xa hơn thì họ thêm vật nặng vào phần trọng đối và rời cần ra xa hơn. Khi muốn ném đến gần thì họ rời cần vào gần điểm tựa  hơn. (When [the artillerist] wanted to hurl them to a greater range, they added weight to counterpoise and set it further back; when they needed only a shorter distance, they set it forwads, nearer [the fulcrum])

Chúng tôi dùng các tài liệu thu lượm khắp nơi từ sách vở đến các trang website thiết kế lại một trebuchet (Hồi pháo) đơn giản dưới đây:

Thiết kế này chỉ chú trọng tới nguyên tắc phóng đá mà thôi.

Theo các tài liệu về trebuchet (Hồi pháo) thì muốn phóng một vật đi xa khoảng 100 mét thì đối trọng phải nặng gấp 100 lần vật phóng. Như vậy muốn phóng vật nặng 100 kg vào thành các xa nơi đặt súng 100 mét thì đối trọng phải nặng tới 10000 kg. Theo thiết kế nguyên thủy  của trebuchet (Hồi pháo), thì phần đối trọng là một cục đá hay kim loại.

Hình một trebuchet (Hồi pháo) nhìn từ trước tới
(thiết kế trên solidworks)


Hình một trebuchet (Hồi pháo) nhìn từ  sau tới
(thiết kế trên solidworks)
Các giai đoạn để phóng đá:













Kết quả Tương Dương thất thủ bởi súng này, sau 5 năm kháng cự.
Từ những dẫn chứng trên thì súng quả thật không nòng.
Đến thế kỷ 14 thì người ta mới làm ra súng có nòng và thế kỷ 15 khi mà Hồ Nguyên Trừng làm thì tôi nghĩ súng này khác với súng thời thế kỷ 13 của MC, TQ hay Kim.
Trên blog của tôi, tôi sẽ đăng một số hình súng của thế kỉ 14 và 15.
Tôi mong quý vị nào tìm ra hình ảnh súng của Nhà Minh thì mới sác định được chính xác.
Các súng thế kỉ 14



Các súng thế kỉ 15:






[1] Có thể là hình vẽ mà tôi down load từ internet trang trước.
Các giai đoạn đểphóng đá:

No comments:

Post a Comment