Khi qua Đông Triều, xe chạy vào phần đất thuộc huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương. Tỉnh Hải Dương có diện tích 1661 km2, đứng hàng thứ 52; dân số 1 triệu 700 ngàn đứng hàng thứ 11. Tỉnh này nhỏ nhưng lịch sử thì lớn. Nơi đây có nhiều câu chuyện liên quan đến lịch sử.
Đầu đời Trần, Trần Liễu chống lại Trần Thủ độ vì các việc trái luân thường đạo lý. Sau khi thất bại cũng phải hàng phục và được phong làm An Sinh vương ở Kinh Môn của tỉnh Hải Dương.
Trần Khánh Dư có công đánh giặc, được vua Trần Thánh Tông lập làm Thiên tử nghĩa nam (con nuôi của vua). Sau Trần Khánh Dư thông dâm với công chúa Thiên Thụy là vợ Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Trong phiên tòa xử tội ông, vua Trần Thánh Tông đã phạt tội đánh đến chết, nhưng vì quá yêu người con nuôi này, nên vua Thánh Tông lại ngầm hạ lệnh cho lính đánh chúc đầu gông xuống, nhờ thế mà qua 100 gậy Trần Khánh Dư vẫn sống, và theo luật thời đó qua 100 gậy mà không chết nghĩa là trời tha, nhờ vậy mà ông đã được miễn tội chết. Sau đó, ông bị phế truất binh quyền, tịch thu gia sản phải trở về Chí Linh làm nghề bán than. Ông còn là một thi văn nhân viết tựa quyển binh thư Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Ông đã làm thơ than thân khi bán than với hai câu đựơc dịch như sau:
“Sợ mình lem luốc toan nghề khác.
Chỉ sợ đời sau lắm khẻ bàn.”
Khi quân Mông Cổ xua quân xâm chiếm nước ta, vua Trần Nhân Tông vời ông ra giúp nước. Ông được trao nhiệm vụ chặn đừơng lương do Trương Văn Hổ cầm đầu. Đoàn thuyền lương này phát xuất từ Quảng Châu. Thoát Hoan sợ đoàn thuyền bị phục kích, nên sai Ô Mã Nhi đi tìm. Ô Mã Nhi đến Vân Đồn thì Trần Khánh Dư đem quân chặn đánh, nhưng bị đánh bại. Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và Vua Trần Nhân Tông đòi đem ông về sử tội. Trần Khánh Dư biết Ô Mã Nhi sẽ kinh thường nên xin hoãn lấy công chuộc tội. Quả vậy, Ô Mã Nhi phá được quân ta ra biển gặp Trương Văn Hổ, nên quay về. Trần Khánh Dư gom góp thuyền bè quân đội phục kích. Khi thấy Ô Mã Nhi đi qua, ông cho quân nằm im. Ô Mã Nhi nghĩ quân ta không còn sức kháng cự, nên cứ thẳng đường về Thăng Long. Lúc Trưong Văn Hổ đem thuyền lương cồng kềnh đi qua, ông cho quân tấn công, đánh tan đoàn lương này.
Nhà Trần gốc gác từ Nam Định, nhưng Hưng Đạo Vương sinh ra ở tỉnh này. Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn (陳國峻), là con trai của An Sinh vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, sinh ra tại Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nguyên quán ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Năm sinh của ông không rõ ràng, có nhiều tài liệu ghi năm khác nhau, nhưng nói chung thì cho là vào khoảng trước hay sau năm 1230 độ 2 năm.
Trần Liễu có mối thù nhà như tôi đã viết trên, nên trước khi lâm chung đã dặn con phải trả thù. Không những ông không nghe lời cha là trả thù nhà, mà còn hết sức bảo vệ quốc gia, dù là khi nắm hết binh quyền trong tay. Cả ba lần Mông Cổ xâm lược nước ta, ông đều làm tướng chống quân thù. Cuộc xâm lăng lần thứ nhất năm 1258, ông làm tướng tiên phong, chặn giặc trên sông Thao. Hai lần sau, 1285 và 1287 ông làm Tiết Chế, tức là tổng chỉ huy quân đội. Cả hai lần sau với một đạo quân khổng lồ, Mông Cổ cũng đành cam chịu thất bại dứơi tài chỉ huy của ngài và sự anh dũng của dân tộc ta.
Đời vua Trần Minh Tông, triều đình xuy sụp, nịnh thần lộng hành. Chu Văn An làm bài Thất Trảm Sớ, dâng vua xin chém đầu bảy nịnh thần. Vua không nghe. Ông buồn xin cáo lão về hưu. Ông chọn đất Chí Linh làm nhà dạy học. Ven quốc lộ 18 có một cổng vào đền thờ vị trung thần thanh liêm này.
Sau này, Nguyễn Trãi gốc là làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương nhưng sinh ra ở Thăng Long.
Nổi tiếng Hải Dương với Phụng Hoàng.
Nơi này đã có hội Bình Than.
Đồng Tâm ra sức phòng xâm lược.
Nhất trí gắng công giữ nước Nam.
Danh sĩ thất thời về dạy học.
Anh hùng mạt lộ bán hàng Than.
“Sợ mình lem luốc toan nghề khác.
Chỉ sợ đời sau lắm khẻ bàn.”
VHKT
No comments:
Post a Comment