Ngoài họ Trần, tỉnh còn có nhân vật lịch sử khác cũng đã từng gây sóng gió trên mảnh đất hình cong chữ S này.
Họ Mạc gốc từ tỉnh này và là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi vua Mạc Thái Tổ - Đăng Dung lên ngôi tháng 6 năm 1527 sau khi giành được quyền lực từ tay vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê. Triều đại này bị chấm dứt khi vua Mạc Mậu Hợp, bị quân đội của vua Lê, chúa Trịnh dưới sự chỉ huy của Trịnh Tùng đánh bại vào cuối năm 1592. Tổng cộng nhà Mạc làm mưa gió từ Ninh Bình trở ra gần 66 năm. Tuy nhiên con cháu họ Mạc chạy lên Cao Bằng tiếp tục chống lại nhà Lê. Cuối cùng phải chạy sang Nam TQ. Một trong những tướng cuối cùng của họ Mạc tên là Mạc Ngọc Liễn đã làm một việc phi thường. Khi ông này thấy tình thế suy vong mà ông bệnh nặng. Trước khi chết ông để bức thư lại cho Mạc Kính Cung, lúc ấy đang nắm nhà tàn Mạc. Trong thư ông viết một câu lịch sử: “ Nay nhà Lê nổi lên được, đó là việc trời định, dân có tội gì mà khổ mãi vì chiến tranh? Nên đành phận mình ở nước ngoài còn hơn là ganh nhau lại rước người Tàu sang hại cho dân nước.” (Trích nguyên văn từ Việt Sử Toàn Thư của Phạm Văn Sơn trang 457- nhà xuất bản Đại Nam). Đây thật là một câu nói giá trị, biểu hiệu lên lòng yêu nước, yêu dân chân thật. Câu nói đáng làm bài học dạy đời cho dân ta vậy.
Qua Hải Dương thì quốc lộ 18 vượt cầu sông Thương, biên giới cuả tỉnh này và tỉnh Bắc Ninh. Để chuẩn bị cuộc kháng Mông có kết quả tốt, hai vua Trần đã cho mở hội nghị ở Bình Than, chỗ sông Đuống nối với sông Thái Bình (biên giới Bắc Ninh, Hải Dương). Đó là khúc chúng tôi vừa qua. Một đoạn đường 18 chạy gần sông Đuống, con sông mà Ô Mã Nhi đã đưa hạm đội MC từ sông Hồng vào để ra cửa Bạch Đằng.
Tỉnh Bắc Ninh có diện tích nhỏ đứng thứ 61 trên 63 đơn vị hành chánh của Việt Nam với gần 800 km2 và với dân số ít ỏi đứng thứ 38 chỉ độ trên 1 triệu dân. Nguyên là trấn Kinh Bắc thời vua Gia Long, được đổi thành trấn Bắc Ninh năm 1822. Địa bàn tỉnh Bắc Ninh khi ấy bao trùm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, một phần các tỉnh Hưng Yên, Lạng Sơn và thành phố Hà Nội ngày nay. Đến năm 1831, vua Minh Mạng thành lập Bắc Ninh là một trong 13 tỉnh được đầu tiên ở Bắc Kỳ.
Tỉnh này và tỉnh Bắc Giang có con sông Cầu làm đường ranh thiên nhiên. Khúc sông Cẩu ở đây còn có tên là sông Như Nguyệt, một tên đã gắn liền với lịch sử. Năm 1075, nhà Tống dưới sự điều khiển của tể tướng Vương An Thạch chủ trương thôn tính Giao Chỉ, lấy lại đất mà họ cho là thuộc về TQ. Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đem quân sang đánh Khâm Châu và Liêm Châu phá vỡ các kho dự trữ của Tống, phá vỡ âm mưu xâm lược Đại Việt. Năm 1076, nhà Tống sai tuyên phủ sứ Quảng Nam là Quách Quỳ làm chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân 9 tướng, hẹn với Chiêm Thành và Chân Lạp sang đánh Đại Việt trả thù, nhưng quân Chiêm Thành và Chân Lạp không đến. Quân Tống viễn chinh lên đến 10 vạn quân, một vạn ngựa và hai mươi vạn dân phu, khí thế rất mạnh mẽ, nhất là kỵ binh Tống, nhưng quân Tống muốn phát huy kị binh thì phải làm sao qua khỏi vùng hiểm trở, tới chỗ bằng, thì ngựa mới tung hoành được.
Lý Thường Kiệt, làm chiến lũy trên sông Như Nguyệt chặn Tống. Hai bên giằng co bất phân thắng bại. Theo Việt Sử Toàn thư của Phạm Văn Sơn và theo nghiên cứu của ông Lê Mạnh Thát: trong bài Pháp Thuận và bài thơ thần nước Nam sông núi chép bài thơ ấy liên hệ với Lý Thường Kiệt. Trong cuộc chiến tranh 1076 với Tống, sợ đánh lâu binh sĩ nản lòng Lý Thường Kiệt cho một người giả làm thần, nửa đêm ngâm mấy câu thơ:
南國山河 [1]
南 國 山 河 南 帝 居
截 然 定 分 在 天 書
如 何 逆 虜 來 侵 犯
汝 等 行 看 取 敗 虛
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà, nam đế cư.
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Phương nam, sông núi của vua nam.
Trời đã ghi vô sách rõ ràng.
Vì cớ làm sao mà giám phạm?
Để coi trời diệt, chẳng dung gian.
VHKT
Quả nhiên, binh sĩ tinh thần phấn khởi, trong khi quân Tống lo sợ. Một thời gian sau, ông cho binh sĩ đột nhiên nửa đêm tấn công quân Tống. Quân Tống mừơi phần chết, đến năm sáu. Sau đó, hai bên kí hòa ước và quân Tống phải rút binh khỏi nước ta.
No comments:
Post a Comment