Tôi không thể quên những ngày đầu tiên về Hà Nội.
Ngaỳ 30 tháng 10 năm 1954, bộ đội Việt Nam tiến vào thủ đô. Cuối tháng 11 nhà tôi về Hà Nội, còn mình tôi ở Nam Định và quay lại Tân Phúc đuổi bẩy dê ra Hà Nội như đã viết trong các bài Nam Bắc du kí bài 60…70.
Cuối cùng chuyện đường dài 200 km cho xe chạy, và phải khoảng 400 hay 500 km cho tôi vừa đi vùa chặn lại duổi theo dê lạc bày, chúng tôi đã về đến Nam Định. Tại đây bày dê được đưa lên tâù thủy Hùng Vương, theo sông Hồng về Hà Nội, còn bố lại đèo tôi đi về đây trước đón bày dê.
Sáng tinh mơ, hôm ấy bồ đèo tôi theo con đường nhựa pha đất từ Nam Định, qua Phủ Lý và về Hài Hội.
Xế trưa hôm ấy, bố tôi dừng xe vào một quán ven đường để ăn trưa. Nơi dây các quá xá vẫn là các mái tranh mới tinh. Vậy là nới mới phát triển sau cuộc chiến. Tuy là quán tranh, bàn ghế bằng tre đan nhưng không xập xệ lắm vì bàn ghế cũng còn mới. Duy có một điều, đường phố bụi đất bay mịt mù khi có một chiếc xe hơi chạy qua. Rất may là lúc ấy xe hơi không có mấy nên cảnh này ít xẩy ra.
Tôi hỏi:
- Ba ơi, đây là đâu vậy?
- Phủ Lý con à.
Hai bố ăn ănh xong lại lên đường. Vì ngồi trên cái giá sắt lâu nên mông tôi tê chồn, hai bắp vế thì mỏi nhừ. Nên lúc bố lên xe ngồi thì tôi còn vất vả dơ chân lên giá. Bỗng nhiên, bố đạp xe một mạch làm tôi chẳng chuẩn bị kịp, đành dương mắt nhìn.
Tôi gọi:
- Ba! Ba!
Nhưng gió ngược là ông không nghe.
Tôi đành ôm cái túi quần áo, lủi thủi bước theo hướng bố.
Một lúc sau ông đã khuất hẳn sau các hàng cây ven đường. Lòng tôi lo lắng quá. Nếu đây là giữa rừng Tân Phúc tôi không sợ, nhưng dây xứ lạ quê người, biết đâu là nhà tôi ở Hà Nội. Tôi nghĩ tới mẹ và hai em, chắc là hết gặp mặt. Hai giọt nước mắt lăn xuống má. Tôi dơ tay quẹt.
Ngay lúc ấy, tôi thấy bố quay lại.
Ông nhìn và có lẽ ông hiểu tâm trạng nên đưa tay xoa đầu tôi.
Khi ánh mặt trời đã tắt, hai bố con tôi còn ở trên con đường nhựa dẫn về thủ đô. Con đường này tương đối tốt và tạm đủ cho hai xe lưu thông. Đây chính là quốc lộ I, không bị tàn phá trong chiến tranh.
Chợt bố tôi nói:
- Hiệp, con nhìn vế phía trước kìa. Coi có đẹp không?
Tôi lách người sang bên hông của ông và nhìn về phía trước mặt. Trước mặt, tôi thấy một vầng sáng hực hắt từ đất lên trời, cảnh thật lạ và đẹp.
Tôi hỏi:
- Cái gì vậy ba?
- Đèn điện của thủ đô Hà Nội làm bầu trời sáng hực lên đó.
Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi có thể nhìn thấy thủ đô của đất nước mà từ trước đến lúc ấy, tôi chỉ có thể nghe kể chuyện hay qua các bài hát: "Ai về thủ đô, cho tôi gửi vài lời. Tây hồ mờ xa là nhà tôi đó...…"
Đến khoảng 10 giờ rưỡi đêm, chúng tôi vào đến địa phận Hà Nội. Tôi trố mắt nhìn các tòa nhà gạch ba, bốn tầng, những toa xe điện, vài chiếc xe hơi tân kỳ (đối với tôi lúc ấy) lưu thông trên các đường phố vắng vẻ về đêm. Một lúc sau, tôi thấy một cái hồ lung linh phản chiếu ánh đèn điện của các căn nhà ven hồ trông thật đẹp.
Tôi hỏi:
- Hồ gì vậy ba?
- Hồ Thiên Quán đó con. Mình cũng về gần đến nhà rồi.
Vài phút sau hai bố con tôi ngừng lại.
Ông chỉ vào cổng ngôi nhà ở ngã tư nói:
- Con lại xem kia có phải là số 57 không?
Tôi chạy lại xem thì thấy bảng số sơn đã bị trầy nên con số 3 hay 5 không rõ ràng.
Tôi chạy ra nói:
- Con thấy không chắc là 37 hay 57.
Ông bảo:
- Thôi lên xe, ba chở tới nơi khác.
Đến ngã tư kế ông bảo tôi vào xem ngôi nhà cũng ỡ vị trí tương tự. à con số bây giờ thì hoàn toàn khác hẳn.
Ông nói:
- Vậy nhà đó chính là 57 đó con.
Hai bố con đến lại ngôi nhà ấy nhấn chuông. Lúc ấy đã 11 giờ đêm tất cả cửa nhà trên phố đã tắt đèn đi ngủ kể cả ngôi nhà tôi nhấn chuông.
Tôi nhìn bảng chỉ đường và biết đấy là nhà số 57 Trần Xuân Soạn. Sau khi gõ cửa, tôi có dịp đứng quan sát khu phố của nhà tôi. Đó là một khu trung bình, hai bên đường toàn là cây sấu, đường phố vắng hoe, ánh đèn đường chiếu xuống làm tôi có thể nhận ra một thằng bé cỡ tôi, quần áo lù xù vừa đi vừa rao: "Phàn xôi phá xa"[1]. Tiếng rao của nó vang vọng trong đêm lạnh, trên phố vắng tanh khiến cho tôi thấy sự lẻ loi cô độc của hắn. Sự kiện ấy càng làm tôi cảm thấy thật là hạnh phúc khi gặp lại mẹ tôi và các em tôi.
No comments:
Post a Comment