Nhân dịp kỷ niệm 40 năm trận Hoàng Sa. Tôi sin đăng một số bài liên quan đến Hoàng Sa.
Tin từ VOA hôm qua 13.01.2014
Xin bà con cô bác đọc bài này, nhấn vào hàng chư xanh đậm và ký tên.
Kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa 1974
Kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa 1974, hàng ngàn
người Việt trong và ngoài nước ký tên vào thỉnh nguyện thư gửi Liên hiệp quốc khẳng định chủ quyền của
Việt Nam tại Hoàng Sa và tố cáo Trung Quốc đánh chiếm quần đảo này trái phép.
Bức thư vừa phổ biến trên trang Quỹ Nghiên cứu Biển Đông qncbđworpress.cọm trình bày cụ thể các dẫn chứng lịch sử, kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ luật quốc tế bằng cách đưa tranh chấp ra Toà án Quốc tế phân định.
Những người ký tên trong thư chất vấn rằng nếu Trung Quốc có đủ bằng chứng về chủ quyền Hoàng Sa như những lời tuyên bố của Bắc Kinh lâu nay thì không có lý do gì khiến Trung Quốc luôn phản đối hoặc cản trở đưa vụ việc ra giải quyết minh bạch, công bằng tại một toà án quốc tế.
Thư lên án ‘hành động quân sự của Trung Quốc năm 1974 xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa rõ ràng đã vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng những biện pháp hoà bình
Thư nói ngày 191/ năm nay cũng cơ hội để thế giới nhìn lại trận hải chiến Hoàng Sa cách đây 4 thập niên và là dịp để Trung Quốc ‘có thể sửa chữa sai lầm của mình trong quá khư'.
Một người ký tên trong thỉnh nguyện thư, blogger Lê Anh Hùng, nói bức thư dù không mang tính chính phủ hay tổ chức nào, nhưng giá trị của nó là những tiếng nói thổn thức của người dân Việt Nam trong và ngoài nước:
"Đây là hành động theo kênh dân sự. Điều này một là thể hiện tinh thần trách nhiệm của người dân Việt Nam trong và ngoài nước, hai là qua đó để đánh động chính phủ Việt Nam buộc họ phải hành xử theo cách mà chính phủ Philippines đang làm với Trung Quốc."
Anh Hùng nói dù bức thư có mang lại hiệu quả mong đợi hay không, điều quan trọng đối với anh là:
"Dù có hay không đây cũng là một bước tiến quan trọng và đáng khích lệ trong công cuộc đấu tranh đòi lại chủ quyền Hoàng Sa từ tay Trung Quốc."
Thư được gửi đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Ban Pháp quyền Liên Hợp Quốc, Uỷ ban Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế và Toà án Công lý Quốc tế.
Thời hạn chót thu thập chữ ký là đến 191/, ngày kỷ niệm đúng 4 thập niên trận hải chiến Hoàng Sa giữa hải quân Việt Nam Cộng hoà với hải quân Trung Quốc dẫn tới việc Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát toàn bộ Hoàng Sa.
Tính đến tối ngày 13/1 đã có hơn 3.500 người Việt trên khắp thế giới ký vào thỉnh nguyện thư trên mạng, trong số này có Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu.
Bức thư vừa phổ biến trên trang Quỹ Nghiên cứu Biển Đông qncbđworpress.cọm trình bày cụ thể các dẫn chứng lịch sử, kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ luật quốc tế bằng cách đưa tranh chấp ra Toà án Quốc tế phân định.
Những người ký tên trong thư chất vấn rằng nếu Trung Quốc có đủ bằng chứng về chủ quyền Hoàng Sa như những lời tuyên bố của Bắc Kinh lâu nay thì không có lý do gì khiến Trung Quốc luôn phản đối hoặc cản trở đưa vụ việc ra giải quyết minh bạch, công bằng tại một toà án quốc tế.
Thư lên án ‘hành động quân sự của Trung Quốc năm 1974 xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa rõ ràng đã vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng những biện pháp hoà bình
Thư nói ngày 191/ năm nay cũng cơ hội để thế giới nhìn lại trận hải chiến Hoàng Sa cách đây 4 thập niên và là dịp để Trung Quốc ‘có thể sửa chữa sai lầm của mình trong quá khư'.
Một người ký tên trong thỉnh nguyện thư, blogger Lê Anh Hùng, nói bức thư dù không mang tính chính phủ hay tổ chức nào, nhưng giá trị của nó là những tiếng nói thổn thức của người dân Việt Nam trong và ngoài nước:
"Đây là hành động theo kênh dân sự. Điều này một là thể hiện tinh thần trách nhiệm của người dân Việt Nam trong và ngoài nước, hai là qua đó để đánh động chính phủ Việt Nam buộc họ phải hành xử theo cách mà chính phủ Philippines đang làm với Trung Quốc."
Anh Hùng nói dù bức thư có mang lại hiệu quả mong đợi hay không, điều quan trọng đối với anh là:
"Dù có hay không đây cũng là một bước tiến quan trọng và đáng khích lệ trong công cuộc đấu tranh đòi lại chủ quyền Hoàng Sa từ tay Trung Quốc."
Thư được gửi đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Ban Pháp quyền Liên Hợp Quốc, Uỷ ban Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế và Toà án Công lý Quốc tế.
Thời hạn chót thu thập chữ ký là đến 191/, ngày kỷ niệm đúng 4 thập niên trận hải chiến Hoàng Sa giữa hải quân Việt Nam Cộng hoà với hải quân Trung Quốc dẫn tới việc Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát toàn bộ Hoàng Sa.
Tính đến tối ngày 13/1 đã có hơn 3.500 người Việt trên khắp thế giới ký vào thỉnh nguyện thư trên mạng, trong số này có Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu.
Hướng dẫn:
Xin các bạn bấm vào một trong 2 hàng chữ màu xanh bên cạnh:
thỉnh nguyện thư gửi Liên hiệp quốc hay thỉnh nguyện thư’. Trong bài của VOA bên
trên.
Màn ảnh sẽ có hiện ra khung dưới đây: với tựa đề:
Ký tên Thư gởi Liên Hợp
Quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa
Các bạn bấm vào các ô trống dưới các mục và điền vào đó.
·
Điền tên, họ vào ô thứ nhất Họ và tên người ký.
·
Điền nghề nghiệp.
·
Thành phố cư ngụ.
·
Quốc gia cư ngụ.
·
Cuối màn ảnh có khung màu xám với chữ : Submit. Các bạn bấm
vào chữ ấy là xong.
Cám
ơn anh. Chúc các anh chị em và gia đình vạn sự như ý.
VHKT
Ký tên Thư gởi Liên Hợp
Quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa
Thư khẳng định chủ quyền của Việt
Nam và việc Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa tháng Giêng năm 1974,
kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp và đưa tranh chấp Hoàng Sa ra Tòa án
Công lý Quốc tế.
Người nhận thư: Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Ban Pháp quyền Liên Hợp Quốc, Ủy ban Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế, Tòa án Công lý Quốc tế.
Xem bản tiếng Việt:
Người nhận thư: Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Ban Pháp quyền Liên Hợp Quốc, Ủy ban Giải trừ quân bị và An ninh Quốc tế, Tòa án Công lý Quốc tế.
Xem bản tiếng Việt:
http://qncbd.wordpress.com/2014/01/11/thu-goi-lien-hop-quoc-nhan-40-nam-trung-quoc-xam-chiem-hoang-sa/
https://docs.google.com/document/d/1RuHvkI3sIFxgMmZrCn8EMIGiR8z0mad4_s5wmKgT7y0/edit?pli=1
https://docs.google.com/document/d/1RuHvkI3sIFxgMmZrCn8EMIGiR8z0mad4_s5wmKgT7y0/edit?pli=1
* Required
Tác giả: Quỹ Nghiên cứu
Biển Đông - Biển Đông tại Pháp
Authors:
South East Asia Sea Research Foundation - Biển Đông tại Pháp The Letter
reiterates the sovereignty of Vietnam and the military intervention of China in
January 1974, urges China to comply with international law and to accept the
submission of the dispute to the International Court of Justice. Recipients: UN
General Secretary, Law Unit of the United Nations, Disarmament and
International Security Committee, International Court of Justice. Read the
letter: http://qncbd.wordpress.com/2014/01/11/1530/ https://docs.google.com/document/d/1w_zDa-vIUOFyo9DhCt4Qet9sk77fWnyUnKZ56S8tU5U/edit?pli=1
Họ và Tên
người ký (Full Name of Signatory)*
This is
a required question
Nghề nghiệp
(Career)
This is
a required question
Thành phố
cư ngụ (City)*
This is
a required question
Quốc gia
cư ngụ (Country)*
Submit
Hôm qua, tôi gửibản tin trên thì một cựu học sinh Chơ Lách/
Tống Phước Hiệp (65-72) gủi bài cám ơn và phát phiểu sau:
“Cám
ơn thầy về thông tin này. Tại VN các trang web của chính phủ cũng lên tiếng nhiều,
chính phủ đã thừa nhận những chiến sĩ VNCH chết trong trận Hòang sa 1974 là những
anh hùng , liệt sĩ. Những thông báo của chính quyền trước là hợp pháp. Trong nước
và ngòai nước đều đồng lòng thì hy vọng sớm muộn Hòang Sa sẽ trở về với Việt
nam.”
Lương
Minh.
Quan
niệm riêng tôi, và có thể cả triệu người khác thì: người Việt Nam dù ở đâu cũng
phải tri ân các chiến sĩ trong quân đội VNCH hay VNDCCH đã hy sinh xương máu
trong các trận đánh bảo vệ đất nước, chống phương Bắc xâm lược như các trận:
Hoàng Sa 1974, biên giới 1979 hay Trường Sa 1988.
Chính
quyến VN nên lập một đài chiến sĩ trận vong đặc biệt cho các vị anh hùng ấy, và
người Việt hải ngoại khi làm lễ vinh danh các chiến sĩ bảo vệ đất nước cũng phải
tri ân các chiến sĩ đã ra đi tại biên giới cũng như ở Trường Sa.
Một
vấn đề quan trọng là làm sao đoàn kết được tất cả mọi người trong và ngoài nước
cùng hướng mũi dùi chống TQ thay vì chống nhau.
Một
ý nhỏ là Chính Quyền Việt Nam hiện tại phải tỏ ra có sự nới lỏng dân chủ và
tránh không bài kích chế độ VNCH. Ngược lại, các đảng phái, đoàn thể ở ngoại quốc
cũng đừng tuyên truyền lật đổ chính phủ hiện thời. Nếu chúng ta cứ khăng khăng
đòi lật đổ họ thì chắc chắn họ phải siết chặt tự do lại, bắt bớ các người muốn
cải cách xã hội. Đó chẳng qua là nguyên tắc phản hồi của lực học mà thôi. Ta
càng đánh mạnh thì sự phản hồi càng lớn. Đây là giai đoạn đầu của sự thống nhất
dân Việt.
Chiến
tranh đã chấm dứt gần 40 năm rồi, và cả hai chế độ cai trị ở cả hai miền Nam, Bắc
đều có lỗi lầm với nhân dân. Bây giờ ta nên quyên cái quá khứ đi. Tại sao chúng
ta cứ ôm cái hận thù của anh em một nhà mà quên mất kẻ thù quan trọng và nguy
hiểm trước mặt?
Cầu
xin năm mới đem lại tốt đẹp cho quê hương đất Việt.
Dưới đây là bài viết của một cựu sĩ quan VNCH về một lần
hành quân ra Hoàng Sa. Xin mời các bạn cùng xem.
Thủy
Quân Lục Chiến VNCH
bắt
sống quân Trung Cộng tại Hoàng Sa năm 1959
Hầu hết chúng ta chỉ
biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân
VNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã
có một trận đánh giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng ở Hoàng
Sa. Nói cho chính xác hơn là sau khi thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng ký công hàm
dâng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Cộng thì Trung Cộng đã đem dân quân đến
thiết lập cơ sở tại đây, nhưng chúng đã bị TQLC/VNCH đánh đuổi và bắt sống.
Người chỉ huy trực tiếp cuộc hành quân này là Trung Úy Cổ Tấn Tinh Châu,
ĐĐT/ĐĐ.3/TĐ.2 TQLC. Năm 1963, Đại úy Cổ Tấn Tinh Châu là Tiểu Đoàn Trưởng
TĐ.2/TQLC và sau này ông là Thiếu Tá phụ tá CHT trường Võ Bị Quốc Gia VN. Sau
đây là bài viết của Mũ Xanh Cổ Tấn Tinh Châu.
Chiếm Lại Đảo DUCAN
Vào khỏang đầu năm 1959, Chỉ Huy Trưởng TQLCVN
là Thiếu Tá Lê Như Hùng, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.2 TQLC là Đại Úy Nguyễn Thành Yên.
Tôi, Trung Úy Cổ Tấn Tinh Châu, Đại Đội trưởng ĐĐ3/TĐ2 TQLC. Đại đội tôi đang
đóng ở Cam Ranh thì được lệnh đem đại đội ra kiểm soát các đảo trong quẩn đảo
Hoàng Sa là Pattle (đảo chánh), Robert, Duncan, Drumont và Money. Khi đến quần
đảo Hoàng Sa thì tôi đóng quân tại đảo Pattle với 2 trung đội, còn một trung
đội thì đóng trên đảo Robert. Hai ngày sau tôi nhận được lệnh di chuyển bằng
chiến hạm do HQ Trung Úy Vũ Xuân An (sau này là HQ đại tá, định cư ở Canada)
làm hạm trưởng đến kiểm soát đảo Ducan, tên Việt Nam sau này là đảo Quang Hòa,
cách đảo Pattle chừng 1 giờ 30 phút đi bằng tàu.
Tôi chỉ đi với một trung đội+, phần còn lại đóng
và giữ hai đảo Pattle và Robert. Tàu chạy được khoảng gần một giờ thì hạm
trưởng Vũ Xuân An chiếu ống nhòm và nói với tôi là trên đảo Ducan có lá cờ
nhưng không phải là cờ đỏ sao vàng, rồi anh đưa ống nhòm cho tôi xem. Sau khi
quan sát kỹ, tôi nói với anh đó là cờ Trung Cộng, cờ đỏ 5 sao vàng.
Tôi và hạm trưởng hội ý với nhau và quyết định
dừng tàu lại để báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân, vì thời gian đó TQLC còn dưới
quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Sau chừng một tiếng thì chúng tôi nhận
được lệnh thượng cấp cho chiếm lại đảo Ducan.
Chiến hạm chở chúng tôi không phải là loại tàu
đổ bộ nên tàu phải đậu cách bờ trên một cây số, vì đây là bãi san hô, không thể
vào gần hơn được cũng không có xuồng để vào bờ. Tôi có nêu vần đề khó khăn này
với hạm trưởng và yêu cầu báo cáo về BTL/HQ thì tôi được lệnh “bằng mọi giá
phải chiếm”.
Đây là lúc khó khăn nhất mà tôi “đơn thân độc
mã” phải quyết định một mình, không liên lạc được với Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng
Nguyễn Thành Yên để vấn kế. Không có xuồng thì phải lội trên bãi san hô gập
ghềnh ngập nước nông sâu chứ đâu phải bãi cát phẳng phiu như BTL/HQ nghĩ rồi
cho lệnh “bằng mọi giá”! Rõ là lệnh đi với lạc!
Đảo Ducan hình móng ngựa, có cây cối khá
nhiều, nhìn lên đảo tôi thấy có hai dẫy nhà vách cây lợp lá, thấp thoáng có
bóng người đi lại sinh hoạt bình thường, dường như họ không biết có Hải Quân và
TQLC/VN đang chuẩn bị tấn công họ để chiếm lại đảo.
Khi có lệnh phải chiếm đảo bằng mọi giá mà tàu
không vào sát bờ được, tàu cũng không có xuồng đổ bộ, để hạn chế tối đa thiệt
hại cho đơn vị mình, tôi đã yêu cầu hạm trưởng yểm trợ hải pháo, tác xạ tối đa
lên mục tiêu trước khi TQLC đổ bộ. Nhưng sau khi quan sát tình hình trên đảo
tôi thay đổi ý định và yêu cầu HQ chỉ tác xạ lên mục tiêu khi chúng tôi đã nổ
súng trước. Sở dĩ tôi thay đổi kế hoạch hỏa lực yểm trợ vì những lý do:
1/ Cờ Trung Cộng rõ ràng trên đảo, nhưng chưa
xác định được những người trên đó là quân hay dân hoặc cả hai lẫn lộn nên nếu
HQ tác xạ hải pháo lên đảo trước thì chắc chắn có thương vong, chết dân tội
nghiệp.
2/ Dường như lực lượng trên đảo không biết sắp
bị tấn công nên tôi chưa xin HQ tác xạ lên mục tiêu trước để giữ yếu tố bất
ngờ.
3/ Nếu trên đảo là quân TC, có vũ khí, khi
HQVN nổ súng coi như báo động cho họ chạy ra tuyến phòng thủ thì khi TQLCVN bì
bõm lội nước tiến lên thì chắc chắn sẽ là những tấm bia di chuyển dưới nước để
quân địch trên bờ tác xạ, thiệt hại cho TQLC là chắc chắn nhưng chưa chắc đã
chiếm được đảo. Đây là những giờ phút quan trọng nhất của các cấp chỉ huy trực
tiếp tại mặt trận.
Do đó tôi yêu cầu HQ sẵn sàng và chỉ trực xạ
và bắn tối đa lên mục tiêu khi có súng của địch quân từ trên đảo bắn vào TQLC
chúng tôi đang lội nước, đạp lên đá san hô tiến vào bờ.
Vừa tiến quân vừa hồi hộp, nếu lúc này có
tiếng súng nổ trên đảo bắn ra thì TQLC chịu trận nằm giữa 2 lằn đạn. Đạn của
địch từ trên đảo bắn ra và hải pháo của quân bạn Hải Quân từ ngoài biển tác xạ
vào. Thương vong chắc chắn là lớn!
Rất may mắn, đã không có một tiếng súng nổ khi
chúng tôi hô “xung phong” ào ạt tiến lên đảo, bắt được tất cả là 60 “thanh
niên” không trang bị vũ khí, rồi đưa ra chiến hạm của Trung úy An bằng xuồng
của Trung cộng.
Tôi suy nghĩ đây không phải là thường dân
Trung Cộng mà là dân quân, chắc chắn chúng phải có vũ khí, nhưng chúng đã chôn
dấu kỹ để khỏi lộ diện là mang quân đi xâm lăng nước láng giềng mà chỉ là giả
dạng thường dân đi tha phương “cẩu sực” mà thôi, ngoài ra còn có mục đích để dò
phản ứng của VNCH và Hoa Kỳ nữa. Vì vào thời điểm này TC còn quá yếu so với HK.
Nghĩ vậy, nhưng đó là chuyện của thượng cấp, còn tôi chỉ là cấp đại đội trưởng
TQLC đã hoàn tất nhiệm vụ, đã bắt được “dân TC” trên đảo, có nghĩa là đã thi
hành nhiệm vụ xong, không tốn một viên đạn, máu TQLC có chảy nhưng do san hô
đâm. Chúng tôi để nguyên hai dẫy nhà đã xây cất 5 hay 6 tháng rồi, chúng tôi
chỉ tịch thu lá cờ Trung Cộng mà thôi.
Sau đó chiến hạm cũng phát giác quanh đảo
Ducan thêm 5 ghe nữa, chúng tôi đuổi theo bắt được và kéo về đảo chính Pattle
nơi Đại Đội 3/TĐ.2/TQLC đóng quân, còn hơn 60 “dân TC” thì đem về Đà Nẵng.
Chiều hôm đó Thiếu Tá Lê Như Hùng CHT/TQLC đã
dùng máy bay Dakota (C47) bay vòng vòng trên đảo Pattle để khuyến khích khen
ngợi tinh thần anh em binh sĩ, vì ở Hoàng Sa không có sân bay.
Một tuần sau, số người bị bắt trên ghe được
đưa trở ra đảo Pattle và thả họ cùng trả mấy chiếc ghe lại cho họ. Còn 60 dân
(quân) TC bắt được trên đảo Ducan thì một tháng sau trao trả sang Hồng Kông. Và
sau đó thì TQLC chỉ đóng quân trên 2 đảo Pattle và Robert mà thôi, không có ai
đóng quân trên đảo Ducan nữa.
Tôi xin nhắc lại là vào thời điểm 1959, theo
tôi nghĩ thì TC chỉ muốn dò phản ứng của VNCH ra sao mà thôi, vì khi đó TC chưa
đủ mạnh để “bắt nạt” các quốc gia trong vùng, và nhất là đối với HK, đồng minh
của VNCH, có lực lượng hải quân hùng mạnh trên biển Đông nên TC chưa thể ngang
nhiên đem quân xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chưa thể ngang
nhiên vẽ cái “lưỡi bò” trên biển Đông như ngày nay
Mũ Xanh
Cố Tấn Tinh Châu
No comments:
Post a Comment