Miến
Điện là một nước mà đạo Phật là quốc giáo. Nước này có rất nhiều chùa vì đây là
truyền thống của các vì vua trị vì nước này ngàn năm trước.
Cũng
như các gìong họ vua Việt Nam: Lý, Trần trong các Thế kỷ XI, XI, XII các vua Miến
thời ấy cũng thường đi tu. Mà có lẽ chẳng phải vậy thôi, họ Đoàn vua nước Đại
Lý (Vân Nam-Trung Quốc) cũng thường đi tu mà ông Kim Dung đã viết lại các câu
truyên võ hiệp kỳ tình như Võ Lâm Ngũ Bá, Anh Hùng Xạ Điêu hay Thần Điêu Đại Hiệp.
Theo
lịch sử Miến (ngày ấy gọi là
Bagan có khi dịch là Pagan) năm 1044 một vị vua tên Kunhsaw Kyaunghpyu bị đảo chánh bởi một người tên Sokka-te, và
ông đi tu sau đó. Một vị cựu hoàng tử Anawrahta (còn được đọc Aniruddha hay
Anoarahtâ), con trai vua Kunhsaw Kyaunghpyu bỏ chạy và theo học võ nghệ. Sau một thời gian dài cực khổ cùng học tập võ
nghệ thỉ cũng trưởng thành. Ông đến thách đấu tay đôi với Sokka-te.
Trong trận đấu, Anawrahta đã giết chết đối thủ. Ông quay về chùa, nơi vua
cha đã đi tu để mời cha quay lại ngai vàng. Nhưng Kunhsaw Kyaunghpyu vẫn quyết định tiếp tục đi tu cùng yêu cầu vị hoàng tử
anh hùng Anawrahta lên ngôi kế tục.
Vua Anawrahta thống nhất các tiểu quốc
thành đế quốc Pagan (hay Bagan) và lấy kinh đô là thành phố Pagan. Vì vua cha
đi tu, nên vua Anawrahta rất sùng đạo Phật. Chính ông đã đi hành hương
sang Tích Lan, khi trở về ông biến Phật giáo nhánh Tây Tạng thành nhánh tiểu
thừa làm cả đế quốc ảnh hưởng theo. Từ đó nước Miến nhận đạo Phật làm quốc
giáo. Cũng từ đó đế quốc trở nên rất hùng cường, và từ triều đình đến dân giả
đều nghĩ rằng Phật giáo đã làm cho họ xung túc. Nhà vua cho làm nhiều chùa
chiền khắp nơi trong nước.
Một thời
số chùa ở thủ đô Pagan không thôi đã đạt tới con số 13 ngàn cái. Theo New World Encyclopedia thì đến nay, nhiều chùa bị phá hủy bởi động
đất, thiên tai, hỏa hoạn nhưng vẫn còn khoảng từ 2000 đến 4000 ngôi chùa đang
thi đua với mưa gió. Theo Medieval History thì vì sự quá ư tôn sùng Phật giáo
xây quá nhiều chùa làm cho kinh tế bị suy thoái.
Cách cấu trúc chùa Miền khác hẳn chùa
Việt. Các tháp hình búp măng, dưới to trên nhỏ mang một sắc thái đặc biệt. Phần
chính như một vòm gọi là stupa bên
trong là phần thgờ phượng chính. Ta có thể gọi đây là chính điện. Phần dưới
trên phần nền là terraces. Ta coi một cấu trúc cơ bản của ngôi chùa Miến.
Cấu trúc cơ bản của
ngôi chùa Miến
Khi tới Miến, thì khinh đô cổ xưa là Bagan.
Các vì vua miến nơi đây rất sùng đạo nên quanh đây vô số chùa đẹp. Dưới đây là
vài cảnh quanh Bagan.
Chùa
Dhammayazika.
Đây là một chùa nằm vùng Bagan trung
tâm Miến. Căn cứ theo các tài liệu thì chùa được xây năm 1197, bởi vua Narapatisithu.
Gate Chùa Dhammayazika
Chùa Dhammayazika
Chùa Dhammayazika
Chùa Dhammayazika
Chùa Htilominlo
Chùa
Htilominlo chùa này xây vào năm 1211 trong thời gian trị vì của vua Htilominlo.
Đỉnh là Bụt tháp cao 46 m và cả tháp được xây bằng gạch đỏ. Chùa ở gần cố đô
Bagan.
Chùa Htilominlo
Chùa Lawkananda.
Chùa
Lawkananda còn được gọi là Lokananda cùng nằm quanh vùng Bagan bên bờ sông dài
nhất nước này Ayeyarwaddy. Chùa được xây lên trong thời gian trị vì của vua Anawrahta.
Vua Anawrahta Minsaw (1015-1078) là vì
vua có công thống nhất lập ra nước Bagan
rồi trở thành Burma ngày trước 1960 và nay là Myanmar (Miến).
Năm
2003 tháng 5, một lọng ngọc đưa lên gần đỉnh tháp.
Chùa Lawkananda
Chùa
Bupaya theo tuyền thuyết được xay lên thừ thời vua Pyusawhti, người cai trị
vùng Bagan từ 168 đến 243. Chùa này nằm trên hữu ngạn sông Ayeyarwaddy. Chùa
tuy nhỏ nhưng nổi tiếng ví xây quá lâu. Nó có hình thù đặc biệt nhìn như củ xu
hào dài hay có người nói nó giống trái bí rợ. Vì vạy đối với người Anh khi cai
quản Miến đã gọi nó là Pumking pagoda Năm 1975, một trận động đất đã phá hủy
hoàn toàn ngôi chùa. Phần củ xu hào đã rơi xuống sông Ayeyarwaddy. Chùa được
làm lại có hình thù tương tự nhưng trong rỗng và tăng cường bằng ci măng cốt
sắt và được dát vàng.
Chùa Bupaya năm 1882
Chùa Bupaya ngày nay
sau khi xây lại.
Chùa Bupaya- đường
vào
Năm 1254, hoàng thái tử Narathihapate (có nơi dịch là Narathihapati) lên ngôi. Ông là
con vua Uzana và hoàng hậu Su Lae Htone. Triều đại này vẫn có truyền thống tôn
sùng Phật giáo, và có phần đi đến quá thái. Ông vua này cho xây rất nhiều chùa
vĩ đại trong đó phải kể tới việc trùng tu chùa Shwedagon và Mingalazedi.
Vị trí các chùa vừa nói
Còn
tiếp
No comments:
Post a Comment