CHƯƠNG 03 (tt)
Bản đồ Miến Điện ngày nay được với tên một vài địa danh năm 1280 do tác
giả sắp xếp.
Từ thời Trung
Hoa lập quốc, thời Hán mạnh mẽ mở rộng bờ cõi về phía tây bắc, nơi có các cánh
đồng thảo nguyên rộng bát ngát, rồi xuống Giao Chỉ theo các thung lũng giữa các
núi cao và ven sông. May mắn cho Trung Quốc và sui xẻo cho Việt Nam là các núi
ở đồng bằng Bắc Bộ lả các dãy hình dẻ quạt hướng bắc nam, nên rất tiện cho việc
đi từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đối với các địa phận có quá nhiều núi cao, sông
sâu, rừng rậm chắn ngang, họ không dám vào. Đây lại là may nắm cho Miến Điện.
Các dãy núi ở Vân Nam chạy theo hướng bắc nam, và các dãy núi vùng Tây Tạng
giáp Miến chạy theo hướng tây bắc- đông nam là các bức tường bảo vệ. Vì vậy nhà
Hán đã không thể vào đây.
Cũng trong thời
Hán này, Hán Vũ Đế chỉ kiểm soát một phần Vân Nam một cách lỏng lẻo. Rồi sau đó
đứt đoạn xứ này lại thành tự trị không có người cai trị toàn thể, mà chỉ có
những bộ lạc độc lập. Vì vậy đến thời Tam Quốc, khổng Minh mới đến bắt Mạnh
Hoạch. Trải một thời gian rất dài tự chủ, các dân tộc của sáu chiếu mới lập ra
Nam Chiếu, mà nhà Đường hùng cường cũng phải làm ngơ. Cao nguyên Tây Tạng, thì
dân bản xứ lập ra nước Thổ Phồn. Hai nước này là hai bức tường thành bảo vệ cho
dân Mon của Miến phát triển.
Muốn đánh Miến
Điện, quân Trung Quốc phải chinh phục được Nam Chiếu hay Đại Lý, nhưng việc này
không phải dễ như chúng tôi đã phân tích như trên. Sau đó, người Trung Quốc
phải vựơt qua các sông chính Kim Sa (thượng nguồn Dương Tử Giang), Hồng Hà, Lan
Thương (thượng nguồn của Cửu Long), và sông Salween (Nộ Giang). Hai sông Lan
Thương và Nộ Giang chảy gần như song song, theo hướng bắc nam, trên tỉnh này và
ngăn cách nhau bởi các dãy núi tuyết chọc thủng trời xanh: Mai Lĩnh Sơn, Nộ
Sơn. Đáng kể nhất là dãy Đại Tuyết Sơn và Hoành Đoạn Sơn gần biên giới Miến
Điện, với núi Mai Lĩnh Sơn, phía tây sông Lan Thương có ngọn A Ngõa Cát Bát
(Kakarpo) cao tới 6740m. Một điều quan trọng là phải vựơt qua các dãy núi cao
từ 4500m trở lên thì xuống các con sông này với độ cao 2000m so với mặt biển.
Modified from map of “Myanmar” by Tom Streissguth.
Nói như vậy
người ta phải đi xuống 2500m, với độ dốc gần như thẳng đứng. Khi vượt qua sông
Lan Thương, thì lập tức trèo lên đỉnh núi kế bên và cùng độ dốc. Sau đó lại
tiếp tục màn kịch để đến Nộ Giang và dãy núi Hengduan Shan. Ngày nay, từ bờ
đường đi ven sông Lan Thương đến mặt sông có khi cao tới 2000m, và hầu như
không thể xuống đến mặt sông. Những chỗ ấy, nhìn con sông như một sợi chỉ trắng
thấp thoáng trong các đám mây lãng đãng, bập bồng dứơi chân.
Khi người Âu
Châu sang Đông Nam Á, thì người Bồ Đào Nha đã chú ý tới sông Cửu Long từ năm
1540. Nhưng mãi tới năm 1866 thì một phái đoàn thám hiểm người Pháp mới thực sự
thăm dò con sông này, với mục đích đem hàng hóa bán cho Trung Quốc. Tuy nhiên,
phái đoàn này chỉ lên tới Vân Nam thì không tiến được nữa và ngừơi trưởng đoàn
là ông Ernest Doudard de Lagrée đã bỏ thây nơi vùng rừng núi thâm u.
Nói tới Cửu Long
(Lan Thương) thì người Việt ai cũng biết, nhưng đối với con sông Salween (Nộ
Giang), thì ít người biết tới. Đây là con sông dài trên 2800 km chảy từ Tây
Tạng xuống Vân Nam gần biên giới Miến Điện-Trung Quốc; sau đó chảy vào Miến
Điện và cuối cùng đổ vào biển Andaman. Có nhiều khúc sông này là biên giới của
Miến Điện-Trung Quốc hay Miến Điện -Thái Lan. Ở phần Vân Nam, nó còn hiểm trở
hơn sông Lan Thương và được các nhà địa chất gọi là Grand Canyon của Trung
Quốc. Vì sự chênh lệch cao độ quá cao nên ở đây có đến 7000 loài thực vật khác
nhau. Với sự hiểm yếu địa thế của tỉnh này mà Trung Quốc đã nhiều lần bó tay
với Nam Chiếu hay Đại Lý. Nếu Mông Cổ không may nắm chiếm được Đại Lý thì có lẽ
ngày nay nước ấy vẫn còn tên trên bản đồ thế giới và Trung Quốc không rộng lớn
như vậy. Người Trung Quốc cũng phải cám ơn Mông Cổ ở điểm đó.
Riêng tại nước
Miến, nhìn vào bản đồ hình thể của nước này, ta thấy ngay những chỗ vằn vện ở
phía bắc và đông bắc là núi non hiểm trở. Thêm hai con sông Irrawaddy và
Salween chảy theo hướng bắc nam ngăn cản bước tiến quân xâm lăng từ phía Trung
Quốc sang. Một nơi có thể giao thông với Trung Quốc là tận cùng miền bắc của
Miến và có tên là Bhamo. Trước khi thống nhất như hiện nay, Bhamo là thủ phủ
của dân tộc Shan.
Bên dưới châu
thổ hai sông Irrawaddy, Salween ruộng lúa phì nhiêu bát ngát, một điều kiện
thật tốt để dân có đủ lương thực sinh sống. Nhờ vị trí này mà cái nước hay đi
xâm chiếm nước khác nhất là Trung Quốc đã không có cơ hội để sát nhập vào nước
họ, để rồi dân Miến phát triển thành một đế quốc hùng mạnh một thời.
B- Lịch sử Miến Điện
Trước thế thế kỷ
IX, Miến Điện phân chia làm nhiều lãnh thổ và chiếm cứ bởi nhiều chủng tộc khác
nhau, mỗi chủng tộc lập ra một vương quốc độc lập.
Trong khoảng năm
800 AD, một trong các vương quốc ấy là người Mon (Miến) đã phát triển mạnh và
thẩm nhập về thành phố Pagan của người Pyu, nằm phía đông trên bờ sông
Irrawaddy (Ayeyarwady), con sông lớn nhất của Miến Điện, phát nguồn từ dãy Hỉ
Mã Lạp Sơn, thuộc Tây Tạng (Pagan hay Bagan ở khoảng trung tâm của nước Miến
hiện nay).
Có câu chuyện
này trong lịch sử của Miến Điện mà bây giờ còn nhiều nghi vấn giữa hai dòng họ Sawrahan và Kyaunghpyu.
Khởi đầu vào năm
874, một nông dân người Miến của họ
Sawrahan, tên Nyaung-u Sawrahan
(nyaung u: sau ra. Han; còn được đọc là Ngyaung-ú-Tsau Rahán)
chuyên nghề chồng dưa chuột (dưa leo).
Ngày ấy, vua Theinhko của dân Pyu, đóng kinh đô tại Pagan. Một hôm ông vua này
cho quân đến lấy hết dưa chuột, trên ruộng của Nyaung-u Sawrahan. Nyaung-u
Sawrahan uất ức, đã giết vua Theinhko. Bà hoàng hậu thấy quốc vương bị
sáo trộn nên đã yêu cầu Nyaung-u Sawrahan lên làm vua và ông cũng chấp nhận lời
cầu khẩn đó. Vì câu chuyện này ông đã có tên là vua “Taungthugyi Min” (có nghĩa
là ông vua Dưa Chuột). Nyaung-u Sawrahan trị vì trong 33 năm thì bị họ một
người họ Kyaunghpyu tên Kunhsaw
(Kunhsaw Kyaunghpyu) lật đổ.
Kunhsaw trị vì
đất Pagan và sinh ra một hoàng tử tên Anawrahta.
Dòng họ vua Dưa
Chuột vẫn không yên, hai người con của ông tên
Kyiso
and Sokka-te
võ nghệ tuyệt luân, trả thù cha cướp ngôi lại và buộc nhà vua Kunhsaw đi tu. Kyiso
là anh nên lên làm vua. Trị vì được một thời gian thì Kyiso qua đời, người em, Sokka-te,
lên nối ngôi. Các triều đại của người Miến thời ấy này vẫn tương đối nhỏ bé, cô
lập.
Năm 1044 vị cựu
hoàng tử Anawrahta (còn được đọc Aniruddha hay Anoarahtâ), con trai vua Kunhsaw
Kyaunghpyu trưởng thành. Sau một thời gian dài cực khổ cùng học tập
võ nghệ. Ông đến thách đấu tay đôi với Sokka-te.
Trong trận đấu, Anawrahta đã giết chết
đối thủ. Ông quay về chùa, nơi vua cha đã đi tu để mời cha quay lại ngai vàng.
Nhưng Kunhsaw
Kyaunghpyu vẫn quyết định tiếp tục đi tu cùng yêu cầu vị hoàng tử
anh hùng Anawrahta lên ngôi kế tục.
Vua Anawrahta
thống nhất các tiểu quốc thành đế quốc Pagan (hay Bagan) và lấy kinh đô là
thành phố Pagan. Vì vua cha đi tu, nên vua Anawrahta rất sùng đạo Phật. Chính ông đã đi hành hương
sang Tích Lan, khi trở về ông biến Phật giáo nhánh Tây Tạng thành nhánh tiểu
thừa làm cả đế quốc ảnh hưởng theo. Từ đó nước Miến nhận đạo Phật làm quốc
giáo. Cũng từ đó đế quốc trở nên rất hùng cường, và từ triều đình đến dân giả
đều nghĩ rằng Phật giáo đã làm cho họ xung túc. Nhà vua cho làm nhiều chùa
chiền khắp nơi trong nước. Thời gian này Pagan là kinh đô của Phật Giáo tiểu
thừa. Các tu sĩ từ các nước Thái, đế quốc Khmer, Ấn Độ đều về kinh đô Pagan để
học, nghiên cứu Phật giáo. Sau đó, một đại tướng tên Kyanzittha đã cướp ngôi
của vị vua anh hùng này. Nhưng theo quyển “Myanmar” của Tom Streissguth thì ông
này chết vì bị trâu điên lồng đạp lên.
Một ngôi đền ở Miến Điện
Hình “Myanmar in
Picture” Tom Streissguth
Vua Anawrahta
thống nhất các tiểu quốc thành đế quốc Pagan (hay Bagan) và lấy kinh đô là
thành phố Pagan. Vì vua cha đi tu, nên vua Anawrahta rất sùng đạo Phật. Chính ông đã đi hành hương
sang Tích Lan, khi trở về ông biến Phật giáo nhánh Tây Tạng thành nhánh tiểu
thừa làm cả đế quốc ảnh hưởng theo. Từ đó nước Miến nhận đạo Phật làm quốc
giáo. Cũng từ đó đế quốc trở nên rất hùng cường, và từ triều đình đến dân giả
đều nghĩ rằng Phật giáo đã làm cho họ xung túc. Nhà vua cho làm nhiều chùa
chiền khắp nơi trong nước. Thời gian này Pagan là kinh đô của Phật Giáo tiểu
thừa. Các tu sĩ từ các nước Thái, đế quốc Khmer, Ấn Độ đều về kinh đô Pagan để
học, nghiên cứu Phật giáo. Sau đó, một đại tướng tên Kyanzittha đã cướp ngôi
của vị vua anh hùng này. Nhưng theo quyển “Myanmar” của Tom Streissguth thì ông
này chết vì bị trâu điên lồng đạp lên.
Tuy nhiên,
Anawrahta đã lập ra một vương quốc rộng lớn, hùng cường. Lịch sử Miến coi đây
là đệ nhất đế quốc của dân tộc.[1]
Trong cùng thời gian này, ở Đại Việt nhà Lý
lên ngôi và cũng rất sùng đạo Phật nhánh đại thừa. Kể ra đây là một sự trùng
hợp.
Hơn 200 năm sau,
1254, hoàng thái tử Narathihapate (có nơi dịch là Narathihapati) lên ngôi. Ông là con vua Uzana và hoàng hậu Su Lae
Htone. Triều đại này vẫn có truyền thống tôn sùng Phật giáo, và có phần đi đến
quá thái. Ông vua này cho xây rất nhiều chùa vĩ đại trong đó phải kể tới chùa
Mingalazedi. Ngôi chùa này được xây bằng
gạch lợp ngói Jataka và có các lọng giát ngọc làm cho ngân quỹ quốc gia tốn
kém, dân chúng đói khổ oán than. Một thời số chùa ở thủ đô Pagan không thôi đã
đạt tới con số 13 ngàn cái. Theo New
World Encyclopedia thì đến
nay, nhiều chùa bị phá hủy bởi động đất, thiên tai, hỏa hoạn nhưng vẫn còn
khoảng từ 2000 đến 4000 ngôi chùa đang thi đua với mưa gió. Theo Medieval
History thì vì sự quá ư tôn sùng Phật giáo xây quá nhiều chùa làm cho kinh tế
bị suy thoái.
Theo quyển “Genghis
Khan & the Mongol Conquests 1190-1400” và quyển “All Under Heaven” của Rayne Kruger thì hiện nay, trong một ngôi
chùa có ghi công Vua Narathihapate như sau: “Ông vua điều khiển một đạo quân 36
triệu người. Ông ăn mỗi ngày tới 300 món ăn (đặc biệt là cà ri).” Không những thế ông cũng khá nhiều vợ, có lẽ
chẳng thua Tần Thủy Hoàng là bao nhiêu, vì mới có 3000 bà mà thôi. Nhưng mục
nhiều vợ không được ghi trên tấm bia ấy. Có thể ngôi chùa này là do vua
Narathihapate xây nên.
No comments:
Post a Comment