Trung
Quốc muốn bóp chết ngư dân Việt, Phi và cả đông bộ Mã lai. Khi nói tời Mã Lai thì
một số người cứ nghĩ là vùng bán đảo dưới Thái Lan. Nhưng thật ra nước này chiếm
phía bắc đảo Borneo khổng lồ.
Ta
nhìn vào bản đồ lưỡi bò của TQ, thì phần đánh cả cảu ba quốc gia này chỉ còn
ven biển. Brunei thì quá nhỏ, sự tiêu thu cá không mấy qyan trọng.
Trang
VOA ngày 8 tháng 1-2014 dăng bản tin nóng hổi về việc tầu hải giám TQ húc tàu
cá VN.
VOA 08.01.2014
TQ không cho tàu cá nước ngoài hoạt động ở phần lớn Biển Đông
Trung Quốc ra lệnh cho tàu
đánh cá nước ngoài phải xin phép chính quyền địa phương trước khi đánh bắt hoặc
thăm dò tại 2/3 diện tích Biển Đông, nơi Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền với
Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei.Theo tin của hãng thông tấn AP, lệnh mới này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2014 sau khi được công bố bởi chính quyền tỉnh Hải Nam hồi hạ tuần tháng 11 năm ngoái.
Theo qui định mới, tất cả các tàu đánh cá nước ngoài đi vào khu vực quản lý hành chánh mới của Hải Nam phải có sự cho phép của giới hữu trách Trung Quốc.
Qui định mới còn nói rằng tàu nào vi phạm sẽ bị xua đuổi, cá tôm bắt được sẽ bị tịch thu và bị phạt vạ với tiền phạt lên tới 82.600 đô la; và trong một số trường hợp, tàu đánh cá có thể bị tịch thu và thủy thủ trên tàu sẽ bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra một yêu sách pháp lý rõ ràng đối với ngư trường nằm trong phạm vi của đường chín đoạn đứt khúc, thường được gọi là “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tự ý vạch ra và cho là “hải phận lịch sử” của họ.
Việt nam khai thác đầu khí từ lâu. Khi Mỹ tìm ra các mỏ dầu, và quân dội Mỹ còn tại Biển Đông thì TQ im miệng. Nay họ mạnh thì họ dở đủ trò doạ nạt
Trên
trang VOA ta thấy bài viết dưới đây:
Trung Quốc
yêu cầu Việt Nam ngưng thăm dò dầu khí ở Biển
Đông
Trung Quốc ngày 6/12 (2012) yêu cầu Việt Nam ngưng ngay hành động thăm dò khai thác dầu khí đơn phương ở
các khu vực có tranh chấp ở Biển Đông và chấm dứt sách nhiễu tàu cá Trung Quốc.
Phản hồi sau khi Việt Nam phản đối tàu cá Trung Quốc cắt cáp tàu khảo sát địa chấn của Tập đoàn dầu khí PetroVietnam hôm 30/11 trong khu vực do Việt Nam kiểm soát ở Biển Đông (ngoài khơi đảo Cồn Cỏ), Bộ Ngoại giao Trung Quốc tố cáo phía Việt Nam đã đuổi các tàu cá Trung Quốc ra khỏi vùng biển gần tỉnh Hải Nam của Trung Quốc.
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 6/12, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi, nói Việt Nam đã có những tuyên bố không đúng với thực tế về vụ va chạm tại khu vực gần Vịnh Bắc Bộ, cách đường phân tuyến Việt-Trung 20 hải lý.
Ông Hồng Lỗi nhấn mạnh các tàu cá của Trung Quốc đang hoạt động đánh bắt thường lệ trong khu vực mà Việt-Trung đang thương lượng tranh chấp thì bị các tàu quân sự của Việt Nam vô cớ đuổi đi.
Vẫn theo lời ông Hồng Lỗi, Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Việt Nam ngưng ngay các hoạt động đơn phương thăm dò dầu khí tại các vùng biển này và chấm dứt cản trở hoạt động thông thường của các tàu cá Trung Quốc, để tạo môi trường hữu nghị cho các cuộc thương lượng song phương về tranh chấp Biển Đông.
Phản hồi sau khi Việt Nam phản đối tàu cá Trung Quốc cắt cáp tàu khảo sát địa chấn của Tập đoàn dầu khí PetroVietnam hôm 30/11 trong khu vực do Việt Nam kiểm soát ở Biển Đông (ngoài khơi đảo Cồn Cỏ), Bộ Ngoại giao Trung Quốc tố cáo phía Việt Nam đã đuổi các tàu cá Trung Quốc ra khỏi vùng biển gần tỉnh Hải Nam của Trung Quốc.
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 6/12, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi, nói Việt Nam đã có những tuyên bố không đúng với thực tế về vụ va chạm tại khu vực gần Vịnh Bắc Bộ, cách đường phân tuyến Việt-Trung 20 hải lý.
Ông Hồng Lỗi nhấn mạnh các tàu cá của Trung Quốc đang hoạt động đánh bắt thường lệ trong khu vực mà Việt-Trung đang thương lượng tranh chấp thì bị các tàu quân sự của Việt Nam vô cớ đuổi đi.
Vẫn theo lời ông Hồng Lỗi, Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Việt Nam ngưng ngay các hoạt động đơn phương thăm dò dầu khí tại các vùng biển này và chấm dứt cản trở hoạt động thông thường của các tàu cá Trung Quốc, để tạo môi trường hữu nghị cho các cuộc thương lượng song phương về tranh chấp Biển Đông.
Hăm he Việt Nam
chưa đủ, TQ còn hăm luôn anh bạn của Việt Nam là Ấn Độ. Họ cũng tỏ ra có quyền
muốn làm gì thì làm: lục soát, bắt bớ bất kỳ ai.
Ngày 06-12-12 trang VOA đăng
tiếp:
Ngoài Việt Nam, Trung Quốc cũng cảnh
cáo Ấn Độ chớ nên có ý định đơn phương nào hòng khai thác dầu khí tại Biển Đông
có tranh chấp. Bắc Kinh một lần nữa phản đối các nước bên ngoài khu vực nhúng
tay vào vùng tranh chấp, để các nước liên quan giải quyết qua các cuộc thương
lượng song phương.
Phản ứng này được đưa ra sau khi Ấn Độ tuyên bố đã sẵn sàng điều động tàu hải quân đến Biển Đông để bảo vệ các lợi ích kinh tế của Ấn tại đây.
Trong khi đó, Trung Quốc đang tiến hành khai thác các nguồn tài nguyên tại Biển Đông. Đầu tuần này, Bắc Kinh loan báo đề ra mục tiêu tới năm 2015 sẽ sản xuất 15 tỷ mét khối khí tự nhiên mỗi năm từ vùng biển này.
Cuối tháng 6 vừa qua, công ty dầu khí CNOOC của nhà nước Trung Quốc mời các công ty nước ngoài cùng hợp tác phát triển 9 lô dầu khí ở phía Tây Biển Đông, một hành động bị Việt Nam cho là bất hợp pháp và không có giá trị.
Hà Nội nói khu vực Bắc Kinh mời thầu quốc tế "nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982" và “hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp".
Ngoài ra, mới đây Trung Quốc còn tuyên bố bắt đầu từ năm tới sẽ cho cảnh sát tỉnh Hải Nam lên tàu lục soát, tịch thu, và trục suất tàu bè nước ngoài bị coi là ‘xâm nhập bất hợp pháp’ các vùng biển mà Bắc Kinh dành chủ quyền ở Biển Đông.
Nguồn: VOA, AP, AFP, Reuters, Xinhua, PTI
Phản ứng này được đưa ra sau khi Ấn Độ tuyên bố đã sẵn sàng điều động tàu hải quân đến Biển Đông để bảo vệ các lợi ích kinh tế của Ấn tại đây.
Trong khi đó, Trung Quốc đang tiến hành khai thác các nguồn tài nguyên tại Biển Đông. Đầu tuần này, Bắc Kinh loan báo đề ra mục tiêu tới năm 2015 sẽ sản xuất 15 tỷ mét khối khí tự nhiên mỗi năm từ vùng biển này.
Cuối tháng 6 vừa qua, công ty dầu khí CNOOC của nhà nước Trung Quốc mời các công ty nước ngoài cùng hợp tác phát triển 9 lô dầu khí ở phía Tây Biển Đông, một hành động bị Việt Nam cho là bất hợp pháp và không có giá trị.
Hà Nội nói khu vực Bắc Kinh mời thầu quốc tế "nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982" và “hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp".
Ngoài ra, mới đây Trung Quốc còn tuyên bố bắt đầu từ năm tới sẽ cho cảnh sát tỉnh Hải Nam lên tàu lục soát, tịch thu, và trục suất tàu bè nước ngoài bị coi là ‘xâm nhập bất hợp pháp’ các vùng biển mà Bắc Kinh dành chủ quyền ở Biển Đông.
Nguồn: VOA, AP, AFP, Reuters, Xinhua, PTI
Để chứng tỏ quyền
làm chủ ở Biển Đông VN, TQ tăng cường
đội Hải thuyền một ngày một nhiều và hiện đại hơn. Rồi TQ cho tập trận đe dọa
các quốc gia tranh tuyên bố chủ quyển trong khu vực. Mơì các bạn xem các bài viết
trên mạng của VOA dưới đây:
Jan 02-13 , trang
VOA đăng:
Trung Quốc
cho tàu hải giám tuần tra gần Vịnh Bắc Bộ
Tàu hải giám của Trung Quốc.
Cục Hải dương Quốc gia
Trung Quốc loan báo đưa hai tàu hải giám 75 và 84 được hỗ trợ bởi máy bay trinh
sát B-3843 tới tuần tra gần Vịnh Bắc Bộ, khu vực mà tháng trước Việt Nam tố cáo
tàu Trung Quốc làm đứt cáp tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu
khí PetroVietnam.Đầu tháng 12 vừa qua, Việt Nam nói tàu của PetroVietnam bị hai tàu cá Trung Quốc sách nhiễu gây đứt cáp tại khu vực cách đảo Cồn Cỏ 69 cây số khi tàu của Việt Nam đang di chuyển trong khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ.
Trung Quốc phủ nhận cáo buộc này, gọi đó là ‘không đúng sự thật’.
Các tàu hải giám Trung Quốc bắt đầu tuần tra Biển Đông từ ngày 1/1, thực thi quy định gây tranh cãi của Bắc Kinh cho phép cảnh sát biển tỉnh Hải Nam khám xét, trục xuất tàu nước ngoài vào các khu vực có tranh chấp ở Biển Đông mà Trung Quốc nhận là lãnh hải của mình.
No comments:
Post a Comment