Đền thờ Nhật Bản
Nhật Bản là nơi phối hợp Phật Giáo, Thần
Giáo. Thần giáo của Nhật là một văn hóa đặc biệt về tín ngưỡng và tôn giáo nước
này. Thần đạo xuất hiện từ
trước Công nguyên, nhưng hệ thống tín ngưỡng tôn giáo phát triển khá chậm, các
nghi lễ được thực hiện trong hang đá hoặc những địa điểm linh thiêng, và hầu
như không có tên gọi. Thần
đạo có rất nhiều các thần thánh, có đến 8 triệu thần (神 hay kami). Một số các vị thần này
được nhân cách hóa, phần lớn khác là các thần liên quan đến thiên nhiên như linh hồn của Đất, Trời, Mặt Trăng,
cây cỏ, hoa lá và cả các thú vật khác.
Ta
không thể liệt kê hết các vị thần này, song có vài vị thần ta nên biết. Đầu
tiên là: Izanagi và Izanami môt cặp vợ chồng đã tạo ra nước Nhật. Izanagi từ trên cầu Ame-no-ukihashi dùng
ngọn giáo thần Ame-no-nuboko nhúng vào đại dương và khuấy. Khi ngọn giáo
được rút lên nước biển nhỏ xuống tạo thành một hòn đảo. Izanagi và Izanami xây
dựng một lâu đài và sinh ra 8 hòn đảo mới, gộp thành phần lớn nước Nhật ngày
nay. Izanagi là cha của Đại Thần Thiên Chiếu, Tsukiyomi và Susa-no-O.
Amaterasu-Ōmikami hay Thần Mặt Trời, là vị nữ thần được sinh ra từ mắt trái của ,Izanagi khi ông rửa mặt sau khi trở về từ
Suối Vàng. Sau đó, Susa-no-O
được sinh ra từ mũi của Izanagi khi ông rửa mặt sau khi trở về từ Suối Vàng. Amaterasu mang lại ánh sáng và hơi
ấm cho vạn vật. Một
hôm, ngừơi em trai là
Susa-no-O cãi nhau với Amaterasu và ném một con lừa chết vào phòng thêu làm
chết một cô hầu gái. Con lừa này
là vật được dâng tế cho Amaterasu. Amaterasu tức giận và tự nhốt mình
trong hang đá, khiến thế giới chìm vào bóng tối. Ame-no-Uzume và các vị thần
khác đã tìm cách lừa Amaterasu ra bằng một lễ hội ầm ĩ và một chiếc
gương đồng.
Amaterasu được xem là tổ tiên của người
Nhật, và bà đã tặng chiếc gương đồng "bát chỉ" "bát phản quỳnh khúc ngọc" (Yasakani no Magatama) và thanh gươm Thảo Thế (Kusanagi-no-Tsurugi). Ngày nay thanh gươm được giữ tại thần
cung Atsuta.
Susa-no-O
Tsukuyomi (月読 Nguyệt Độc) là thần Mặt Trăng, em trai của
Amaterasu. Tsukuyomi được sinh ra từ mắt phải của Izanagi khi ông rửa mặt sau
khi trở về từ Suối Vàng. Một hôm Amaterasu sai Tsukuyomi đi thay mình đến dự tiệc
của Bảo thực thần . Bảo thực
thần lần lượt nhìn vào biển, rừng và đồng lúa rồi nôn ra cá, thịt và một chén cơm,
mời Tsukuyomi ăn. Tsukuyomi tức giận đánh chết Bảo thực thần. Từ đó Amaterasu không thèm nhìn mặt
em trai. Vì vậy mà khi nào có
Mặt Trăng thì Mặt Trời đi chỗ khác cùng ngược lại.
Tsukuyomi
Đền Tsukuyomi ở Kyoto
Cuốn Nhật Bản thư kỷ tương tự như Heimskringla
của các nước thuộc Bắc Âu
Châu, trong đó các vị vua chúa đều
cho rằng mình là con cháu của các vị thần, ở đây là nữ thần Mặt Trời Amaterasu.
Do đó cờ nước Nhật có hình Mặt Trời và nước này còn được người ta biết đến tên
Thái Dương Thần Nữ.
Đến
thế kỷ 6, Phật Giáo phát triển mạnh và hấp thu tôn giao này vào môt ngành. Mãi
cho tới thời Minh Tri Thiên Hoàng 1868, thì chính phủ Nhật mới ra lệnh tách
Thần Giáo ra khỏi Phật Giáo. Dù sao thì tôn giáo này vẫn mang nhiều sắc thái
Phật Giáo.
Một
đền thờ thường phải có một cổng (người Nhật gọi là torii) hay sơn đỏ và phần
chánh điện gọi là thần xã (jinja). Khu vực linh thiêng nhất là sảnh điện bên trong
bản điện (honden), chỉ có các thần chủ (người chủ trì đền-kannushi) mới được phép vào làm lễ. Phụ giúp cho
thần chủ là các vu nữ (巫女 miko).
Các vu nữ có nhiệm vụ chăm sóc các
ngôi đền. Vu nữ thường mặc kimono trắng với quần hakama đỏ, và
bít tất tabi. Ngày xưa các vu nữ bắt buộc phải là trinh nữ.
Torii vào đền Izushi
Còn khu vực sân bên ngoài cho phép người
ngoài đến viếng đền, uống nước, mua sắm hay đi tham quan. Thường các đền thờ có
bán đủ loại bùa đem lại may mắn (cầu con, sức khỏe, tình yêu, tránh tai nạn). Đền thờ thường có giếng nước hay nơi đựng nước để người đến rửa mặt và
tay để tẩy trần trước khi vào sâu hơn.
Một
đặc điểm khác ở các đền Thần Giáo là Hội mã (絵馬 ema). Hôi Mã thường được treo trước đền, làm bằng những thẻ gỗ. Trên đó người ta viết điều ước của mình lên. Những thẻ này
được để bên ngoài torii để
thần có thể đọc và hoàn thành điều ước. Hội mã nghĩa là "ngựa vẽ", vì
ngày xưa người giàu thường dâng ngựa cho đền, nhưng ngày nay chỉ dùng
"ngựa vẽ trên thẻ gỗ". Ngày nay những người trẻ tuổi thường ước
chuyện tình yêu đẹp đẽ, hay ước không cần học bài mà vẫn thi đậu. Thời xưa các ema được làm rất công phu và
đẹp, trang trí bằng họa tiết
theo lối Ukiyo-e (浮世絵), Ngày nay, các ema trông rất xấu, vì nhiều người chữ
xấu, học dở mà vẫn ước đủ thứ.
ItsukushimaTorii
Thần xã Itsukushima
Trong
lý thuyết của tôn giáo này không giới hạn con người mà chỉ khuyên chúng ta chớ
làm ác và việc làm là phải minh bạch. Giết người là điều tối kị.
Đền Horyu-Ji
Tuy
nhiện, đền Yasukuni bị nhiều nước chống đối vì là nơi thờ các chiến sĩ đã hy
sinh cho Thiên Hoàng, mà hy sinh này lại đi giết người ỏ các nước khác.
Tiền thân của đền thờ này là Tōkyō
Shōkonsha (東京招魂社 hay Đông Kinh Chiêu Hồn xã), "đền gọi hồn người chết tại Tokyo",
được xây dựng tại cố đô Kyoto vào năm 1886. Đến năm 1875, Thiên hoàng Minh Trị
quyết định dời Tōkyō Shōkonsha về Tokyo và đổi tên thành Yasukuni với mục đích
biến đền này trở thành một địa điểm linh thiêng, đề cao bản sắc dân tộc và là
nền tảng tinh thần cho Nhật Bản.
Đến tháng 10 năm 2004, đã có trên 2
triệu người lính Nhật Bản và thuộc
địa của Nhật Bản được ghi tên trong đền Yasukuni.
Đền Yasukuni
Hiện nay, đền Yasukuni trở thành một địa
điểm gây tranh cãi không chỉ trong xã hội Nhật Bản và cả ở một số quốc gia đã
từng bị Nhật Bản xâm lược vì trong người lính trên có cả những người tham gia
lực lượng phát xít Nhật và bị coi như những tội phạm chiến tranh trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Các nước TQ, Hàn Quốc và Triều Trên luôn phản đối việc này vì không chấp nhận việc thờ phụng những tội phạm
chiến tranh. Các lần đến thăm đền của Thủ tướng Nhật Bản dù với tư cách cá nhân
hay nhà nước đều luôn dẫn đến căng thẳng về ngoại giao giữa Nhật Bản với các
quốc gia trên.
Nhiều
đền thờ của đạo này cũng có các vẽ đẹp quyến rũ, khác biệt.
Tuy
nhiên chùa Kinkaku hay Kim Các Tự là nơi thu hút nhiều du khách nhất Kyoto. Chùa
này được xây dựng từ năm 1394 bởi tướng quân Ashkaga Yoshimitsu.
Chùa Kinkaku sau cơn hỏa hoạn 1950
Đến năm 1950 bị
một nhà sư Hayashi Yoken, 22 tuổi, thiêu rụi. Năm năm sau, đền thờ được tái xây dựng dựa
trên bản gốc và vẫn tiếp tục thu hút du khách.
Chùa Kinkaku mùa đông
Chùa Kinkaku
Ushiku
Daibutsu
Ushiku Daibutsu là pho tượng cao nhất thế giới vào thời
điểm 1993. Chiều cao pho tượng là 120 m.
Pho tượng này nằm ở tỉnh Ushiku trung bộ đảo Honshu- đảo lớn nhất Nhật Bản. Nay
pho tưọng cao thứ nhì thế giới, sau Trung Nguyện Đại Phật của TQ.
Ushiku Daibutsu
No comments:
Post a Comment