CHƯƠNG 03 (tt)
XI/ Đánh
Miến:
C- Cuộc xâm lăng
Cùng thời gian
ấy, Hốt Tất Liệt đã hoàn toàn chiếm Trung Quốc. Năm 1271 Hốt Tất Liệt gửi sứ
đoàn đến, vua Narathihapate không tiếp đón. Đến năm 1273,
Nguyên Mông lại cử một đoàn ngoại giao thứ hai đến bắt Pagan phải thần phục.
Vua Narathihapate cho hành quyết sứ đoàn này.
Một thời gian trôi qua, vua Narathihapate không thấy Nguyên Mông động
quân, nên nghĩ rằng Nguyên Mông không dám đánh đế quốc ông. Thật ra quân Nguyên
lúc ấy mới bắt đầu chuẩn bị đánh Nhật (1274).
Năm 1277, Vua Narathihapate liền cho một đạo quân có vài
trăm voi trận tiến đánh tiểu quốc Kaungai sát với vùng Bhano của Pagan (nay nằm
ở đông bắc Miến Điện giáp với Vân Nam, Trung Quốc). Kaungai lúc ấy đã thần phục
Nguyên Mông.
Đơn vị lính
Nguyên Mông ở Vân Nam được lệnh bảo vệ.
Hai bên gặp nhau
tại Ngasaunggyan. Lúc đầu ngựa Mông Cổ hoảng vía vì voi trận, sau đó các tướng
Mông Cổ cho lệnh dùng cung tên, và phóng lao vào voi. Đàn voi bị thương phóng
chạy tán loạn, đạp lính Pagan chết nhiều. Quân Nguyên Mông tràn theo đuổi đánh
quân Bagan về tới Bhano (Sampanago) mới thôi.
Vào cuối năm
1277 và sau trận Miến tấn công Kaungai ít lâu, Hốt Tất Liệt ra lệnh cho Naser
ad-Din, con trai của Saiyid Ajall thủ lãnh đất Vân Nam, tiến lại đánh Pagan.
Saiyid Ajall là một người đạo Hồi rất tin cẩn của Hốt Tất Liệt.
Neser
ad-Din cho quân tràn sang Bhamo thì gặp quân của vua Narathihapate, với một đàn voi trận. Ngựa gặp voi hoảng vía, nhưng Neser ad-Din
cho quân lui vào rừng. Narathihapate xua quân đuổi theo. Khi vào
trong rừng thì bị dây rợ cột từ cây này sang cây khác chằng chịt như mạng nhện,
voi chạy không được. Đây chính là bẫy mà neser ad-Din cho lập ra. Lúc ấy bộ
binh và kị binh xông ra, đánh quân Miến chạy về Pagan. Quân Mông ở đây một thời
gian rồi trở về Vân Nam. Theo Stephen Turnbull viết lý do rút về là vì quá nóng:
“ cuối cùng nóng đã làm họ mệt nhoài”
(heat finally exshauted them).
Trên
trang wikipedia thì viết: Cuối năm 1277,
Naser ad-Din, con trai của Saiyid Ajall thủ lãnh đất Vân Nam tiến lại đánh
Bhamo và chủ ý lập hệ thống liên lạc (bưu điện) đã có trên toàn lãnh thổ đế
quốc Mông Cổ, sau khi đánh bại địch. Nhưng cái nóng chết người bắt ông ta phải
triệt thoái khỏi Miến. Ông ta trở về Đại Đô (Bắc Kinh) với 12[1] con
voi rồi dâng lên thủ lãnh Hốt Tất Liệt. [In the end of 1277, Yunnan governor's son Naser
ad-Din attacked Bhamo again and tried to
establish postal system which had already covered Mongol Empire after defeating
enemies. But deadly heat forced him to left Burma. He returned to Dadu
with 12 elephants and gave them to his master Kublai khan in 1279.]
Bản đồ quân Nguyên đánh Bagan năm 1287.
Năm 1283, Narathihapate lại đem quân sang đánh Ngasaunggyan lần nữa, lại bị đẩy lui. Tuy
vẫn bị nóng chết người nhưng quân Nguyên vẫn tiến về Bagan. Narathihapate chống không lại chạy trốn
xuống vùng Bassein. Từ đó người Pagan gọi ông là vua “Tarokpyemin”,
tiếng Miến có nghĩa là “Ông vua chạy trốn Trung Quốc”.
Năm 1287, vua Narathihapate thấy tạm yên, ông quay lại
thành phố Prome để trấn chỉnh lại đất nước. Khi ông ta trở về đến Prome để tái
kiến thiết thì con trai ông hoàng tử Thihathu (Sihasùra) đã đầu độc ông
chết.
Ngay sau đó, Hốt
Tất Liệt thấy đế quốc Pagan rối loạn liền cho cháu là Esen- Temur[1]
đem 7000 quân kị binh tấn công trả đũa. Theo wikipedia thì số quân của Miếm
tham dự trong cuộc chiến là từ 10000 đến 40000 dưới quyền chỉ huy của chính
Thihathu. Nhưng cũng có website lại viết Thihathu điều kiển một đạo quân 60000
người và 2000 con voi trận, nhưng phải bỏ chạy.
Quân Mông đi
đánh đông sang tây quanh Bagan và cũng bị thiệt hại nặng nề vì các cuộc du
khích chiến, phục kích. Năm 1288, quân Nguyên
Mông lập một đạo quân ở lại bảo vệ kinh thành Bagan rồi thiết lập một chính phủ
bù do hòang thân Kyawswa[2]
cầm đầu, trông coi đế quốc này, trước khi họ rút lại về Vân Nam[3].
Lúc ấy, các địa phương không nghe theo chính phủ bù nhìn ở Bagan lẫn Thihathu.
Đế quốc thứ nhất
của Miến tan rã từ đó. Theo quyển sách: Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên
Mông thế kỷ XIII đã viết khi quân Nguyên tấn công, vua Miến là Narasìhapati đã
bỏ thành chạy. Sau khi Narasìhapati chết, con trai là Sihasùra đã giết anh là
Urzanà để đoạt ngôi…năm 1287, quân MC đã chiếm được kinh đô Pagan, vương triều
Pagan đổ.
D- Hậu Quả
[1] Đây là tên mà tôi dựa vào quyển “Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400”. của Stephen
Turnbull và từ wikipedia.
Sau này Esen- Temur nối ngôi Hốt Tất Liệt.
Theo “China-
Empire and Civilization” thì đây là Temur Oljeitu.
Theo lịch sử thì còn vài người tên Temur nối ngôi Nhà
Nguyên sau này. Một Temur khác và còn được viết là Timur (tĭm r`) hay Tamerlane
(tăm`ərlān), sinh 1336 và mất 1405. Người ta còn biết
đến dưới tên Timur Leng [Timur the lame]. Người lập ra đế quốc Timur và triều đại Timurid (1370–1405) in ở Trung Á. Triều đại này
sống còn cho đến 1857 và được thế giới biết qua tên đế quốc Mughal ở Ấn Độ. Triều đại này xây Taj Mahal
nổi tiếng và là một trong bảy kỳ quan của
thế giới.
- Hậu Quả
Theo History Channel & History .com và New World Encyclopedia thì từ
lúc này Miến bị chia làm hai phần. Từ Bagan trở lên thì vẫn nằm dưới chính phủ
bù nhìn thân Nguyên Mông. Phần hạ lưu hai con sông Salween và Irrawaddy thì
chống lại và đặt căn cứ tại
Pegu. Trong khi ấy, wapedia.com lại viết vua Tribuhuvanaditya ( em trai
của Thihatu) xin thần phục Mông Cổ. Lúc ấy Hốt Tất Liệt đã qua đời, và hòang đế
mới nối ngôi là Esen Temur mới ngưng việc đánh Miến Điện.
Câu chuyên dâng
voi trên không biết đúng hay sai, nhưng sau này vào năm 1287 Hốt Tất Liệt đích
thân chỉ huy trận đánh nhau với một tướng Mông Cổ làm phản tên Nayan đã dùng
voi để cỡi. Theo Stephen Turnbull, nhà Nguyên đã làm một cái kiệu lộng lẫy đặt
trên bốn con voi (Trong sách này không có hình vẽ). Đây là điểm nhà Nguyên đã
học từ các nước Đông Nam Á.
John S Major
trong quyển “The Land and People of Mongolia” Tuy không thành công chinh phục
hoàn toàn Miến Điện, nhưng Nguyên triều cũng đã nới rộng lãnh thổ đến một phần
các quốc gia sau đây: Miến, Thái Lan và Lào cùng phía đông của Ấn Độ cùng
Bangladesh ngày nay.
Hình Hốt Tất Liệt trên kiệu voi đánh trận
hình từ Library of Congress
[3]
Theo wikipedia thì chính phủ bù nhìn
được lập từ năm 1283.
[1]
Tuy rằng Đại Việt, Miến và, Chiêm Thành đều dùng voi trận. Nhưng mỗi nước có
cách đánh khác nhau. Theo Stephen Turnbull thì quân Chiêm có hai người ngồi
trên con voi; một người điều khiển, còn một người cầm nỏ bắn. Người Miến lại
làm một cái kiệu ngồi rất lớn mà 6 người ngồi trên ấy. Trong Khi Đại Việt thì
chỉ một ngừơi điều khiên con voi và con vật này lấy ngà đâm đối thủ, lấy vòi quăng
quân giặc.
No comments:
Post a Comment