Nhân
cảnh nghèo của Chín tôi đăng một bài thơ của Cao Bá Quát tả lại một cô cái nghèo.
Cao Bá Quát con ông Cao Bá Nhạ, tác giả Tự tình khúc,
sinh khoảng năm 1809
tên tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiên.
Ông
là người làng Phú Thị, huyện Gia
Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Phú Thị huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội.
Ông là con Cao Tửu Chiếu, tuy không đỗ đạt nhưng là một nhà nho khá nổi danh;
và là em song sinh với Cao Bá Đạt. Thuở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo khó, nhưng nổi
tiếng là trẻ thông minh, chăm chỉ và văn hay chữ tốt. Năm 14 tuổi, ông trúng
tuyển kỳ thi khảo hạch ở Bắc Ninh. Năm Tân Mão (1831) đời vua Minh Mạng, ông thi
hương đỗ á Nguyên tại trường thi Hà Nội, nhưng đến khi duyệt quyển, thì bị bộ Lễ
kiếm cớ xếp ông xuống hạng cuối cùng trong số 20 người đỗ cử
nhân. Sau đó trong chín năm, cứ ba năm một lần, Cao Bá Quát vào kinh đô Huế dự
thi Hội, nhưng lần nào cũng bị đánh hỏng.
Năm 1841, lúc này ông đã 32 tuổi, mới được
quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử lên triều đình, triệu vào Huế để nhận một chức tập
sự ở bộ Lễ (hành tẩu). Tháng 8 năm đó, ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa
Thiên, thấy một số bài thi hay nhưng có chỗ phạm trường quy, ông bàn với bạn
đồng sự là Phan Nhạ rồi lấy son hòa muội đèn chữa giúp 24 quyển. Việc bị phát
giác, giám trường thi là Hồ Trọng Tuấn đàn hặc, ông bị bắt giam, bị tra tấn rồi
bị kết vào tội chết. Nhưng khi án đưa lên, vua Thiệu Trị đã giảm cho ông từ tội
trảm quyết xuống tội giảo giam hậu, tức được giam lại đợi lệnh.
Sau gần ba năm bị giam cầm khổ sở, ông
được triều đình tạm tha.
Về Hà Nội, ông dạy học nhưng luôn sống trong
cảnh nghèo và bệnh tật. Ở đây
những lúc rỗi, ông thường xướng họa với các danh sĩ là Nguyễn Văn Siêu...
Sau ba năm bị thải về, Cao Bá Quát nhận
được lệnh triệu vào kinh (1847) làm ở Viện Hàm lâm, lo việc sưu tầm và sắp xếp
văn thơ. Được hơn một tháng, ông nhận lệnh đi công cán ở Đà Nẵng, rồi trở về
công việc cũ. Thời gian ở kinh lần này, ông kết thân với các văn nhân như Nguyễn
Hàm Ninh, Đinh Nhật Thận, Nguyễn Phúc Miên Thẩm, Nguyễn Phúc Miên Trinh...và
ông đã gia nhập Mạc Vân Thi xã do hai vị hoàng thân này sáng lập.
Năm 1851, không được lòng một số quan lớn tại triều, Cao
Bá Quát phải rời kinh đô Huế đi làm giáo thụ ở phủ Quốc Oai (Sơn Tây). Một lần nữa, ông lại trở về quê để cùng khổ với
dân, để suy nghĩ thêm về những chính sách hà khắc của triều đình, để thêm quyết
tâm đánh đổ nó.
Giữa năm 1853, lấy cớ về nuôi mẹ già, ông xin thôi dạy học.
Gặp lúc vùng Sơn Tây bị hạn nặng, đời sống người dân hết sức đói khổ. Khoảng cuối năm 1854, Cao Bá Quát tham gia lãnh đạo (tự
lãnh chức quốc sư) cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Lương (tỉnh Sơn Tây), do Lê Duy Cự cầm
đầu. Triều đình đem quân dẹp và ông bị bắn chết tại trận năm 1855.
暮 橋 歸
女
Mộ kiều[1] quy
nữ
思 量 寒 苦 未 當 饑
思 量 寒 苦 未 當 饑
Phong lộ quá kiều hồn[7]
bất ác,
倚 門 應 有 望 儂 歸
倚 門 應 有 望 儂 歸
Cao Bá Quát
Cô gái từ trên cầu
trở về lúc buổi tối
So sánh lạnh vẫn còn thua đói.
Trấu bám xiêm sáng chói như châu.
Gió sương run rẩy qua cầu.
Nhớ người tựa cửa âu sầu trông mong.
VHKT
Lạnh cùng với đói thấy mà ghê.
Trấu bám áo xiêm mới được thuê.
Sương gió qua cầu làm giá buốt
Nhớ người tựa cửa ngóng trông về.
VHKT
No comments:
Post a Comment