CHƯƠNG 03 (tt)
C- Cuộc xâm lược:
Cuối năm 1292,
một hạm đội gồm 1000 tầu (theo factsanddetails.com) chở 20000 đến 30000 quân Nguyên Mông xuất phát từ
Quảng Châu nhắm hướng nam tiến tới. Theo quyển “Indonesia in Picture” Jeffrey Zuehlke thì lương thực của chuyến đi
dự trù cho một năm mà thôi. Tuy nhiên, chúng cũng ó thể ăn cướp lương thực từ
dân chúng. Hạm đội này đặt dưới quyền tiết chế của tướng Mông Shi-bi, với phụ
tá là Ike Mese người Uyghur cùng Gaoxing người Trung Hoa. Sau nhiều tháng lênh
đênh trên biển, đầu năm 1293, hạm đội cập bờ biển Nam Dương ở vùng Rambang
trung bộ đảo Java ngày nay. Theo Stephen Turnbull thì biển rất động vì họ chọn
con đường đi giữa biển khơi chứ không cặp theo bờ. Stephen Turnbull trích một
đoạn của một thủy thủ trong đoàn và dịch sang tiếng Anh như sau: Gió thổi rất mạnh, biển rất động. Các con
tầu nhô lên, hụp xuống dữ dội và binh sĩ không thể ăn uống trong nhiều ngày. [1] (The
wind was very strong and the sea very rough, so the ships rolled heavily and
soldiers could not eat for many days)[2]
Bản đồ quân Nguyên Mông
hành quân
Trong khi ấy,
quân phiến loạn chiếm được kinh đô của Java, giết chết vua Kertanadara. Phò Mã
Vijaya, phải chạy về thành Modjopait (Mayapahit). Quân phiến loạn đuổi theo vây
hãm thành.
Tại Rambang,
tướng Shi-bi chia quân Nguyên chia làm hai: một nửa đổ bộ lên bờ còn một nửa
tiếp tục đi về hướng đông. Cả hai nhóm sẽ hẹn gặp tại Surabaya. Một điểm làm
quân Nguyên ngạc nhiên là sức chống cự rất yếu đuối, chẳng thấy quân của triều
đình đâu cả. Đến tháng năm năm ấy, hai đạo quân gặp tại điểm hẹn. Họ đã không
biết chuyện quân triều đình lúc ấy đang cố chống lại quân phiến loạn.
Jijaya liền nghĩ
ra một phương pháp: “dĩ độc trị độc”. Ông liền cho sứ giả đến Surabaya nói với
tướng chỉ Nguyên Mông tuy rằng bản thân ông muốn hàng Mông lâu rồi, kẹt nỗi cha
vợ của ông là vua Kertanagara thì chống. Nhưng nay, ông vua này đã băng hà, nên
ông sẵn sàng làm tất cả những gì mà họ muốn. Ông cũng cho dâng bản đồ, đường
xá, sông ngòi và cho biết địa điểm tổng hành dinh của quân phiến loạn đang bao
vây ông. Ông yêu cầu quân Nguyên Mông giúp ông tiêu diệt quân địch thủ rồi hẹn
ngày cùng đánh. Quân Nguyên chấp nhận liền, và cho tiến quân đến Modjopait giải
vây cho Vijaya. Quân phiến loạn nhiều lần chặn đánh quân Nguyên, nhưng làm sao
chống nổi với đám lính thiện chiến này?
Stephen Turnbull
dịch một đoạn của nột người Hoa trong đoàn như sau: Sĩ quan tư lệnh của quân triều đình (Nguyên Mông) lập trại theo hình
cánh cung trên bờ sông và để thuyền bè dưới quyền chỉ huy của một tư lệnh khác
điều khiển 10000 quân. Hạm đội hải quân trên sông và kị binh cũng như bộ binh
trên bờ đồng loạt tiến tới. Hi-Ning-Kuan một tướng chỉ huy người Java thấy vậy
bỏ chạy suốt đêm. Từ đó, hơn 100 chiếc tầu lớn, có đầu quỷ ở cuối tầu bị (quân Nguyên)
tịch thu. (The commander of the imperial (Mongol) army made a camp in the
form of a crescent on the bank of the river and left the ferry in charge of a
commander of ten thousand; the fleet in the river and the cavalry and infantry
on shore then advanced together, and Hi-Ning-Kuan (a Javanese commander) seeing
this, left his boat and fled overninght, whereupon more than a hundred large
ships with devil’s heads on the stern, were captured.)[1]
Đúng ngày giờ
pháo hiệu nổ. Quân Nguyên tiến lên thì quân của Vijaya cũng mở cửa thành đánh
ra. Quân phiến loạn thua, phải lui về thành Daha (nay là Keridi). Quân Nguyên
đuổi theo tiêu diệt đám này.
Quân Nguyên sau
đó đòi tiền của cống nạp, vị phò mã này không muốn cho lại nghĩ ra cách khác.
Ông nói của cải nằm ở kinh đô, nên nhờ quân Nguyên yểm trợ ông về chỗ ấy.
Nguyên Mông cũng cho một số nhỏ đi yểm
trợ. Giữa đường, ông cho lính tàn sát đám quân Nguyên yểm trợ. Một số chạy
thoát về báo. Quân Nguyên lập tức cho đạo quân chính lên đánh Vijaya. Nhưng đây
là rừng rậm, lại là địa bàn của người Nam Dương, nên Vijaya lập tức cho lập
phục binh. Khi quân Nguyên lọt vào trận bị phục binh tràn ra đánh giết chết
3000 quân. Số còn lại chạy thoát ra biển về tới căn cứ. Thấy tổn hại nhiều, lại
thời tiết nóng nảy, quân Nguyên này đành rút quân. Cũng dựa vào quyển “Genghis
Khan & the Mongol Conquests 1190-1400” thì Lúc này có gió nam, nên quân
Nguyên Mông phải ra về, nếu không họ sẽ phải ở lại thêm một năm nữa và có thể
chịu thêm tổn thất.
D- Hậu quả.
Với nhiều tù
binh, vàng, bạc sừng tê giác đem về, vị tướng tư lệnh Shi-bi đội hải thuyền này
không thoát khỏi hình phạt. Ông ta bị 70[2]
roi và bị tịch thu 1/3 tài sản vì tội để Vijaya chạy thoát. Theo Wikipedia thì
Ike Mese, không bị đòn nhưng bị tịch thu 1/3 tài sản. Tướng Gaoxing thì được
thưởng 50 lạng vàng vì có công bảo toàn lính Nguyên không bị tiêu diệt.
Sau lần chinh
phục thất bại của nhà Nguyên, Vijaya lập nên triều đại Majapahit thật rực rỡ
cho nước Nam Dương. Majapahit kiểm soát hết các quần đảo và cả Mã Lai. Như vậy
con đường hàng hải giao thông qua eo Melaka và Sunda đều nằm trong phạm vi trị
vì của Vijaya. Theo Jeffrey Zuehlke thì triều đại này là triều đại vẻ vang nhất
của lịch sử Nam Dương.
[1] Trang
85- Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400.
[2] Quyển Genghis
Khan & the Mongol Conquests 1190-1400 thì viết 17 roi.
[1]
Điều này rất có lý. Theo kinh nghiệm bản thân, sau năm 1975, tôi đã từng đi làm
ngư phủ và đã từng đi đánh cá xa bờ khoảng 20 km, trong mùa từ tháng 11 đến
tháng 3 rất nhiều lần. Trong mùa này là mùa gió bấc. Tuy không có bão, nhưng
gió mạnh thổi liên tiếp từ ngày này sang ngày khác, nên tạo ra những đợt sóng
khổng lồ. Có thể các nhà hàng hải Trung Quốc đã chọn mùa này để đi vì họ có thể
lợi dụng gió bấc đề di về nam dễ dàng hơn với các cánh buồm.
[2] Trích từ
trang 85, quyển Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400.
No comments:
Post a Comment