III- Trung Cộng Quật Khởi- Gây Hấn.
Kể
từ ngày Mỹ rút chân ra khỏi Đông Dương thì Trung Cộng hoàn toàn rảnh tay ở Biển
Đông vì không đối thủ. Nhưng trước nhất họ phải tăng cường, tối tân hóa hải
quân của họ. Sau cuộc thất bại chiến tranh biên giới với Việt Nam, năm 1979,
Trung Cộng đã nhận ra một lỗi lầm là vũ khí của họ quá thô sơ và đó là một lý
do của sự thất bại ấy. Ngay năm 1980, Trung Cộng bắt đầu xây đắp một lực lượng
hải quân hùng mạnh với các tầu chiến tối tân cùng một lực lượng tàu ngầm đáng kể.
Tiếp theo một
may mắn khác đến với Trung Quốc. Năm 1991, Liên Xô tan rã làm các chương trình
về kỹ nghệ vũ khí của họ bị đình trệ. Trung Quốc nhanh nhẹn chen chân, tranh
đua với Nga làm hàng thứ nhì của biển khơi.
Kể từ ngày quân
lực Trung Cộng được thành lập chống Trung Hoa Dân Quốc, hải quan chỉ là một
nhánh nhỏ hộ trợ cho lục quân. Nhưng sau khi cải tiến năm 1990, hải quân của họ
đã tách riêng đọc lập.
Trên trang web của Allacademic reseach, tác giả Olivier
Zajec Meta đã viết:
“Có
nhiều xung đột chưa giải quyết. Trung Quốc đòi chủ quyền hoàn toàn trên 4 triệu
cây số vuông lãnh hải.”
Theo
Trung Quốc, Trịnh Hòa là người Hồi ở Đại
Lý ( Vân Nam). Hốt Tất Liệt và Ngột Lương Hợp Thai (Đài) thôn tính nước này năm
1354. Khi Minh Thái Tổ lật nhà Nguyên thì quân Minh nương đó chiếm luôn Đại Lý.
Sau khi quân đội nhà Minh chiếm đóng Vân Nam, ông đã bị bắt giữ khi còn là
một cậu bé con và bị hoạn, vì thế ông đã trở thành một thái giám phục vụ cho
hoàng đế thứ ba của nhà Minh - Minh Thành Tổ (trị vì từ 1403 đến 1424).
Theo TQ, triều đại nhà Minh (1358-1644), Trung
Quốc bỏ dở các công cuộc chinh phục biển khơi ở thế kỷ 15 của thái giám đô đốc
Trịnh Hòa với hơn 300 thương thuyền thám hiểm các đại dương.
Đô đốc Trịnh Hòa
Cùng năm ấy- 1990, một con tầu huấn luyện của TQ
mang tên Trinh Hòa vượt đại dương thăm viếng Mỹ, để biểu lộ sức mạnh đang lên của
họ.
Nhưng muốn nói gì đi nữa thì TQ chỉ có hạm đội đi ven
bờ nhiều ngày tháng, chứ vẫn chưa làm được chuyện vượt Đai Dương như Kha Luân Bố
của Âu Châu.
Theo Olivier Zajec Meta thì:
“Kể từ 1980, TQ đã
nỗ lực rất nhiều về hàng hải. Xưởng đóng tàu Trung Quốc đang nắm bắt cơ hội và
làm việc cật lực từ Hoàng Hải đến Nam Hải. Các căn cứ hải quân, bến sông, đê biển,
căn cứ phòng vệ tiềm thủy đĩnh (gồm cả căn cứ nguyên tử Sanya trên đảo Hải Nam)
đang phát triển và canh tân khi kinh tế quốc gia đang kỳ nở rộ, mà nền ngoại
thương của nó lệ thuộc 90/100 vào đường biển.
Năm 2006 những kỹ nghệ liên quan đến biển chiếm 10/100 tổng
sản lượng quốc gia và 7 trong số 20 hải cảng quan trọng nhất trên thế giới là của
Trung Quốc. Nỗ lực Trung Quốc gồm cả mục tiêu quân sự lẫn dân sự. Cùng với những
kiến tạo hải quân, kế hoạch kỹ thuật cao về hàng hải được tài trợ song song những
dự án củng cố sự tự quản của hạm đội, như hệ thống định vị bằng vệ tinh, gọi là
Bắc Đẩu (Beidou), hệ thống giám sát hàng hải và xưởng đóng tàu.
Năm 1995 Trung Quốc đứng hàng thứ 3 về kỹ nghệ đóng tàu
dân sự sau Nhật và Đại Hàn và đang ráo riết đuổi kịp. Với 2 tập đoàn kinh doanh
khổng lồ, công ty đóng tàu Quốc Doanh và công ty Kỹ Nghệ đóng tàu Trung Quốc
(China State Shipbuilding Corporation and China Shipbuilding Industry
Corporation) Trung Quốc có triển vọng trở nên quốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới
năm 2020. Kế hoạch quốc gia Trung Quốc không phân biệt tàu quân sự hay dân sự
và cả hai được đóng tại cùng một xưởng.”
Đến
nay, sau một thời gian ba chục năm, Trung Quốc có một lực lượng hải quân khổng
lồ, đứng thứ hai sau Hoa Kỳ với:
1
Hàng Không Mẫu Hạm (tân trang Varyag mua của Nga),
5
tầu ngầm có khả năng phóng hỏa tiễn liên lục địa,
5
tầu ngầm nguyên tử,
48
tầu ngầm thường.
26
Diệt lôi hạm.
51
chiến hạm nhỏ
132
tầu phóng hỏa tiễn.
20
tầu phóng diện lôi hạm.
160
pháo thuyền.83 tầu đổ bộ.
480
thuyền đổ bộ.
Cộng
thêm vào đó là 250000 thủy quân kể cả thủy quân lục chiến.
Đó
là dựa vào nguồn tin từ Wikipedia.
Đây là về số lượng tầu thuyền chứ không
kể về khối lượng nước bị rẽ hay trọng tải choán nước. Thiết tưởng ta cũng nên
nói qua về khối lượng nước bị rẽ. Con số này cho ta hình dung được bề thế của
con tàu. Đây là khối lượng nước mà con
tàu chiếm vì phần chìm của nó. Khối lượng này bằng trọng lượng con tàu, không
chở vật gì.Đó là cách tính dưa theo nguyên lý Archimedes. Ta cũng nên nhớ rằng
một mét khối nước có trọng lượng là 1 tấn (trung bình). Thí dụ với con thuyền trên
sông dài 8 m, trang bị một máy nhỏ thì khối lượng nước rẽ là 1 tấn, nhưng con
tàu chiến có chiều dài 200 m, bề ngang 20 m và bọc sắt dày cả tấc thì khối lượng
nước rẽ lên tới trên 10000 tấn. Một điểm
khác mà ta phải chú ý tới là trọng lượng rẽ nước khác với trọng tải con tàu. Một
con tàu có trọng lượng rẽ nước là 1 tấn thì có khả năng chở trên 1 tấn, tùy
theo cách thiết kế con tàu. Bạn cứ tưởng tuong một cái thau lượng rẽ nước chỉ
vài trăm gram nhưng bạn bỏ vào đấy rất nhiều vặt nặng hơn thau nhiều mà nó nổi.
Nói như vậy có khi làm ra 10 con tầu nhỏ chạy ven duyên không bằng 1 con tầu lớn
vượt đại dương.
Tám nước hàng đầu thế giới
về tàu chiến- tính theo khối lượng rẽ nước (tính theo tấn):
Mỹ --------------- 2,900,000
Nga --------------
1,100,000
Trung Quốc ----- 850,000
Anh ---------------
470,000
Nhật --------------
432,000
Pháp --------------
307,000
Ấn Độ -------------
240,000
Ý -------------------
143,000
(Source: Annuaire des
Flottes de Combat, 2008)
Ngoài con số về tàu bè vừa nói, TQ còn một
lực lượng nhân sự đáng kể là 250000 người cùng 35000 cảnh sát tuần tra biên
phòng, 56000 thủy quân lục chiến, 25000 lính không quân điều hành 430 máy bay.(
từ Wikipedia)
Trên phương diện chiến thuật thì chưa hẳn
một con tầu lớn hoàn toàn chiếm thượng phong với 10 tầu nhỏ. Trong trận chiến
Hoàng Sa 1974, VHCH chiếm ưu thế với nhiều tàu lơn hơn, nhưng lại di chuyển chậm
và thiếu chiến thuật.
Cũng vì lý do ấy mà quan niệm về hải
quân đã thay đổi. Từ thế kỷ 15 các trận
hải chiến càng lúc càng nhiều. Người Âu Châu nghĩ làm các chiến hạm càng lớn
càng tốt. Từ đó sinh ra quan niệm tạo thiết giáp hạm. Đến đầu thế kỷ 20 thì các
thiết giáp hạm là các tầu sắt khổng lồ vỏ dày tới mấy chục phân, để chống thủy
lôi và đại bác. Ngày ấy các chiếc tàu này thường được mệnh danh là tầu không
bao giờ chìm. Nhưng khi các hàng không mẫu hạm ra đời thì các chiếu này trở
thành mục tiêu tấn công của máy bay và biến thành vật dễ chìm. Các thiết giáp hạm
của Đức, Anh, Nga, Pháp, Mỹ, Nhật… đều đua nhau lặn thật sâu. Sau thế chiến thứ
hai thì không nước nào chế thiết giáp hạm nữa. Chiếc cuối cùng sử dụng là chiếc
Iowa của Mỹ đã nhả những quả đạn khổng lồ 16 inch vào Iraq, rồi cho về hưu sau
đó, và trở thành một bảo tàng viện nổi ở Los Angeles năm 1990.
Theo trang web của đài VOA ngày thứ bẩy
27-8-2011:
“Ngũ Giác Đài: Trung Quốc sắp trở
thành đại cường quân sự
Theo
bản phúc trình của Bộ Quốc phòng Mỹ công bố thứ Tư vừa qua, Trung Quốc sẽ trở
thành một trong những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới trước năm 2020 và có
thể đe dọa tới sự ổn định của khu vực Á châu Thái bình dương. Trong lúc giới hữu
trách Bắc Kinh nhanh chóng bác bỏ nhận định mà họ cho là “đoán mò” và “suy luận
không hợp lô-gích”, các nhà phân tích nói rằng báo cáo của Ngũ Giác Đài phản
ánh mối quan tâm của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước láng giềng của Trung Quốc ở
Đông Nam Á về việc Bắc Kinh không ngớt đầu tư vào những kỹ thuật và trang thiết
bị quân sự có tính tấn công cùng với thái độ hung hãn của Trung Quốc hồi gần
đây trong các vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo trong khu vực. “
Chỉ
tiếc cho Việt Nam sau các cuộc chiến liên tiếp với Pháp, Mỹ, Campuchia rồi
Trung Cộng thì đã kiệt quệ không còn sức xây đắp hệ thống chiến tranh chống xâm
lược. Mục tiêu chính của Trung Quốc là chiếm tất cả các vùng biển chung quanh họ để đạt
con số 370 km vùng kinh tế, và cho hạm đội họ tung hoành khắp đại dương. Các nơi khác như Đông Hải của họ hay ấn Độ
Dương thì khó vì Mỹ Nhật hiện diện chỉ Nam Hải của họ tức Biển Đông của ta là dễ nuốt nhất.
No comments:
Post a Comment