Monday, February 3, 2014

Các ngôi đền-chùa nổi tiếng 9 (tt)


Bagan hoang tàn
Bagan dưới hoàng hôn
Bagan
            Thời gian này Pagan là kinh đô của Phật Giáo tiểu thừa. Các tu sĩ từ các nước Thái, đế quốc Khmer, Ấn Độ đều về kinh đô Pagan để học, nghiên cứu Phật giáo. Chùa Vàng ở Yangoon được coi là ngôi chùa linh thiêng nhất của đất nước Miến.
Chùa Mingalazedi

Chùa Mingalazedi còn được gọi là chùa Mingalar Zedi nằm trong vùng cố đô Bagan. Chùa này được xây lên trong thời vì vua quá sùng đạo Narathihapate năm 1284. Vì chi phí quá nhiều vào các công trình nên quốc gia nghèo khó. Dân chúng bị đói nên không phụ tùng triều đình. Đến khi Mông Cổ tràn vào dân chúng bỏ chạy, không theo lệnh vua, nên cuối cùng nước bị đô hộ. Giặc Mông Cổ khi vào đến kinh đô Bagan, chúng đã đến phá phác chùa này.

Chùa Mingalazedi

Shwedagon
               Chùa Shwedagon mà chính thức viết là Shwedagon Zedi Daw, nằm phía tây hồ Kandawgyi, trên ngọn đồi  Singuttara, trong thủ đồ Yangon. Nếu dịch chữ Shwedagon ra tiếng Hán Việt thì có nghĩa là Đại Long. Nhưng đối với du khách, đa số chỉ biết tới tên chùa Vàng, vì chùa này được giát vàng.
Theo lịch huyền sử dựa trên web site:


Thì chùa này đã được xây dưng lần đầu cách đây 2600 năm làm ngôi chùa này cổ nhất của Phật Giáo toàn thế giới. Theo đó, năm 588 trước công nguyên, có hai anh em thương gia nước này tên là Taphussa và Bhallika đã đi đến gặp Phật Tổ và xin được 8 sợi tóc, bỏ vào một hộp. Họ quay về nước và được vua Okkalapa trợ giúp. Họ cùng leo lên đồi Singuttara. Khi nhà vua mở hộp đựng tóc ra thì trời đất rung chuyển, sấm chớp tứ phương, tất cả cây cối vùng Hỷ Mã Lạp Sơn đơm bông kết trái, rồi mưa to gió lớn mà hạt mưa là các hạt ngọc. Ngọc ấy tràn đày đến đầu gối.
Xin nhớ đây chỉ là một câu truyện kể lại từ xa xưa thôi nhé.
Vị trí các chùa ở Miến
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà sử học và khảo cổ thì chùa này được xây vào khoảng thế kỷ VI (6) đến thế kỷ X (10).
Đến thế kỷ XIV (14), thì một stupa (mái vòm- chính điện) của chùa bị sụp đổ. Vua Binya U cho xây lại làm chùa cao 18 m. Đến thế kỷ sau, hoàng hậu Shinsawbu cho trùng tu làm chùa cao tới 40 m.
Chùa vàng- 1928
Chùa vàng sau WW II
Một dãy các cuộc động đất kế tiếp và cái tệ hại nhất xảy ra năm 1768 đã làm vòm chánh điện sụp đổ, nhưng vua Hsinbyushin người được mệnh danh là chúa tể của loài bạch tựơng đã cho trùng tu và làm ngọn tháp lên cao 99 m. Đỉnh tháp phần Lọng Vương Niệm được gọi là hti được hiến dâng bởi vua Mindon Min vào năm 1871 sau khi Anh đã chiếm phần dưới nước này. Nhưng một thế kỷ sau, năm 1970 một trận động đất khác làm phần này lệch đi rõ ràng.
            Trong quá trình, chùa Vàng-Shwedagon đã phải trải qua nhiều thời kỳ lịch sử đen tối. Năm 1608, một toán quân Bồ Đào Nha đã cướp phá chùa. Tháng 5 năm 1824, quân Anh xâm lược Miến đã chiếm đóng và biến ngôi chùa thành một pháo đài, tới hai năm sau mới rút đi. Trong chiến tranh Anh-Miến thứ hai, quân Anh lại chiếm đóng chùa và lần chiếm đóng này kéo dài tới 77 năm, mãi cho đến tận năm 1929 họ mới trả lại. Tuy rằng trong khoảng quân Anh kiểm soát, người dân vẫn được vào đây lễ chùa.
 Vì nằm trên đồi chùa nên muốn lên đây ta phải leo theo các bậc thang. Từ chân đồi có 4 lối leo lên chùa. Mỗi lối lên có một cặp chinthe (sư tử thần) to lớn canh gác cửa chùa.
Sư tử thần
Chùa Shwedagon  là chính tự được bao quanh bởi một quần thể gồm 1.000 chùa, miếu nhỏ. Ngôi chính tự xây trên một nền gạch dát vàng. Trên đó là phần terraces mà chỉ có sư hay phái nam mới được lên. Cả thân tháp đều được dát vàng ròng che phủ hết các phần gạch bên trong. Tất cả dân và triều đình Miến đã góp số vàng này kể từ thế kỷ XV đến nay. Người khởi xướng phong trào góp vàng xây chùa là hoàng hậu Shin Sawbu (1454-1471). Bà ta đã góp một số vàng mà khối lương to bằng thân hình bà ta.
 
 
Phần Lọng Vương Miện thì được trang trí bởi 5448 viên kim cương, 2317 viên hồng ngọc. Phần đỉnh Bụt tháp là một viên kim cương 76 carat (15 g)
             Các vị nguyên thủ hay quan chức lớn các triều đại Miến thường năm hay lại đây tế lễ. Chính thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjaiva (2008-2011) đã viếng và lễ chùa. Một đặc biệt là Tổng Thống Barack Obama và Ngoại Trưởng Hoa Kỳ bà Clinton nhân dịp thăm nước tháng 11 năm 2012 đã đến thăm viếng và đổ nước tắm vào tượng Phật ngọc.
Thủ Tướng Thái Lan Abhisit Vejjaiva
 
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ bà Clinton
 
Tổng Thống Barack Obama 

No comments:

Post a Comment