Saturday, May 2, 2015

Đại Việt Thắng Nguyên Mông- Bài 93

Trong cuối thập niên 1990, chính phủ Mỹ đã đến trao tặng huy chương về sự hợp tác cho dân thị trấn cùng làm một tấm bia ghi tên 28 dân làng và 32 quân nhân Mỹ đã hy sinh nơi đây. Đặc biệt bà cụ Martha được huy chương cao quý vì sự hy sinh can đảm của bà. Thời kháng chiến chống Pháp, đa số dân ở các vùng Việt Minh kiểm soát đều biểu hiệu tinh thần yêu nước nên cũng làm điều mà người ta gọi là chiến tranh nhân dân. Đến như ngày nay, khi một nước muốn có chiến tranh với nước khác, thì trước hết phải được dân ủng hộ. Năm 2003, lúc Liên Hiệp Quốc đang điều tra xem Saddam Hussein có loại vũ khí giết người hàng loạt không thì chính phủ Bush nói là có. Vì sự tuyên bố của Tổng Thống nên 70% dân Mỹ ủng hộ đánh Iraq; quốc hội liền thông qua, rồi quân Mỹ ào ào tấn công. Nhưng bây giờ sau vài năm, chẳng thấy gì dân chúng bất mãn, con em họ chết cũng bộn, nên 70% dân không tin Bush. (Dân Mỹ ngây thơ vô (số) tội thật!) Quan niệm về lấy nhân dân làm lính không phải mới xuất hiện, mà có từ thời Đông Chu Liệt Quốc. Tôn Tử nói: “Bậc minh quân hiền tướng, để hành động mà thắng người, thành công là ở dân chúng, ấy là bậc tiên tri. Bậc tiên tri không thể lấy từ quỷ thần, không thể dựa vào tượng trời mà làm việc, không thể suy nghiệm qua tính toán thiên văn, nhất định phải lấy từ con người nắm được tình hình kẻ địch.” Đó chính là dùng dân làm tình báo. Sau này các nhà binh gia nổi tiếng như Ngô Khởi, Điền Kị, Khổng Minh… đều dùng dân làm căn bản trong chiến thắng. Bài học trên cho thấy Đức, Mỹ đều là người nước ngoài, nhưng dân Pháp giúp Mỹ vì họ thấy được cái chính nghĩa của sự hiện diện những quân nhân này. Vì nhận thấy khi chinh phục được nhân tâm, dân chúng sẽ giúp quân đội đánh giặc nên ông Mao Trạch Đông đã đề xướng ra thuyết “Chiến Tranh Nhân Dân”, “Quân Đội Nhân Dân.” Tất cả mọi người già, trẻ, lớn, bé đều có thể trở thành lính. Một điểm quan trọng là các nước đều có việc naỳ, nhưng Trung Quốc đã đề ra sách lược hẳn hoi. Miền Nam Việt Nam trứoc kia cũng có “Quân Đội Nhân Dân” vậy; đó là Ấp Chiến Lược và Nhân Dân Tự Vệ. Ấp chiến lược thì thất bại hoàn toàn, còn Nhân Dân Tự Vệ tương đối thành công ở các thành phố, nhưng tại nông thôn cũng chẳng có gì. Tôi đồng ý “Chiến Tranh Nhân Dân”, “Quân Đội Nhân Dân.” Có lợi mà cũng có hại. Có lợi là giặc không biết ai là lính thật, ai là lính giả và có thể bị tấn công bất kỳ lúc nào. Có hại là hại cho người dân thường bị giặc tàn sát dã man. Theo thiển ý, đàn bà (dân thường) và con nít không nên trực tiếp tham chiến. Tuy nhiên chỉ giúp đỡ và yểm trợ tinh thần thì đâu phải là trực tiếp tham chiến. Còn nếu là nữ quân nhân tự nguyện tham gia quân đội nếu bị giết thì là chuyện thường và họ cũng hãnh diện hy sinh vì tổ quốc. Nữ quân nhân thì ngày nay khắp mọi nước đều có, kể cả VNCH ngày xưa. Hải quân Thụy Điển là nước tiên phong cho một nữ quân nhân làm chỉ huy trưởng một tầu ngầm tác chiến. Phi Luật Tân có vài kinh tốc đỉnh tác chiến loại DF343 điều khiển và chỉ huy toàn là nữ giới. Một điều đáng chú ý là “Chiến Tranh Nhân Dân”, “Quân Đội Nhân Dân” không dễ để thực hiện đối với quân xâm lược. Họ chẳng làm nổi, hay chỉ là một giai đoạn ngắn lúc đầu dân sẽ tin họ, nhưng về lâu về dài đa số đều thất bại. Riêng đối quân nước bị xâm lược thì các nhà lãnh đạo phải làm cho dân thấy chính nghĩa và quân đội phải tỏ ra bảo vệ dân, không cướp bóc dân mới thực hiện được. Một bằng cớ cụ thể là lúc Hồ Quý Ly đoạt ngôi nhà Trần, nhân dân oán hận nên không thể thực hiện được chiến tranh nhân dân, rồi rốt cục nước ta bị nhà Minh xâm chiếm, đô hộ trên 20 năm. Riêng đối với một cuộc nội chiến thì người dân nhìn vào cả hai nhà lãnh đạo với cách trị dân như thế nào để quyết định ủng hộ ai.

No comments:

Post a Comment