Wednesday, June 5, 2013

Tin mới về vũ khí tấn công của Mỹ.


Ngày 1 tháng 5 vừa qua, Mỹ thành công thí nghiệm X-51 WaveRider phi cơ tấn công không người lái. Chúng ta gọi là phi cơ, vì nó dùng không khi để đốt cháy nhiên liệu và Mỹ gọi là Air breathing. Đây là một tổ hợp hành động gồm: USAF, DARPA, NASA, Boeing cùng Pratt& Whithney Rocketdyne. Tất cả tên trên danh sách đó hầu hết tôi đã đăng chỉ có DARPA là một tên lạ, mà có thể nhiều người không biết tới.
 
 
 
X-51 WaveRider
Hình vẽ theo tưởng tượng của họa sĩ theo dữ kiện kỹ thuật
 
 

 
X-51 WaveRider thật sự

 
X-51 WaveRider dưới cánh B-52
 

DARPA là chữ viết tắt của cụm từ của cơ quan Nghiên Cứu Các Dự Án Tiên Tiến Quốc Phòng của Hoa Kỳ (Defense Advanced Research Projects Agency). Cơ quan này được thiết lập từ năm 1958 và đặt trụ sở tại Arlington- Virginia.

Sự hình thành:

Tháng 10 năm 1957, Liên Xô cho phóng vệ tinh Spunick I lên quỹ đạo địa cầu làm Mỹ chưng hửng. Để tránh những biến cố tương tự xẩy ra, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã lập ra cơ quan này chuyên nghiên cứu các dự án mà các quốc gia khác có thể đang phát triển đồng thời phát triển các dự án đặc biệt cho chính Hoa Kỳ.

DARPA đã phát triển nhiều sản phẩn ảnh hưởng đến toàn thể hoàn cầu như hệ thống interface với computer, networking…Ngày này các kỹ sư thường dùng kỹ thuật 3D (không gian ba chiều) như Catia, Solidworks, Pro/E… để thiết kế cùng là đây mà ra.

Chiếc máy bay dùng động cơ scramjet SJY61 với nhiên liệu hydrocarbon này đã bay lần đầu ngày 26 tháng 5-2010, nhưng thất bại và các lần kế tiếp cũng chẳng mấy thành công. Lần mới nhất đây (1 tháng 5-2013) chiếc này đã bay 300 giây trên Thái Bình Dương và đạt vận tốc kỷ lục trên  Mach 5 (hypesonic- tối siêu âm chứ không còn là siêu âm nữa) và mang theo một khối lượng 270 lb (120 kg). Mỹ dùng một pháo đài bay B-52 đem lên đến cao độ 50000 ft (15.2 km) rồi phóng phi cơ này ra. Lúc đầu, X-51 được đẩy bởi hỏa tiễn để đạt tới vận tốc Mach 4.8. Sau đó, nó dùng động cơ sramjet (sẽ nói sơ về động cơ này trong bài sắp tới) của chính nó để bay lên đến 70000 ft (21 km) và đạt vận tốc Mach 5.1 (3400 mph hay 5400 km/h). Trước đây, một phi cơ thí nghiệm khác X-43 cũng dùng động cơ scramjet chỉ bay được 12 giây, nhưng đạt vận tốc kỉ lục là Mach 9.8 (7546 mph hay 12144 km/h). Các phi cơ X-51 sau này sẽ được gắn trên pháo đài bay B-52 hay chiến đấu cơ F-35. Các vũ khí siêu cao tốc dự định sẽ vào ứng dụng trong khoảng từ sau 2020.

Mỹ định dùng kỹ thuật của X-41 để áp dụng cho các vũ khí tấn công có tốc độ cao. Mục đích của chương trình này là đem các loại phi cơ này đến một tốc độ  Mach 20.
 

Falcon HTV-2 dự định bay nhanh gấp 20 lần âm thanh.
Với sự thành công vừa qua của Mỹ đã làm Trung Quốc lo ngại. Tờ báo The Japan Times của Nhật Bản vừa đăng tải bài viết “Trung Quốc lo ngại những vũ khí mới của Mỹ” của tác giả Michael Richardson – Chuyên viên cao cấp của Viện nghiên cứu Đông nam Á, Singapore. Với sự hung hãn của Trung Quốc ở biển Đông, chúng ta mong Mỹ thành công nhiều hơn và là một bạn tốt của Việt Nam (nhưng đừng làm thầy).

No comments:

Post a Comment