Tuesday, September 10, 2013

Đại Việt thắng Nguyên Mông? Bài 23



CHƯƠNG 03 (tt)

VI- Đánh Korea .
2. Cuộc xâm lăng thứ hai.
Năm 1235, hội đồng Kuriltai họp lại và quyết định chia các quân tinh nhuệ nhất tấn công Đông Âu, Nam Tống và Korea. Viên tướng lừng danh Subutai được chuyển sang Golden Horde của Batu đánh Nga.
Quân Mông lại tràn qua sông Yalu để chinh phục bán đảo Korea. Bước đầu họ thành khá dễ dàng, khi một trong các quan trấn thủ thành P’yongyang (Bình Nhưỡng) dâng thành đầu hàng. Quân Mông bỏ qua hòn đảo kinh đô Kanghwa và tiếp tục tràn xuống phương nam đến tận Kyongju rồi Ch’ukju. Tại Ch’ukju lại có một màn kịch chiến lừng danh. Trái với Kuju, Ch’ukju chỉ là một ngọn đồi thoai thoải và có một tường đá cao khoảng 1 mét rữơi gọi là “sansong” bao quanh đỉnh. Tướng quân Song Munju là người chỉ huy của thành trì đỉnh núi này. Quân Mông dùng súng bắn đá để bắn đủ thứ lên thành từ đá tảng, đến bó cỏ, rơm trong với mỡ dầu được đốt cháy, nhưng tướng Song cho đáp lại với các tảng đá trên đồi. Quân Mông cũng không chiếm được thành này.
Mông Cổ tiếp tục tiến đánh mãi cho đến năm 1253. Tiếp theo, quân Mông lại vây Ch’ungju, và nhà sư tướng quân Kim Yunhu lừng danh bảo vệ. Ông được sự ủng hộ của toàn dân chiến đấu, không chịu hàng. Nhưng thành phố bên cạnh đó Mông Cổ vây hãm cùng quẫn, khiến dân quân phải uống máu tươi của thú vật để sinh tồn. Cuối cùng, thành Ch’ungju bị vỡ; quân Mông tàn sát hết dân của thành.


Cùng khi ấy một cuộc chiến dùng tín ngữơng để đẩy lui quân xâm lược. Trong thời gian 1011, quân Liêu còn hùng mạnh đã xâm lược Korea. Dân Korea đã khắc một bộ kinh trên gỗ để kính cẩn dâng lên Phật, cầu mong ngài đẩy lùi quân Liêu. Điều này đã linh nghiệm và quân Liêu rút khỏi Korea. Tuy nhiên, năm 1231 quân Mông xâm lăng lần đầu đã tiêu hủy bộ kinh ấy. Năm 1237, tại chùa Chondungsa trên đảo Kanghwa dân chúng đã xúm nhau đục đẽo một bộ kinh khác. Bộ này tiếp tục được làm khi thấy bóng quân thù còn trên đất Korea và mãi tới năm 1251 bộ kinh này mới hoàn tất gồm cả thẩy 81,340 mộc bản. Sự cầu nguyện với lòng thành kính của dân Korea đã ứng nghiệm, năm 1254 quân Mông đột nhiên rút lui[1]. Nay bộ kinh này còn tồn trữ khĩ lưỡng trong chùa Haiensa.
3. Cuộc xâm lược lần thứ ba
Nhưng chỉ vài tháng sau quân Mông lại tràn sang. Dân Korea lại chống trả kịch liệt vả thành Ch’ungju lại bị bao vây. Tuy nhiên lần này một trận bão bất ngờ kéo đến làm quân Mông phải rút lui khỏi thành. Đảo Kanghwa vẫn không bị tấn công, tuy nhiên quân Mông lại xây thành lũy cho chúng trấn đóng và càn quét các vùng phụ cận.
Đột nhiên, tình trạng chính trị bất ổn của bán đảo này đã giúp quân Mông. Từ trước đến giờ sự chống đối quân Mông không phải ở triều đình mà còn nhờ vào các tướng có đường lối kháng chiến đến cùng của dòng họ Ch’eo. Một trong các tướng của dòng họ này bất ngờ bị ám sát năm 1258. Vua Kojong nắm hết quyền lại chủ trương thương lượng. Các phần từ chủ trương chiến đấu bị bắt đưa sang trại quân Mông. Tướng Wongjong làm đảo chánh truất phế nhà vua và tiếp tục chiến đấu.
Chẳng bao lâu sau, năm 1270, nhà vua liền mời quân Mông đến đánh quân phản nghịch. Các phần tử này phải chạy sang đảo Cheju. Năm 1273 thái tử Korea cưới công chúa, con của Hốt Tất Liệt; chấm dứt nền đôc lập của Korea. Lịch sử của Cao Ly về thời này cũng có khác biệt. Theo sự ngiên cứu của ông Hà Văn Tấn và bà Phạm Thị Tâm trong quyền “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII” có viết doạn sau đây ở trang 320:
Hình vẽ trận đánh Choein
  Vua Triều Tiên là Cao Tông Triệt buổi đầu đã dời đô ra đảo Giang Hoa chống lại kẻ thù. Nhưng khi con trai của ông ta là Điển làm con tin ở triều đình MC về nước thì tình hình đổi khác. Điển biến thành tay sai cho kẻ thù và Triều Tiên thực sự trở thành một thuộc quốc của MC.”
Dựa theo đó thì ta thấy hai tài liệu này trái ngược, Cao Tông không mời quân Nguyên Mông vào dẹp các phần tử chống đối.
Năm sau 1274, hải quân Korea bị đặt dưới quyền của tướng Mông sang đánh Nhật Bản .




[1] Đây là câu chuyện lịch sử  đã được Stephen turnbull ghi lại trong quyển Genghis Khan & Mongol  Conquests 1190-1400.



No comments:

Post a Comment