Tuesday, July 3, 2012

Tô Châu





Khi xe ngừng lại, chúng tôi được hướng dẫn tới con sông trước chùa Hàn San. Trước cổng, một bức tường làm bình phong sơn vàng ngăn với chùa bên trong.




Hình chụp cổng

 Cảnh nơi đây làm tôi thất vọng. Khi đọc câu truyện về Hàn San, Trương Kế, trong óc tôi tưởng tượng ra một con sông khá rộng với một chiếc cầu duyên dáng bắc qua. Đầu cầu có vài cây thu phong. Còn ngôi chùa thì phải cổ kính dưới chân một ngọn núi, rồi một con đường ngoằn nghèo từ cổng chùa xuống con sông. Nhưng trước mắt tôi một con sông bé tí, một cây cầu xi măng bắc qua. Với cảnh ấy, lúc chiều xuống, sương buông vẫn không thể thấy cái buồn. Ngôi chùa thì tân kỳ tháp cao chót vót, cổng thì ngay cạnh con sông. Tất cả toàn thể cảnh ấy thì làm sao gây ấn tượng làm xúc động tâm hồn được?

Trong khi chờ hướng dẫn viên mua vé, chúng tôi kéo nhau ra sông ngắm cảnh chụp hình. Nhóm chúng tôi lên cầu vòng cung chụp con sông, nhưng chẳng có một chiếc thuyền câu nào như Trương Kế tả cả.



Hình chụp sông.

Tuy thất vọng với cảnh, tôi cũng theo đoàn vào xem ngôi chùa đã nổi danh trong thi ca TQ. Qua cổng chúng tôi thấy một bia đá bằng một chiếc bàn ghi lịch sử chùa cùng bài thơ của Trương Kế.

Ngôi đai điện xây trên một hồ cá khoi. Tháp chuông có một quả chuông đồng cao khoảng 1 thước rưỡi, đường kinh khoảng 1 thước. Du khách có thể trả tiền để được đánh chuông. Theo một số tài liệu viết lại thì quả chuông này là từ Nhật đem sang, còn quả chuông thật đã bị quân Nhật chiếm lấy đem về Nhật từ trước thế chiến thứ 2. Cảnh chùa cũng chẳng có gì là đặc sắc. Tôi vốn có máu hay tìm hiểu, nên leo lên lầu xem và chụp hình. Những người có óc hiếu kỳ theo tôi lên lầu. Đó là tàng kinh các. Tuy nhiên, chúng tôi chẳng thấy kinh kệ gì cả. Trong số này có cô gái Đài Loan và mẹ cô ta. Lên coi vài lầu, chúng tôi ra lan can đứng ngắm cảnh chung quanh.

Tôi gật đầu. Mấy người đi trong đoàn túm quanh tôi nghe nói chuyện.

Cô gái Đài Loan hỏi:

-          Ông là họ Võ thật à?

Tôi gật đầu:

-          Vâng.

Cô trả lời:

-          Tôi nghĩ họ Võ là họ của người TQ chứ; Ông có biết nguồn gốc họ này không?

-          Theo sử, một người TQ họ Võ sang làm việc ở Việt Nam vào đời Đường[1]. Ông đó là thủy tổ họ Võ ở Việt Nam. Nhưng tôi thì tự coi là người Việt hoàn toàn. Còn cô họ gì?

-          Tôi họ Sung.

Tôi biết đây là họ Tống, nên nói:

-          Vậy ta sẽ đến kinh đô Nam Tống. Một triều đại có cùng họ với cô.

-          Vậy sao?

Bà mẹ cô gái hỏi:

-          Ông có biết bài thơ mà Dave đọc trên xe không?

Tôi gật đầu rồi đem câu chuyện Hàn San Thập Đắc cùng Trương Kế kể lại cho mọi người nghe; ai nấy thấy thích thú.

Tôi cần giải quyết việc cá nhân nên đi lại một nhà vệ sinh gần đó. Trước cửa nhà này cũng có một người thu tiền rồi phát cho tôi vài tờ giấy vệ sinh giống hệt như Bắc Kinh và Tây An.

Lên xe tôi hỏi Dave:

- Tại sao người ta phải thuê người gác và phát giấy? Nếu dùng một đồng bặc cắc cho vào máy máy tự động mở cửa. Như vậy rẻ hơn thuê người.

Dave nói:

- Chúng tôi biết điều đó. Tuy nhiên làm đời dân Trung Quốc giàu hơn chỉ cần làm vài chục năm, nhưng dạy dân Trung Quốc biết tự trọng thì vài ba thế hệ. Nếu trong nhà vệ sinh để một chồng giấy, một người vào đó thì người thứ hai vào sẽ không còn giấy để dùng.

Xem ra như vậy thì dân trí Trung Quốc còn quá thấp so với dân Mỹ.

Chúng tôi rời đây ăn cơm trưa rồi đi Hàng Châu.

Trên đường đến Hàng Châu, chúng tôi ghé thăm Điểu Trấn, một trong nhiều thị trấn mà dân chúng giao thông nhau bằng ghe cộ của Giang Nam. Điểu đây có nghĩa là con chim, nhưng chúng tôi không nghe nói tới một giải thích nào tại sao lại có tên ấy. Kho nói tới giao thông bằng ghe cộ thì Miền Nam Việt Nam ta cũng nổi tiếng, nhất là vùng Đồng Tháp Mười, Long Xuyên, Châu Đốc, Cà Mau… Điểu Trấn là một thị trấn êm đềm với các con sông nhỏ thơ mộng.


Khi đặt chân vào đây tôi thấy ngay một con kinh nhỏ hơn kinh chợ lách với du thuyền đi lại trông vui mắt. Một cái khác hơn quê nhà là các cây ven kinh thường là liễu, lá phủ phất phơ. Vào đến trấn tôi thấy nhà cửa không có gì mới mẻ, vẫn lụp sụp, cửa trước nhà là đường đi không đủ xe hơi lưu thông và phía sau nhà là cửa thứ hai thông ra kinh. Một đặc điểm khác là trời nóng nực, nhưng người ta chỉ dùng quạt mây hay tre đan mà không có quạt điện. Tuy nhiên, phố xá có vẻ sạch sẽ chứ không bày hày. Chúng tôi được hướng dẫn xem một vài nhà tiêu biểu của nếp sông dân thi trấn. Các nhà này sống bằng nghê dệt vải, nhuộm vải, nấu rựợu, buôn bán…
Ông Bà Giáo Sư Đài Bắc và cô gái đang chụp cho bố mẹ

Theo lời hướng dẫn viên thì dân chúng phải giữ các nhà này và sinh hoạt như thời 1930 với mục đích là thu hút du khách. Đây làm tôi nhớ tới Hội An Việt Nam dân chúng buôn bán thư thường nhưng tránh dung cơ giới hay điện lực càng nhiều càng tốt. Chúng tôi nghe vậy thì quan sát kỹ hơn họ cũng chẳng có TV. Có lẽ ban ngày thì họ phải giữ vẻ quê mùa ban đêm thì họ được thả dàn và có lẽ họ được chia hoa hồng từ tiền bán.


Du ngoạn quanh đây độ hơn 1 giờ thì chúng ôi theo Dave trở ra ngoài để tiếp tục cuộc hành trình về Hàng Châu. Đường khúc này chạy theo một con kinh rộng như kinh Chợ Lách, có nghĩa là bề rộng khoảng 4, 5 mươi thước.



[1] Ông này là Vũ Hồn, nhưng tôi không biết chữ Hồn người TQ đọc ra sao, nên chỉ vắn tắt thôi.

No comments:

Post a Comment