Friday, July 6, 2012

Trung Quốc du kí 2007

Hàng Châu

Sáng ngày hôm sau, hai hướng dẫn viên đưa chúng tôi đi Tây Hồ. Tây Hồ có tên ấy là vì nó ở phía Tây của Hàng Châu, nhưng nó còn có một tên khác là Tây Tử Hồ - tức là hồ Tây Thi vì người ta ví vẻ đẹp của nó với sắc đẹp của nàng Tây Thi kiều diễm. Hàng Châu là thủ phủ tỉnh Triết Giang, địa bàn dân Việt thủa 500 năm trước công nguyên. Vì vậy mà Tây Thi được gọi là Tây Thi Gái Nước Việt.

Ven hồ có ba con đê nổi tiếng. Đê thứ nhất là Bạch Đê, lấy tên từ Bạch Cư Dị một thi sĩ khác lừng danh của đời Đường. Đê thứ hai có tên là Tô Đê, lấy từ tên Tô Đông Pha một thi sĩ lừng danh đời Tống. Tô Đông Pha là người đứng đầu của đảng chống đối với Tể Tướng Vương An Thạch. Vương An Thạch cũng là người chủ trương xâm lăng Việt Nam, nhưng bị Lý Thường Kiệt, biết trước nên tấn công Châu Ung, Châu Liêm. Vương An Thạch sau đó cho quân sang đánh trả thù. Tuy nhiên, quân TQ cũng bị Lý Thường Kiệt đánh bại trên sông Như Nguyệt. Sau lần thất bại này Vương An Thạch bị layoff luôn. Đê thứ ba là đê Marco Polo, một thương nhân, một nhà phiêu lưu người Ý, đến TQ và giúp nhà Nguyên khuếch trương thương mại.

Trong lịch sử văn học TQ có nhiều chuyện, một trong các chuyện hay dạy đời là chuyện Hoàng Khuyển Ngọa Hoa Tâm. Có nhiều câu chuyện viết lại khác nhau về nhân vật, nhưng chúng tôi kể lại chuyện mà nhân vật chính là Tô Đông Pha và Vương An Thạch.

Một hôm, tể tướng Vương An Thạch (王安石) triệu quan Tô Thức (苏轼 ) (Tô Đông Pha- 苏东坡) vào phủ bàn chuyện. Hai người này vốn dĩ không mấy ưa nhau vì mỗi người có một tư tưởng chính trị dị biệt. Khi Tô Thức vào đến phủ đường thì tể tướng còn ở phòng trong. Tô Thức dạo bước loanh quanh ngắm tranh trên tường. Đến một bàn nọ, ông thấy một bài thơ của Vương An Thạch để trên bên trên. Thì giờ nhàn rỗi, ông cầm bài thơ đọc:

Thái điệp song khởi vũ.
Thiền trùng thụ thượng lai.
Minh nguyệt đương không khiếu.
Hoàng khuyển ngọa hoa tâm.


Nghĩa thông thường người ta hiểu:


Bướm đẹp, hai cánh bắt đầu múa.
Ve sầu lại ngon cây.
Trăng sáng đang giữa trời hót.
Chó vàng nằm giữa hoa.



Lúc đọc hai câu đầu Tô Thức cho hay vì đọc lên làm ta thấy cảnh vui vẻ nhưng đến hai thì ông phì cười. Trăng sao mà hót được? Chó làm sao mà ngủ giữa hoa?

Ông lấy bút phê vào:



明月當空照
Minh nguyệt đương không chiếu.
黃犬臥花

Hoàng khuyển ngọa hoa tâm.
Nghĩa

Trăng sáng giữa trời chiếu.

Chó vàng nằm dưới bóng mát của hoa.



 Một lúc sau, Vương An Thạch bước ra thấy lời phê của Tô Thức chỉ mỉm cười.

Sau này, vì chống đối tể tướng nên Tô Thức bị biếm đi làm quan một nơi hẻo lánh.

Một hôm, Tô Đông Pha cùng một tiểu đồng người địa phương đi dạo. Bất chợt, họ Tô nghe chim hót rất hay nhưng ông không biết chim gì hót, bèn hỏi tiểu đồng: “Chim gì mà hót hay vậy?” Tiểu đồng thưa: “Bẩm đó là chim minh nguyệt.” Ông giật mình nghĩ lại bài thơ. Ông hỏi luôn: “Vậy đây có con gì là hoàng khuyển nằm trong một cái hoa được không?”. Tiểu đồng lại thưa: “Dạ có ạ. Đó là con sâu tên hoàng khuyển.” Nói xong cậu đi tìm một đóa hoa trong đó có con sâu vàng đang làm tổ nằm. Họ Tô hối hận mình sửa thơ người mà mình không biết hết.

Đối với thế giới thì Tô Đông Pha còn nổi tiếng hơn Vương An Thạch. Ông được coi như một tiêu biểu văn học sáng chói nhất thời Tống. Bài này không biết đúng là chuyện thật không. Nhưng chắc chắn là một câu chuyện ngụ ngôn ý nói người thông thái như Tô Đông Pha cũng không biết hết mọi việc. Ta không nên nói người khác sai nếu ta chưa biết chính xác 100%.

 Chúng tôi tản bộ quanh hồ rồi thuê một thuyền đi ngoạn cảnh trên hồ. Tiền thuê thuyền không có trong vé du lịch, nên phải bỏ từ túi cá nhân ra. Trên hồ có tượng hình quả cầu mà người ta có thể đốt sáng vào ban đêm. Các tượng này được in trên tờ bạc 1 yaun (nhân dân tệ). Vào thời điểm chúng tôi đi 1 đô la bằng giá trị 7 yuan.

Chung quanh hồ có nhiều đồi với các mái chùa cong cong nhìn đẹp mắt. Đông nam hồ nhìn thấy 1 phần của thành phố Hàng Châu. Một phần hồ thì sen mọc xanh um, hoa hồng đỏ nở rải rác.
  Thành phố Hàng Châu nhìn từ Hồ


No comments:

Post a Comment