Monday, March 3, 2014

Các ngôi đền-chùa nổi tiếng 10


Angkor Wat, Campuchia

Một vài lần bạn bè ngồi nói chuyện, chúng tôi đề cập tới Angkor Wat hay Đế Thiên, Đế Thích. Mọi người đều có vẻ thất vọng khi thấy Cambot có ngôi đền to lớn lừng danh thế giới, trong khi Việt Nam ta to gấp 2, xâm lăng nước này nhiều lần, thế mà chẳng có một di tích lịch sử tương xứng để có thể cạnh tranh với ngôi vị của đền này.

Trước khi nói tới đền Angkor Wat, ta tìm hiểu qua tại sao một nước Cambot nhỏ tý lại có một đền thờ vĩ đại ấy và trở thành một trong 7 kì quan thế giới ngày nay? Đây là dịp để chúng ta cùng có cơ hội tìm hiểu quốc gia nhỏ bé bên cạnh nước ta.

Sáu thế kỷ trước công nguyên thì cả vùng đồng bằng Cửu Long và nước Cambot còn nằm dưới mặt nước biển. Từ từ sau những thay đổi và phù sa con sông lớn này đã làm các phần đất từ từ xuất hiện với các rừng cây bạt ngàn và được ngự trị bỏi các loài rắn khổng lồ mà người Việt miền rừng U Minh gọi là rắn hổ mây. Đó là một trong các loài trăn lớn nhất thế giới. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học gia được chiếu tren các channel History, National Geography thì trên thế giới có hay loài trăn lớn sống vùng nước sình lầy và cây rừng. Loài thứ nhất là Anacoda ở châu thổ con sông lớn nhất thế giới: Amazon. Loài thứ hai là python- trăn, ở Đông Nam Á. Loài Anacoda thì có thân lớn nhất, trong khi loài python thì dài nhất. Năm 1997, các nhà làm phim ơ Hollywod đã cho chiếu cuộn phim kinh dị Anacoda. Trong phim tả lại một nhóm thám hiểm vào con sông lớn ở Nam Mỹ và gặp loài rắn khổng lồ.
Anacoda
Ngày trước 75, tôi quen một ông hiệu trưởng tiểu học của tỉnh Vĩnh Long. Ông tên là Lê Vinh Hoa. Tôi quen ông là vì tất cả con ông đều học trò toán của tôi. Tuy tuổi ông hơn tuổi tôi tới mười mấy năm, nhưng ông coi tôi như bạn vong niên. Tôi cũng rất phục ông về tính công bằng chống đối bè phái tham nhũng. Vì thế chúng tôi thường nói chuyện với nhau khi nhàn rỗi. Tôi hay lại nhà ông chơi và ông kể cho tôi nhiều chuyện về loài rắn này. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, ông vào bưng kháng chiến. Chiến khu của ông là Rừng U Minh.

Rừng U Minh nằm trong những phần đất cuối cùng của Việt Nam, nơi chỉ có nước lợ với rừng cây bát ngát. Lẽ dĩ nhiên đây phải là loài cây mọc trên nước lợ mà đa số là cây bần và cây tràm.  Trên phương diện môi sinh, ta thấy rừng U minh giống hệt vùng châu thổ sông Amanzon. Khí hậu nóng nực; cây cối cao to, và bên dưới là nước với các bầy cá, tôm- thực phẩm dồi dào. Vì vậy, nơi ấy là môi trường sinh sống của các loài trăn rắn khổng lồ. Sự di chuyển chính nơi đây, nhất là thời trước 75, là các xuồng nhỏ. Với sự di chuyển khó khăn này mà du kích thường lấy U Minh làm mật khu, vì các tàu to lớn của các đế quốc văn minh không thể vào đây được.

Rừng U Minh

Ông Hoa kể: “Một hôm sáng sớm tinh mơ, ông và một đồng chí được lệnh đi công tác. Hai người ra lấy xuồng chèo trên các kinh lạch của rừng sắp nước. Chèo ra khỏi mật khu một đoạn, ông và người bạn vào một khúc sông nước chảy khá siết. Trong sương mờ của buổi ban mai, hai người thấy một thân cây dừa cao độ 2 m lắc lư giữa sông. Hiện tượng này rất thông thường, ở các vùng đồng bằng Cửu Long, vì dừa hay được trồng ven sông, và khi bờ bị sói mòn thì dừa rơi vào lòng sông. Bản thân tôi cũng chứng kiến cây dừa ở giữa sông lắc lư vì nước chảy. Nhưng đối với ông và người đồng chí thì hơi lạ, vì họ đã đi qua đây nhiều lần mà không thấy cây dừa này. Khi đến gần, hai người cùng tê cóng tay chân. Đó không phải cây dừa mà là một phần trên của con rắn hổ mây (python-trăn). Nó đang trụ giữa sông để bắt cá.”

Câu chuyện ông kể làm tôi liên tưởng tới các câu chuyện cổ tích, quái dị.

Một hôm khác, ông và bà vợ cùng kể tôi nghe câu chuyện loài rắn này.

“Một ngày, trời chiều xâm xẩm tối. Hai ông bà ngồi chụm củi nấu cơm, trong cái bếp mà vách làm bởi các cây đước. Mà vách đước thì chẳng mấy kín đáo, nên ngồi trong nhà có thể thấy bên ngoài. Nhưng trời gần tối và vì ánh lửa nên hai người không thấy gì bên ngoài cả.

Lúc hai người đang hì hà hì hục thổi cho bếp cháy, thì nghe tiếng động trên mái nhà. Hai người cùng nghĩ con chim nào đó đang đến tìm chỗ làm tổ tạm thời.

Nhưng rồi hai người cùng có cảm tưởng chuyện con chim này hơi lạ, nên cùng ngửng đầu ngó lên. Hai người bây giờ há mồm mà ngậm lại không được, toàn thân tê cóng. Mái nhà hai người đã thủng và qua lỗ thủng là đầu con rắn hổ mây, to như trái dừa. Con rắn khổng lồ đang nhìn hai người trừng trừng, và cái lưỡi thò ra rút vào, nhìn khủng khiếp. Nhờ vào lửa nên con rắn rút đầu ra, bò đi. Khi nó rút đầu khỏi lỗ thủng, hai ông bà nhìn ra ngoài thì thấy thân con rắn còn ở dưới đất…”

Lại có hôm, ông kể: “Toán người của ông đi vào rừng hoang, công tác. Đang đi thì nghe tiếng nước đổ. Dừơng như đó là một toán người tát nước bằng gầu dây. Cả đám lấy làm lạ khu này hoang vắng, mà ai vào tát cá vậy? Toán người cùng lại đó xem thì nhận ra một con rắn hổ mây, đầu cuốn vào một cây, đuôi cuốn vào cây khác, còn thân thì đong đưa qua lại tát nước.”

Thời xưa, người ta gọi chúng là rắn thần Naga. Chẳng biết khi nào Việt Nam cho ra cuộn phim “Rắn hổ mây”?
Rắn hổ mây

No comments:

Post a Comment