Monday, March 10, 2014

CHIẾN HẠM 1


Vài lời trướckhi vào bài.

Nhân tiện việc Trung Quốc dùng hải quân đe dọa các nước láng giềng và việc mới đây Hoa Kỳ cho hạ thủy  một hàng không mẫu hạm cùng một khu trục hạm, tôi xin đăng một loạt bài tìm hiểu về các chiến hạm. Mục đích loại bài này tìm hiểu sơ qua lịch sử, kích thước cùng hoạt động các nước về các loại tàu chiến. Ta sẽ phớt qua thế nào là khu trục hạm, thế nào phóng pháo hạm…. cùng các cường quốc hải quân có số lượng bao nhiêu.

Khi con người mới xuất hiện trên quả địa cầu thì đã biết chém giết nhau. Con người tìm đến sông hồ biển cả để tìm thức ăn, hay tìm cách vượt qua các chướng ngại vật để tìm nơi sống mới. Vì biết đến nước, con người lại tìm cách chế ra bè, mảng, tầu bè và biết thủy chiến. Lẽ dĩ nhiên các chiến thuyền đã được sáng tạo, thiết kế sản xuất càng ngày càng mạnh và tìm cách khống chế lẫn nhau, tùy theo đà phát triển vũ khí và kỹ thuật. Rồi từ đó người ta đặt tên cho mỗi loại chiến thuyền một tên đặc biệt tùy theo nhiệm vụ và ứng dụng.

Trong thời cổ, cả Đông lẫn Tây đã có ý miện về chiến hạm. Trong thời ấy chiến thuyền chỉ dùng cung, thương hay húc nhau, nên cách thiết kế đơn giản.

Chiến thuyền đông phương. 

Trước tiên ta nói về chiền thuyền Phương Đông, mà nói tới chiến thuyền của các nước Đông Phương thì phải đề cập đến nước tiêu biểu là Trung Quốc cùng Nhật Bản vì hai nước này còn tìm ra được hình vẽ. Trung Quốc là nước lớn nhất và thường xâm lăng nước khác. Nhật Bản là quốc gia đảo nên phải dùng đến thuyền nhiều.

Các nước khác cũng có vài nơi nói tới thuyền bè xâm lăng như trường hợp Sailendra hay Chiêm Thành. Sailendra là một quốc gia nằm trên các đảo của Nam Dương ngày nay, trong thế kỷ thứ VII (7), đã dùng thuyền xâm lăng Thủy Chân Lạp (Nam bộ ngày nay). Chiêm Thành và đại Việt vẫn thường dùng thuyền tấn công lẫn nhau, nhưng ta không thấy nói nhiều. Trên ngôi cổ tự Borobudur được xây trong thời gian này còn một hình chạm trên đá nhìn khá rõ ràng cho ta thuyền chẳng lớn lắm.

Hình chiến thuyền Sailendra

Khi Khmer lập đế quốc từ thế kỷ năm 802 thì đế quốc này và Chiêm Thành cũng có thủy chiến tren sông Cửu Long và Song Tonglé Sap. Vậy chiến thuyền cũng không thể lớn.

Tôi xin nói rõ là các hình đăng đều được rút từ các web site, nhưng không rõ tác giả vẽ hay chụp, trừ trường hợp được ghi rõ là HVo hay VHKT là của tác giả.

Đối với Việt Nam ta thì chỉ có thuyền nhỏ. Ngay như những trận thủy chiến lừng danh trên sông Bạch Đằng vào ba thời Ngô Quyền 938,  Lê Hoàn năm 981, và Trần Hưng Đạo năm 1288 cũng đã nói rất rõ là chiến thuyên ta nhỏ linh hoạt. Tuy nhiên ta chẳng có hình ảnh mô phỏng các chiến thuyền như thế nào mà chỉ có hình vẽ sau này mô tả các trận đánh.




Hình thủy chiến Bạch Đằng 938.

Hình nay cho ta thấy chiến thuyền Việt Nam là các thuyền chèo so với thuyền của thủy quân TQ nhỏ hơn nhiều. Nhưng đây là hình mà họa sỹ đã tưởng tượng mà vẽ nên. Không biết ông họa sĩ có nghiên cứu sử thời ấy hay dưa vào một tài liệu nào ghi rõ kích thước thuyền bè mà vẽ nên hay không. Có thể là họa sĩ cố tình đưa lên hình ảnh của những còn thuyền bé tí, nhưng với lòng yêu nước dạt dào, thêm sự dũng cảm vô biên của quân ta mà thắng được địch chăng?

Đến thế kỷ XVIII (18), Nguyễn Huệ phục kích liên quân Xiêm La- Nguyễn Gia Long ở trận Rạch Gầm, vào vào đêm 19 rạng 20 tháng 1, năm 1785 tiêu diệt 20000 địch quân. Nay ta thấy mẫu thuyền của của Nguỹên Huệ.

Hình chiến thuyền Nguyễn Huệ

Đến thời Gia Long phản công, năm 1801, Gia Long dẫn các đô đốc, đại tướng Lê Văn Duyệt, Võ Duy Nguy, Tống Phước Lương… và các sĩ quan Pháp đánh cửa Thị Nại. Trận đánh này là trận then chốt để giúp Gia Long toại ý chiếm được ngai vàng sau bao nhiều lần cầu viện ngoại bang.

Hình thủy chiến cửa Thị Nại

Căn cứ theo lịch sử thì TQ cũng có các trận đánh thủy chiến. Tuy nhiên, các chiến thuyền đã không được mô tả một cách rõ ràng. Ngay thời Xuân Thu- Chiến Quốc ngàn năm trước Công Nguyên, các nước bắc TQ đánh nhau chí chóe nhưng đa số là bộ binh vì các nước này nằm trong đất liền. Vài trận thủy chiến chỉ xảy ra trên sông Hoàng Hà và Dương Tử, nên thuyền bè không lớn.

Mãi tới sau Công Nguyên, khi nước này chia ba thành Tam Quốc thì một trận đánh trên sông Trường Giang lẫy lừng trong lịch sử là trận Xích Bích (208), giữa Đông Ngô Tôn Quyền và  Bắc Ngụy Tào Tháo. Theo các nghiên cứu thì chuyến thuyền thời này vẫn nhỏ so với thuyền phương tây.

Tất cả hình ảnh của bài viết này đều thu lượm trên các mạng, trừ khi được ghi chú rõ ràng.

Từ thời Đường, TQ xâm lăng Cao Ly và có các trận thủy chiến cũng như sau đó TQ xâm lăng Nhật Bản với đội thủy quân. Nhưng không thấy hình ảnh, hay bài viết nào mô tả lại các chiến thuyền.

Thế kỷ XI, người TQ phát minh ra thuyền đạp chân.

Hình thuyền đạp chân thời Tống
Thong thời người Kim xâm lăng TQ, Nam Tống củng dùng chiến thuyền đánh trả và có nhiều chiến thắng. Đến thế kỷ XIII, người Mông Cổ xăm lăng TQ, Nam Tống và Mông Cổ cũng đã có một trận thủy chiến rất ngoạn mục, nhưng phần thắng trận lại rơi vào tay kẻ chỉ biết cữơi ngựa Hốt Tất Liệt.
Chiến Thuyền Nam Tống
Sau khi, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đánh bại Nguyên Mông, và vì vua thứ ba Minh Thành Tổ cho Trịnh Hòa đóng tàu lớn vượt đại dương. Tôi cố gắng tìm hình ảnh các tàu này vẽ ngay thời ấy mà không thấy, mà chỉ có hình vẽ lại sau này.
Chiến Thuyền thời trung cổ của TQ
TQ mô tả các con tàu này rất lớn, gấp mấy lần các con tàu buồm phương tây, nhưng có thể đó là các con số của sự tuyên truyền mà thôi.

No comments:

Post a Comment