Thursday, March 27, 2014

CHIẾN HẠM 4


LỊCH SỬ CHIẾN THUYỀN TIỀN DREADNOUGHT (tt)

Suốt thế kỷ 18, tàu frigate (hộ tống hạm) trở thành một loại nổi danh trước của tuần dương hạm. Tàu frigate là một tàu trang bị nhẹ, hoạt động tầm trung, nhỏ, và nhanh được dùng cho hoạt động thám thính, ngăn chặn ay đánh phá thương thuyền địch.

Với các tàu ship of the line quá to lớn cồng kềnh, di chuyển khó khăn, các nước chuyên về thủy chiến đã phát triển một loại tàu nhỏ hơn tầu chiến tuyến, nhưng lớn hơn hộ tống hạm (frigrate). Tầu này cũng trang bị súng lớn nhưng ít hơn tàu chiến tuyến. Vì trọng lương nhẹ nên tàu có thể đi quanh quẩn, nhanh hơn để tuần tra hay chiến đấu độc lập. Với quan niệm mới này, một loại tàu mới phát sinh Cruisers (đi quanh quẩn) và Việt Nam ta dịch ra tuần dương hạm.

Năm 1679, Thomas Savery (người Anh) phát triển một máy bơm hơi nước. Năm 1712, Thomas Newcomen  (người Anh) sáng chế ra piston áp dụng kỷ thuật bơm ở các mỏ quặng. Nhưng đang kể nhất là James Watt (người Scotland- bắc Anh), năm 1781 đã nộp bằng phát minh về một động cơ quay hơi nước. Từ đó tàu thủy nói chung và chiến thuyền nói riêng đã áp dụng cho các tàu thủy. Lúc đầu các tàu chạy bằng hơi nước chỉ được áp dụng cho thương mại trên sông hồ, vì các bộ phận đẩy thuyền quá lớn, yếu chịu sóng lớn.

Một mẫu tàu chạy hơi nước-steam boat- 1784
Tàu chở hành khách Lookout-1860 chạy trên sông Tennessee Mỹ

Về sau, các caỉ cách mới bằng chân vịt thì ngành viễn dương mới áp dụng máy hơi nước. Các nước đua nhau làm thuỳên lớn xuyên đại dương. Lúc người ta đem máy hơi nước trang bị cho các chiến thuyền thì các buồm vẫn còn được áp dụng để hỗ trợ.

Chiến thuyền Napoleon- 1850- vừa buồm vừa máy.

Hải quân Pháp áp dụng hơi nước cho tàu chiến tuyến đầu tiên là chiếc Le Napoléon. Chiếc này chứa 90 khẩu pháo vào năm 1850. Đây là chiếc ship of the line, áp dụng máy hơi nước để di chuyển thực sự đầu tiên. Napoleon được trang bị vũ khí như một tàu chiến tuyến thông thường, nhưng động cơ hơi nước khiến cho nó có thể đạt được vận tốc 22 km/h (12 knot) bất kể điều kiện gió, một ưu thế đầy tiềm năng mang tính chất quyết định thắng bại trong những cuộc hải chiến.

Việc áp dụng động cơ hơi nước đã thúc đẩy sự gia tăng kích cỡ cùng hỏa lực của tàu chiến. Pháp và Anh Quốc là những nước áp dụng các hạm đội tàu vỏ gỗ với động cơ hơi nước và đẩy bằng chân vịt. Hải quân nhiều nước khác đưa ra hoạt động một số lượng nhỏ tàu chiến chạy bằng chân vịt, bao gồm Nga 9 chiéc, Thổ Nhĩ Kỳ 3  chiếc, Thụy Điển 2 chiếc, Naples 1 chiếc, Đan Mạch 1 chiếc và Áo 1 chiếc.

Thế kỷ 19, với động cơ hơi nước, súng bắn thuốc nổ làm các tàu gỗ không còn khả năng chịu đựng. Điều này đã chứng tỏ ở chiến tranh Crimean war giữa Anh, Pháp, Ottonam và Nga, Hy Lạp. Các trận thủy chiến trên biển Hắc Hải đã thúc dục canh tân tàu chiến bằng vỏ sắt, rồi sa họa sắt. Pháp đã giới thiệu với thế giới chiếc tàu bọc thép La Gloire, có khả năng đi trên đại dương đầu tiên năm 1859. Năm sau thì Anh quốc đem ra chiếc  HMS  Warrior theo chân Pháp. Anh lúc nào củng muốn ở vị trí tiên phong trong hải chiến, nên đât là một bước thụt.

La Gloire (1859) của Pháp, tàu chiến bọc thép đi biển đầu tiên

HMS  Warrior

Với tốc độ phát triển thật nhanh, các tàu gỗ lần lượt thay thế bởi các tàu bọc kim loại và rất nhiều kiểu lớn bé. Bây giờ các súng được giới thiệu không còn như trước mà là các cỗ pháo tháp quay cùng các viên đạn có hai phần đầu đạn và phần chứa thuốc súng như ta thấy ngày nay. Nhờ vào sự di chuyển lên xuống các họng súng và sự quay quanh một trục, nên các pháo tháp được đặt bất kì nơi nào, chứ không còn đặt hai bên mạn sườn như trước.

Các tàu chuyên việc bắn phá, đánh nhau trước là loại line of battle ship, nay được bọc sắt và được đặt tên là Battleship (Thiết giáp hạm). Loại tàu ấy có vỏ sắt dày để chống đạn đối phương. Cái tên này do hải quân Hoàng Gia Anh đặt ra trong khi tái sắp loại các chiến thuyền năm 1892 với chiếc Dreadnought. Các tàu buồm tuần tra nhỏ frigrate (khu trục hạm nhỏ) được thay bằng các tàu máy hơi nước cruiser (tuần dương hạm) lớn hơn và nhanh hơn. Trong giai đoạn đầu, khi được đóng vỏ sắt, trang bị máy hơi nước các tầu chiến cũng có kích tương tương đương với các tàu gỗ, nhưng khi các động cơ được tăng tiến thì các thiết giáp hạm (tàu bọc sắt) có khuynh càng ngaỳ các lớn và các tầu buồm, gỗ cũng từ từ biến mất. Như vậy lúc đầu tất cả các chiến hạm vỏ sắt đầy có tên này.

Cả Pháp lẫn Anh đều nghiên cứu đóng tàu vỏ sắt trong năm 1856. Nhưng trận hải chiến đầu tiên giữa tầu bọc sắt với tầu bọc sắt lại diễn ra trong trận đánh của hai lực lượng Nam, Bắc trong cuộc nội chiến Mỹ về vấn đề nô lệ da đen năm 1862.
 
Trận hải chiến đầu tiên với tầu sắt giữa hai con tàu USS Minitor và CSS Virginia năm 1862.
Trong thời gian này, hải quân các nước vẫn bao gồm các tàu buồm gỗ chen trong các tàu sắt. Nếu quý vị để ý thì vẫn thấy con tàu buồm ở hậu cảnh. Loại tàu này thật sự bị gạt bỏ cho đến khi kết thúc thế hệ tàu chiến chạy buồm vào thập niên 1830. Lúc ấy, vì máy hơi nước cải tiến rất nhiều đủ mạnh đưa tầu đi xa hơn và tàu lớn hơn nên các cột buồm không còn cần thiết nữa.
Đến giữa thập niên 1870, thép được sử dụng làm vật liệu chế tạo cùng với sắt và gỗ. Thiết giáp hạm Redoutable của Hải quân Pháp, được đặt lườn vào năm 1873 và hạ thủy vào năm 1876. Nó là một tàu chiến có dàn hỏa lực trung tâm và tháp pháo nhỏ, trở thành tàu chiến đầu tiên trên thế giới sử dụng thép như vật liệu chế tạo chủ yếu. Chiếc này đã tham dự trận hải chiến lừng danh Trafalgar giữa Pháp và Anh. Trong trận này chiếc Redoutable làm im tiếng súng của chiếc Victory, cùng giết chết vị chỉ huy trưởng của hạm đội này là Vice-Admiral Horatio Nelson.
Vài ngày sau, chính chiếc Redoutable đã bị chìm trong môt trận bão.
Redoutable  và HMS Victory trong trận Trafalgar
 
 

No comments:

Post a Comment