Monday, February 2, 2015

GIÁ XĂNG DẦU


Giá xăng giảm vì giá dầu thô giảm, và đương nhiên ai cũng biết giá dầu này do tổ chức các nước xuất cảng dầu ấn định. Các nước này là nước nào? Đó là OPEC (Organization of Petroleum Exporting Countries) mà ngày nay gồm 12 quốc gia gồm 6 nước của khối Á Rập,  4 nước Phi Châu và 2 nước ở Nam Mỹ Châu. Sáu nước khối  Á Rập là  Saudi Arabia, Iran, Iraq, United Arab Emirates, Kuwait và Qatar. Bốn nước phi Châu: Nigeria, Algeria, Libya và Angola. Cuối cùng hai nước ở Nam Mỹ Châu là  Venézuela cùng Equador.

Dưới đây là một cái nhìn về các quốc gia ấy với dân số, diện tích cùng số dầu bơm lên hàng ngày tính theo thùng phi.

Source Wikipedia.
 Các quốc gia này nẳm ỡ đâu?
Dưới đây là bản đồ thế giới và vị trí các quốc gia ấy.

 
Tuy nhiên, một nước không nằm trong tổ chức này nhưng xuất cảng nhiều dầu vào hàng nhất nhì thế giới là Liên Xô và ngày nay là Nga. Khi nói nhất nhì thi tôi xin nói rõ hơn là giữa Nga và Saudi Arabia hay thay đổi vị thế. Theo tổ chức năng lượng quốc tế IEA (International Energy Agency) năm 2011 và 2012 Nga sản xuất dầu thô hạng nhất thế giới tiếp theo là Saudi Arabia rồi tới Hoa kỳ.

Thời tôi còn học trung học, khoảng cuối 1959 đến 1961 thì Hoa Kỳ là nước sản xuất dầu thô nhiều nhất thế giới vì các nước khác mới bắt đầu khoan mỏ. Nhưng số dàu này được tiêu thụ ngay trên đất của họ tức là Hoa Kỳ. Sau đó họ bị Liên Xô và Saudi Arabia qua mặt. Đến gần đây Trung Quốc trỗi dạy đứng hàng thứ tư về phương diện này. Trung Quốc muốn trở thành một cường quốc siêu hạng thì cần phải có nhiều dàu để chạy máy lẫn vận hành vũ khí và việc ấy kéo theo sẽ là nước sản xuất nhiều dầu thô nhiều nhất nhì thế giới, nên họ không ngại ngùng xâm lăng biển Đông Nam Á (tức Biển Đông) và Đông Hải cũng như Hoàng Hải.

Vì là nước hùng cường nhất thế giới, nên Hoa Kỳ tiêu thụ rất nhiều xăng tức lấy từ dầu thô. Riêng năm 2011, Hoa Kỳ nhập cảng 1,700,000 thùng dầu thô một ngày.  Trong thời gian này giá một thùng dầu thô là khoảng US$120.00, như vậy Mỹ phải trả US$120.00 x 1,700,000 = 204 triệu đô la cho OPEC một ngày. Theo thống kê trong thập niên 1980s, chỉ nói riêng California thôi, nó đứng hàng thứ 3 trên thế giới trong vấn đề tiêu thụ xăng, sau Hoa Kỳ và Liên Xô.

Vì lý do ấy, Hoa Kỳ thường bị các nước khối OPEC làm điêu đứng. Ta thấy Iraq, Iran và Venezuel đã bắt chẹt Hoa Kỳ rất nhiều.

Trước năm 1973 giá một thùng dầu thô chỉ vào khoảng US$3.00. Năm 1973, Ai Cập và Syria đồng loạt mở cuộc tấn công bất ngờ vào Do Thái từ phía nam vượt kênh Suez và phía bắc qua đồi Golan, với sự trợ giúp của Iraq, Jordan, Algeria, Moroco, Tunisia, Saudia Arabia, Cuba và Bắc Triều Tiên. Cuộc chiến này có tên là Yom Kippur war.

Các nước tây phương và Mỹ không trực tiếp tham chiến, nhưng trợ giúp vũ khí, tiếp liệu cùng tình báo. Cuộc chiến này xẩy ra khi các nước khối Á Rập muốn trả thù cuộc chiến 6 ngày năm 1967. Kết quả Do Thái lại một lần nữa chiến thắng. Để trả thù, khối OPEC tăng giá dầu lên US$12.00/thùng đồng thời cắp giảm lượng dầu thô xuất cảng vào Mỹ. Vì thế giá xăng ở Mỹ tăng vọt và xăng tiêu thụ phải theo chỉ tiêu. Nước Mỹ năm ấy rất khốn đốn trong việc giao thông.

Và cũng vì thế nên Tổng Thống G W Bush đã phải đánh Trung Đông gây ra nhiều căm phẫn trên khắp thế giới.

 
Hoa Kỳ, từ lâu đã biết họ có các mỏ dầu cứng (shale) nằm dưới lòng đất của các tiểu bang Texas, Oklahoma, Lousiana và đặc biệt tại bang  North Dakota và mới đây nó còn tìm thấy dưới lòng đất chân dãy núi Rocky Mountain của Colorado và Utha.

Muốn lấy loại dầu này lên thì rất tốn tiền vì nó ở thể rắn và chen kẽ trong các khe đá. Đây là loại dầu chẳng mới mẻ gì vì nó được khai thác ở nhiều quốc gia như Liên Xô (Estonia), Trung Quốc, Brazil, Australia, Đức... ngay từ thập niên 1920s.

Các nước này đã dùng nhiều cách lấy dầu từ shale, tuy nhiên chỉ còn 4 cách chính được sử dụng. Tại Liên Xô họ áp dụng cách Kiviter và Galoter khoan các mỏ vùng Estonia (nay là nước Estonia- Tây bắc Nga). Trung Quốc thì dùng kỹ thuật Fushun và Brazil dùng cách Petrosix. Tất cả đều dùng các bình chưng để phân tích dầu từ shale.
Riêng tại Hoa kỳ, New Zealand, Nam Phi và Anh dùng kỹ thuật có tên là Hydraulic Fracturing (Fracking hay fraccing) do Stanolind Oil and Gas Corporation phát minh năm 1947.
 
Picture from National Geography

Bản đổ Bakken  mỏ shale tại North Dakota.
Theo wikipedia, thì mỏ này nằm dưới đất nhiều tiểu bang choán diện tích 520,000 km . Nếu đem so sánh với diện tích Việt Nam là 320,000 km thì ta thấy Vùng Bakken này rộng hơn gấp rưỡi.

 Shale tại Pennsylvania

Hydro fracturing còn biết dưới tên hydraulic drilling . Muốn đem các thứ này lên người ta kỹ thuật hydraulic drilling (đào mỏ với thủy điều- chất lỏng) tức là dùng nước nóng với các hạt cát phun vào các kẽ đá. Nước nóng dưới áp xuất thật mạnh phun vào các mảng shale làm dầu cũng như đất cát thành hợp chất lỏng có dầu. Cả khối hợp chất thể lỏng được hút lên biến thành dầu qua các phương pháp gạn lọc. Với cách này nếu ta đem lên được một thùng dầu thì phải tốn vài thùng nước. Vì lý do ấy, cách lấy dầu kiểu này không thể thực hiên tại vùng khô cằn và lắm khi thiệt hại môi sinh.

 Hydro fracturing
 Hydro fracturing
Tuy nhiên, Mỹ thì nhùng nhằng không muốn lấy lên triệt để. Tại sao vậy?
Kể từ tháng 12 năm 1944, hơn 70 quốc gia trên thế giới họp nhau ở thành phố Bretton Woods thuộc bang New Hamshire Hoa Kỳ để quyết định chuyển trung tâm quyền lực kinh tài từ London sang New York, và đồng dollar Hoa Kỳ làm căn bản tiền tệ thế giới hay vì Bảng Anh. Lý do phải chuyển đổi quyền lực từ Anh sang Hoa Kỳ, vì lúc đó, Hoa Kỳ chiếm lĩnh hơn 50% thị trường xuất khẩu của cả địa cầu. Nước Mỹ tiêu dùng hơn 50% toàn thế giới cộng lại. Và vì nếu họ đang là cường quốc quân sự lẫn kinh tế hàng đầu thế giới thì bỏ tiền mua cũng OK, trừ phi thấy bị đe dọa quá mức. Lý do thứ hai là họ thấy dào kiểu này vẫn rất tốn tiền vì giá  nhân công Mỹ quá cao. Nếu lấy được dầu lên thì họ không có lời, nếu giá dầu lên đến mức có lời thì họ sẽ tính. Cộng thêm vào đó, trước đây kỹ thuật đào giếng dầu là cách đào thẳng đứng (Vertical drilling). Dù ra có GPS hướng dẫn nếu đào chệch mỏ thì chẳng có gì lúc ấy họ có một dry hole (lỗ khô) thế lại càng tốn hơn.
Biết có khuyết điểm sẽ bị bắt chẹt bởi OPEC và Nga, Hoa Kỳ luôn luôn nghiên cứu cách đào mỏ lấy dầu mới.
Trong thời gian khoảng sau 2001, Nga đã thu nhIều lợi do việc giá dầu thô lên quá cao. Nhìn vào biểu đồ giá dầu từ khoảng năm 1996 đến 2000 ta thấy khỏang US$ 20.00/ thùng. Nhưng từ 2001 giá dầu đã tăng lên đáng kể. Trong giữa năm 2008 giá dầu đạt kỷ lục gần US$150/thùng. Trong các năm gần đây vào tháng 2 đến tháng 4 dân Cali đã từng đổ xăng với giá gần US$5.00/gallon. Muà này xăng đắt nhất vì các công ty lọc dầu phải tạm ngưng một số hãng để chỉnh trang các máy lọc (turn up).
Cùng thời gian này Nga sản xuất khoảng 10 triệu thùng/ ngày và phân nửa số này  được xuất đem xuất cảng. Nói như vậy 1 ngày Nga thu vào khoảng 5000000 x $150.00 = US$750,000,000 (gần 1 tỷ). Với giá dầu ấy Nga đã thành cường quốc kinh tế, xem thường Koa Kỳ, với canh bài chiếm đất Ukraine.
 
Bây giờ ta xem lại các nước nào thu lợi nhiều nhất khi giá dầu tăng cao. Chúng ta cùng xem lại bảng phân hạng tùy theo số dầu sản xuất trong vài năm gần đây.

Từ bảng này ta thấy khá nhiều nước không ưa thích Hoa K ỳ  gì mấy đăc biệt Nga, Iran và Venezuela.
Cũng từ bảng ấy, ta để ý tới dân số. Nước ít dân thì ảnh hưởng tới từng đầu người sẽ tăng lên. Nhưng ngược lại, lợi tức tồm trữ cho quốc gia trong các năm giá dầu cao cũng được quá nhiều. Họ có thể dùng tiền tồn trữ cho chi phí các năm sắp tới. Nước Saudi Arabia, với 26,500,000 dân, là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất, nhưng các năm trước họ có quá nhiều lợi tức . Vì thế trong cuộc họp khối OPEC gần đây, họ không chịu cắp giảm số dầu bơm lên hàng ngày, với mục đích làm tăng giá dầu. Giả sử tăng giá lên thì ai chịu? Lẽ dĩ nhiên ta thấy ngay là các nước từ trung bình đến nhược tiểu.
Như đã viết trước đây, ngày trước 1990, người ta chỉ khoan đứng, và dù là các dụng cụ đo đạc càng ngày càng tân kỳ, lắm khi người ta khoan cách xa giếng nhiều. Lúc ấy họ khoan vào một dry hole. Muốn khoan lại, người ta phải dời giàn khoan và bắt đầu từ số 0.
 Từ năm 1985 đến năm 1993, các kỹ sư của NCEL (Naval Civil Engineering Laboratory và này nay là NFESC-Naval Facilities Engineering Service Center) đã phát minh ra cách khoan dầu mới gọi là horizontal drilling technologies. Với cách khoan này ngừơi ta có thể khoan ngang để tránh các từng lớp đá quá cứng hay tìm dầu nơi ở ngang vị trí với lỗ.

 
Picture from National Geography & Wikipedia.



 
Các quốc gia sản xuất dầu thô trước 2000


No comments:

Post a Comment