Sunday, October 12, 2014

Đại Việt thắng Nguyên Mông bài 67


Bây giờ ta quay lại nhìn vào phần trước nói về cuộc tấn công của Mông Cổ vào các quốc gia từ Á sang Âu và xem thử tại sao các nước ấy thành công hay thất bại trước đạo quân của Thành Cát Tư Hãn và các con, cháu ông. Ta dùng các yếu tố đem đến thắng trận của chương 04 để bàn xem các yếu tố nào đã đem lại thất bại hay thành công của các nước này. Tuy nhiên, ta chỉ xét đến các yếu tố nổi bật nhất ấy chứ không xét hết tất cả mọi vấn đề.

Một điểm chung mà ta khỏi bàn ấy là “Chính Nghĩa”. Bản chất của Mông Cổ là đi xâm lược, cướp bóc, vậy chúng không thể có điểm này. Tất cả các nước bị Mông Cổ xâm lăng đều có chính nghiã trừ Tây Liêu.

Bây giờ chúng tôi xin lập một bảng đánh giá từng bộ môn, nếu rất mạnh được 2 điểm, khá mạnh được 1 điểm, và yếu rõ rệt thì chẳng được điểm nào. Bên nào có nhiều điểm thì bên ấy có cơ thắng trận chiến. Tuy nhiên một số nước thấy thua rõ rệt thì chúng tôi không lập bảng điểm.

I- Thất bại của Kara-Khitan (Tây Tiêu.)

Xem qua lịch sử Tây Liêu thì thấy nước này chưa đánh đấm trận nào ra hồn thì đã thua Mông Cổ. Cái thua của nước này chỉ vỏn vẹn nằm trong câu nói của Ngô Khởi: “Vua Kiệt nhà Hạ có Hoàng Hà, Thái Sơn bao bọc rồi cũng bị mất nước vì không được lòng dân. Vua Trụ nhà Ân có các núi Thái Hằng, Trường Sơn, Mạnh Môn và sông Đại Hà bảo vệ rồi cũng diệt vong vì không thắng nhân tâm.”

Tóm lại Kutlug làm cho dân Tây Liêu hận thù thì có lợi địa bao nhiêu cũng thua. Một lần nữa chuyện công tâm thật là quan trọng. Tây Liêu thua đủ mọi thứ khỏi bàn thêm.

II- Sự thất bại của Tây Hạ.

Ta xét xem Tây Hạ bị thua ở yếu tố nào?

A-  Công Lương.

Sự nghèo đói làm dân khốn khổ, lương thực thiếu hụt. Như vậy Tây Hạ thua về Công Lương.

Mông Cổ hơn về công lương.

B-Thiên Thời.

Tây Hạ có địa thế hiểm trở nhưng mất nước là vì “thiên thời” có nghĩa “thời cơ”. Kể từ đầu thế kỷ XIII, nước này đã xuống dốc, hết còn đủ sức làm mưa làm gió kiến triều đình nhà Nam Tống khiếp sợ và đã thế nhà Kim lại xỏ được mũi họ. Tây Hạ thường xuyên bị Kim xâm lăng, mười năm trời chiến tranh với Kim xảy ra khiến cho thế lực của Tây Hạ suy yếu, dân chúng trở nên nghèo đói và hay nổi dậy.

Tai hại hơn nữa là năm 1206, Tây Hạ bị rơi vào một tình trạng chính trị bất ổn, Lý Thuần Hữu bị người bà con là Lý An Toàn sát hại và chiếm ngôi. Việc này làm dân chúng, và quân đội hoang mang, không đồng lòng giết giặc, chẳng khác gì nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần ở Đại Việt măn 1400 thì quân Minh sang đánh. Năm 1211, Lý An Toàn bị lật đổ, và Lý Tuân Húc lên thay  lấy niên hiệu Thần Tông. Nhưng vì vua mới vẫn không thể khôi phục đất nước được như cũ. Tây Hạ bị thua vì thời cơ.

C- Địa lợi.

Khi Mông Cổ vây kinh đô nước này, đánh mãi không được, Thành Cát Tư Hãn cho đắp đập nước trên sông Hoàng Hà để làm ngập lụt. Vậy Thành Cát Tư Hãn đã biết áp dụng địa lợi để tấn công địch. Chỉ tiếc việc này phải chủ động bởi dân Tây Hạ thì đúng hơn. Các tướng Tây Hạ đã không khai thác được yếu tố địa lợi của nước họ trong việc chống quân ngoại xâm.

Mông Cổ thắng luôn điểm này.

D- Nhân hòa

Vì sự suy thoái, chiến tranh với Kim làm dân nghèo nàn, không mấy đồng tâm diệt giặc. Triều đình thì lo đảo chánh lẫn nhau.

Tây Hạ thua về nhân hòa.

 

E- Chiến Thuật.

Đã thế các tướng giữ ải không tài ba để tướng quân của Thành Cát Tư Hãn lừa giả thua, đuổi theo rồi bị phục kích. Như chương 02 viết về quân Mông, chúng tôi có bàn qua cách phục kích của MC. Bây giờ giả sử đến chỗ phục binh, đoàn kị nhẹ rút lui thật nhanh. Đương nhiên địch quân cũng sẽ đuổi theo thật nhanh mong tiêu diệt được quân Mông Cổ. Muốn đuổi theo thật nhanh thì phía đối thủ phải cho đội khinh binh nhẹ nhàng ra trận để có thể bám sát quân Mông Cổ. Nhưng chính vì sự đuổi nhanh nên đội hình thiếu kết hợp liên lạc lỏng lẻo. Đoàn kị nặng đã bị bỏ rơi thật xa, không thể hỗ trợ cho đoàn kị nhẹ và đội hình của đoàn này cũng không còn giữ đúng như trước. Lúc lọt vào trận mai phục không còn cách cứu vãn. Lúc cận chiến thì cung tên lại trở thành vô dụng, nên đám kinh binh địch quân sẽ bị tiêu diệt bởi đội trọng binh.

Như vậy Tây Hạ để bị Mông Cổ lừa.

Việc đắp đập nước cũng là thuộc chiến thuật.

Thêm vào các điểm trên, tướng Tây Hạ không có người tài. Tất cả cứ bám vào thành quách để chiến đấu, không biết du kích chiến, khiến Mông Cổ có thể dùng cái lợi điểm của họ.

Tây Hạ hoàn toàn thua về Chiến Thuật.

F- Tướng.

Về điểm này ta thấy MC lừa được các tướng của Tây Hạ, nên MC toàn thắng.


III- Sự thất bại của ĐQ Kim.

A- Thiên Thời.

Kim tình trạng cũng gần như Tây Hạ, thời vàng son của họ đã qua. Sau những năm dài chinh phục được phần đất phía bắc Trung Quốc, những vì vua sau này đã hấp thụ văn minh của nước mà họ chiếm được, bắt đầu hưởng thụ. Hơn thế nữa miếng mồi vinh hoa làm họ tranh nhau. Trong quyển “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII” của ông Hà Văn Tấn và bà Phạm Thị Tâm trang 319 đã ghi: “Ở đông phương, nước Kim cũng chịu chung một số phận. Bọn thống trị phong kiến khuynh loát lẫn nhau và nhân dân Trung Quốc liên tiếp nổi dậy chống ách thống trị ngoại tộc đã làm vương quốc Kim hoàn toàn suy yếu…” Xét như vậy thì Kim cũng thua vì không có “Thiên thời” trong nghĩa của “Thời cơ”.

Mông Cổ được 2 điểm.

B- Nhân Hòa.

Hơn thế nữa, người trị vì dân Trung Quốc không phải là người cùng chủng tộc Hán, nên dân Trung Quốc có bị bắt chiến đấu họ không đem hết sức ra bảo vệ một triều đình ngoại bang. Theo quyển “Genghis Khan & the Mongol Conquests 1190-1400” viết Lúc Mông Cổ đánh các thành phố Trung Đô và Khai Phong hoàng đế Kim bắt lính tất cả mọi người kể cả các thư sinh yếu đuối ra trận. Và cũng theo quyển này thì các thư sinh này chống đối và rủ nhau trốn. Trong khi ấy quân Mông tương đối còn là một tập thể gốc  Mông-Hồi có cùng chí xâm lăng. Điểm này cho ta thấy Mông Cổ thắng thế nên được 2 điểm.

C- Chiến thuật

Kim ỷ vào dãy chiến lũy sắt trên đèo, không nghĩ MC đi vòng ra biển Bột Hải. Điều này chứng tỏ Kim không có chiến thuật bằng Mông Cổ.

D- Vũ Khí.

Quân Kim cho phòng thủ với một chiến tuyến có chông sắt, cổng sắt rất lợi hại. Lúc tấn công Kim lần thứ hai, quân Mông Cổ đã biết dùng các loại súng phóng đá, nhưng quân Kim có các quả cầu chứa thuốc nổ mà ta đã biết “Lôi động thiên cung.” Lại thêm các lao lửa, cả hai loại vũ khí này áp đảo được các quân tấn công thành.

Kim chiếm lợi thế hơn Mông Cổ. Vậy vể phương diện vũ khí, Mông Cổ được 1, Kim được 2.

Tuy nhiên, vũ khí chiếm ưu thế, nhưng người không muốn sử dụng. Và cũng phần cuối của phần trích từ quyển của ông Tấn, bà Tâm ta thấy Kim cũng bị diệt vong vì không có “Nhân hòa”.

Mông Cổ đã thắng hai điểm cần phân tích. Các yếu tố khác thì hầu như không phân biệt hơn thua.

Ta được bảng phân điểm:

No comments:

Post a Comment