Sunday, October 19, 2014

Những Ngày Không Mặt Trời- Bài 6



Sau đó, chúng tôi phải thi lấy bằng tiểu học và tôi đậu kỳ thi này một cách dễ dàng. Tuy nhiên, trở ngại lớn cho tất cả học sinh lúc ấy là thi tuyển vào lớp đệ thất, bậc trung học. Trước khi thi, chúng tôi được biết trường trung học sẽ nhận 100 học sinh, cả nam lẫn nữ, vào hai lớp đệ thất trong tổng số hơn 700 học sinh của tỉnh. Hai mươi học sinh nghèo, có hạng cao nhất, sẽ được cấp học bổng, nếu họ làm đơn xin và được chấp nhận.
Tôi nghĩ nếu cứ  tính theo hạng nhất đến hạng mười của cả chục lớp nhất và vài lớp tiếp liên trong tỉnh thì may ra tôi sẽ đậu kỳ thi tuyển ấy, nhưng đậu từ hạng 20 trở lên thì thật khó khăn lắm, vả lại còn nhiều nhà nghèo hơn nhà tôi, nên tôi chẳng làm đơn xin học bổng.
Sau kỳ thi này hai tuần lễ thì tôi bị cảm nặng.
Khi tôi đang nằm dưỡng bệnh trên gác xép, Đỗ Thị Ngọc Thanh- con ông trưởng ty Ngư Nghiệp, nhà kế bên- chạy vào nhà hỏi mẹ tôi:
- Bác! Hiệp đâu rồi bác?
- Nó bị cảm con ạ! Có chuyện gì vậy cháu?
- Dạ không! Cháu chỉ báo tin cho Hiệp…
Linh tính cho tôi biết tôi sắp nghe một việc lý thú, nên thò cổ ra lan can hỏi với giọng khàn khan:
- Việc gì vậy Thanh?
 

- Tôi báo tin vui cho Hiệp biết là Hiệp đã đậu hạng nhì.

Hình ành thân thương của tác giả lúc ấu thời ở Thanh Hóa.
Trâu ngoan, ơi hỡi trâu ngoan.
Gặm cỏ cùng đàn chớ chạy lang thang.
Mục đồng sẽ phải gian nan.
Đem mày về đàn vất vả lắm thay.
Chăn trâu lắm lúc đắng cay.
Mùa đông giá buốt, hé say nắng vàng.

Việc này làm tôi không tin nổi, vì tôi đậu cũng là may chứ đừng nói đến hạng nhì, và bệnh của tôi nhờ vậy mà bớt nhiều. Sự thật là vì Pháp văn và tập viết đã không có trong các môn thi. Người hay chọc phá tôi: Ngọ sứt môi đã không ở trong danh sách đó.

 
Trường trung học, và nam tiểu học cùng trong một khuôn viên. Thật ra trường trung học Vũng Tàu mới thành lập được ba năm (thành lập năm 1953) với bậc đệ nhất cấp. Trường không có địa điểm, nên xây trong khuôn viên của trường nam tiểu học vài dùng vài ba lớp học của trường này.
Ở bậc trung học, sự kỳ thị Bắc Nam giảm thiểu rất nhiều, vì trình độ hiểu biết của học sinh khá hơn, cho nên chúng tôi không còn bị khó khăn trong việc đi học nữa. Tuy vậy, một vài học sinh có máu anh trị vẫn thường va chạm nhau nhất là vì các cô bạn xinh sắn.
Cách học ở trung học cũng khác hơn ở tiểu học. Các bài làm, bài trả, bài thi đều có hệ số và thang điểm trên 20 chứ không phải là 10 như trước. Hệ số là một con số tùy theo mức độ quan trọng, mà điểm bài làm, bài thi phải lấy điểm trung bình nhân với nó. Như vậy một bài trả có hệ số 3 và có điểm trung bình là 15/20 thì sẽ có điểm tổng cộng là (15)x(3) hay là 45 điểm. Các môn quan trọng như: Việt văn, hình học và đại số có hệ số  ba. Vật lý, hóa học, vạn vật, Pháp văn, Anh văn có hệ số hai, còn những môn khác như: công dân, sử địa, vẽ, âm nhạc hay thủ công có hệ số một. Với hệ số cách xếp hạng cũng thay đổi rõ rệt.
Thí dụ hai học sinh A và B có các số điểm của các môn như sau:


MÔN HỌC
HỌC SINH A
HỌC SINH B
TOÁN
10
18
VIỆT VĂN
12
14
PHÁP VĂN
18
6
SỬ ĐỊA
15
12
TỔNG CỘNG
55
50
 
Với hệ số quan trọng các điểm sẽ như sau:


MÔN HỌC
HỌC SINH A
HỌC SINH B
 
 
Hệ Số
 
 
Hệ Số
 
TOÁN
10  x
3  =
30
18  x
3  =
54
VIỆT VĂN
12  x
3  =
36
14  x
3  =
42
PHÁP VĂN
18  x
2  =
36
6  x
2  =
12
SỬ ĐỊA
15  x
1  =
15
12  x
1  =
12
TỔNG CỘNG
 
 
117
 
 
120
 
Như vậy nếu không có hệ số thì học sinh A giỏi hơn học sinh B, nhưng nếu tính theo hệ số thì học sinh B giỏi hơn học sinh A.
Nhờ cách học này điểm trung bình của tôi tăng lên rõ rệt, vì các môn quan trọng hệ số cao tôi đều giỏi, trừ Pháp văn.
Ngày 26 tháng 10 năm 1955, một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ở niềm Nam. Cuộc trưng cầu dân ý này đã bầu ông Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống và loại bỏ quốc trưởng Bảo Đại. Cuộc trưng cầu dân ý này cũng đã ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị của tôi, vì nó đã loại bỏ một lãnh tụ sống xa hoa và ăn chơi ở Pháp mà làm quốc trưởng Việt Nam. Không ít thì nhiều, tôi bắt đầu vui vẻ chấp nhận cuộc sống ở miền Nam. Với đầu óc còn quá đơn giản, tôi không biết vụ bầu cử này trong sạch hay không?
Cuối năm đệ thất, tôi lãnh thưởng hạng nhì, vì Pháp văn bớt quan trọng hơn toán và Việt văn. Hơn nữa, thầy dạy toán Nguyễn Tuấn Văn không ngớt khen ngợi về khả năng toán học của tôi, cũng như đem bài giải toán của tôi đi các lớp khác làm mẫu, vì thế tôi càng thích thú, cố gắng học môn này.
Trong năm ấy, thượng nghị sĩ Mỹ, John F Kennedy ủng hộ tổng thống Diệm trong việc không cho phép cuộc tổng tuyển cử theo như hiệp định Genève đã qui định.

Đường Hạ Long lên mũi Nghinh Phong 1956.

No comments:

Post a Comment