Wednesday, February 6, 2013

Vũng Tàu – nơi đầy kỉ niệm


Trở lại vào quán ăn cạnh hải đăng.

 

Cũng may, quán có vài thứ giúp tôi bớt đói.

Tất cả lại lên xe xuống phố ăn trưa.

Xuống đến đường Trưng Trắc, Trưng Nhị thì đúng trưa. Nơi đây thời tôi còn ở Vũng Tàu là một ngôi chợ với hai nhà lồng gần nhau. Nay cả chợ đã biến mất nhường lại cho một vườn hoa và hai phố buôn bán thôi. Ngay đầu chợ ngày là phòng thông tin, nhưng nó cũng chẳng còn vết tích. Thay vào đó là một cổng chào hình parabol.
Nhà thờ chính Vũng Tàu
 
Đây xưa kia là chợ.
Kim Phượng- thời đó là tiệm photo. Ông Kim Phượng là bạn của bố.
Vì thế mẹ và vợ tôi khi bán hàng xong hay gửi đồ tại đây
Đây xưa kia là phòng thông tin
                                                                                                                                                         
n   Mọi người vào quán  ăn, còn tôi thì đi lang thang chụp ảnh, vì không ăn được. Trứơc thời 1980, mẹ và vợ tôi đã có thời buôn bán nơi đây. Tuy nhiên, trước khi có một của hàng nhỏ, vợ tôi đã phải bán cá, lúc tôi đánh cá rồi sau đó bán chợ trời. Cách bán chợ của nàng cũng thú vị vì chỉ cần một số vốn nhỏ. Làm gì tôi có tiền mà giúp nàng làm vốn để buôn bán lớn. Tôi chỉ có vốn để tổ chức vượt biên thôi.

Lúc này, Điệp đã nghỉ thêu ở hợp tác xã Đoàn Kết, vì làm không đủ sống. Nàng dùng tiền mà Thắng gởi về, làm vốn đi buôn bán lấy lời mua gạo ăn. Nếu chỉ dùng tiền Thắng gửi về mà ăn không thì một, hai tháng số tiền này cũng tiêu, nhưng Điệp dùng nó làm vốn buôn bán, nên có thể kéo dài ra 4 hay 5 tháng, rồi cuối cùng cũng cụt vốn.

Cách bán hàng chợ trời của Điệp cũng hơi lạ hơn là việc bán hàng thông thường. Điệp cùng một số mấy người bạn, ít vốn, họp lại thành một nhóm theo đúng câu:

   "Đi buôn có bạn. Đi bán có Phường."

Mấy chị em kéo nhau đi long nhong trong chợ, thấy ai muốn bán gì là túm lại. Họ thương lượng giá cả với người chủ món đồ. Sau khi giá cả được thỏa thuận, một người đứng với chủ nhân món hàng, còn mấy người khác thì túa ra khắp nơi, tìm mối nào muốn mua mà có lời là bán, rồi đem tiền về trả cho người chủ. Tiền lời thì đem chia cho cả nhóm.

Một lần Điệp cùng mấy người bạn đang đứng chờ mối, bỗng có một cậu thanh niên, cởi trần đi đến.

Cậu này hỏi:

- Các chị; các chị có mua quần tây không?

Một cô hỏi:

- Cậu có quần bán sao?

Cậu này chỉ vào quần đang mặc:

- Em bán cái quần này.

Một cô hỏi lại:

- Bán cái quần đang mặc?

Cậu này gật đầu.

Ngần ngừ một lúc, cô lớn nhất nói:

- Quần nào cũng mua hết.

- Vậy các chị theo em.

Cậu dẫn các cô đến một hẻm, rồi nói:

- Các chị chờ em ở đây nhe.

Nói xong, cậu đi vào hẻm, một lúc sau trở ra, với cái quần xà lỏn và trên tay cầm cái quần tây. Chẳng biết sau này cậu ấy có bán luôn cái quần xà lỏn để mua đồ ăn không? Thật là một nụ cười ra nước mắt.

Một vấn đề khác, buôn bán kiểu này hay bị công an rượt bắt. Nhiều hôm, mọi người đang buôn bán bỗng thấy bóng công an vào chợ rượt bắt các bạn hàng. Mọi người hoảng hốt, nhốn nháo, chạy trốn toán loạn làm chợ trở nên hỗn độn vô cùng. Vừa chạy các cô vừa vứt đồ đạc mới mua vào các hàng quán. Sau khi công an đi, các cô lại trở về chỗ vứt đồ lượn lại. Nhiều khi các cô tìm được đồ đã vứt, nhưng nhiều khi mất tiêu luôn, những lần như thế các nàng mất hết vốn liếng.

Một hôm, mọi người đang buôn bán bình thường, bỗng thấy một số mấy cô bạn hàng hốt hoảng chạy lẩn trốn.

Một bạn hàng tri hô báo động:

- Bớ làng nước! Công an tới!

Thế là mấy bà bán chợ trời cắm đầu chạy trối chết.

Mấy bà bạn hàng khúc giữa chợ thấy vậy hỏi:

- Chuyện gì vậy chị?

- Công an tới!

Mấy bà này cũng cắm đầu chạy theo, rồi người này kháo người kia chạy toán loạn hột sen. Nhưng sau chẳng thấy bóng công an nào hết, nên ai về chỗ nấy, buôn bán như thường. Sau này hỏi ra mới biết là có một cô bé bị chó rượt, nên chạy vào chợ làm các người khác hiểu lầm.

No comments:

Post a Comment