Thursday, February 28, 2013

Nguyễn Du


Nguyễn Du ( 阮攸) Ất Dậu (1766), tên chữ Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵). Tổ tiên ông vốn là dòng dõi Nguyễn Xí (tướng của Lê Lợi) gốc ở làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh sau di sang làng Tiên Điền củng huyện. Thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận Công dưới triều Lê... Ngoài là một đại thần, ông Nghiễm còn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu sử học. Vì vậy Ông được sinh ra tại Thăng Long.

Ông Nghiễm có cả thảy tám vợ và 21 người con trai. Nguyễn Du đứng hàng thứ bảy, nên còn được gọi là Chiêu Bảy. Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần (1740-1778), người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, trẻ hơn chồng 32 tuổi.

Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài không quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy ông Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi).

Năm 1789, Nguyễn Huệ, một trong ba thủ lĩnh của nhà Tây Sơn đã kéo quân ra Bắc đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh sang tiến chiếm Đại Việt. Nguyễn Du cũng chạy theo vua Lê Chiêu Thống nhưng không kịp, nên về quê vợ, ở Quỳnh Côi ở Thái Bình, sống nhờ nhà người anh vợ là danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn.

Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định, chúa Nguyễn Ánh đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây bắt giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông sống chật vật một thời gian dài cho đến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn.

Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).

Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.

Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.

Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột vì bịnh dịch ở kinh đô Huế năm 1820 và tang ỏ Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Bốn năm sau mới cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh).

Nguyễn Du là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, ông được UNESCO tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới.


寄友                                                   


Ký Hữu


漠漠塵埃滿太空                   

Mặc mặc[1] trần ai mãn thái không
閉門高枕臥其中                   

Bế môn cao chẩm[2] ngọa kỳ[3] trung
一天明月交情在                   

Nhất thiên minh nguyệt giao tình tại
百里鴻山正氣同                   

Bách lý Hồng Sơn chính khí đồng
眼底浮雲看世事                   

Nhãn đề phù vân khan thế sự,
腰間長劍掛秋風                   

Yêu[4] gian trường kiếm quải[5] thu phong
無言獨對庭前竹                   

Vô ngôn độc đối đình tiền trúc
霜雪消時合化龍                   

Sương tuyết tiêu thì hợp hóa long
           
阮攸    Nguyễn Du
Gửi Bạn

Bụi trần bay khắp không gian.                       

Cửa cài, then đóng nằm khan trong nhà.       

Một trời trăng tới cùng ta.                              

Hồng Sơn trăm dặm cũng là ý chung.                       

Nhìn đời là việc mung lung.                           

Vai đeo trường kiếm, gió cùng thu chơi.        

Trong sân, trúc chẳng ngỏ lời.                       

Tuyết sương tan rã, mây trời hóa long.          

                                    VHKT                                                                                   

Mù mịt bụi trần bay khắp nơi.

 Cài then, lấy gối để nằm ngơi.

Trên trời, trăng sáng xin làm bạn,

Dưới đất, núi dài muốn ngỏ lời.

Mắt ngó cuộc đời là phiếm ảnh.

Vai đeo trường kiếm gió thu chơi.

Một mình im lặng nhìn cây trúc.

Sương tuyết thành long bay giữa trời.

VHKT



[1] Mạc mạc: mịt mù.
[2] Chẩm: 1. xương trong óc cá. 2. cái gối đầu. 3. Cái gối.
[3] Kỳ: ấy, đó (đại từ thay thế)
[4] Yêu: lưng.
[5] Quải: treo lên, gánh.

No comments:

Post a Comment