Sunday, August 25, 2013

Không thám bài chót


2.     Liên Xô.


Bản chất của Cộng Sản là bí mật không riêng gì về quân sự và nhất là gián điệp. Nay ta biết họ có một chương trình phóng vệ tinh gián điệp với tên Zenit (Zenit là tiếng Nga mà Anh văn là zenith: có nghĩa là điểm cao nhất trên đầu, cực điểm.)

Sputnik 1
Kể từ năm 1956, chính quyền Sô Viết đã ra một quyết định bí mật để phát triển chương trình vệ tinh gián điệp. Khoảng 1958, thì nhà bác học lừng danh của Liên Xô: Sergei Korolev, bắt đầu thực hiện kế hoạch. Korolev là cha đẻ của Sputnik 1.

Tuy là nước phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của con người, nhưng lại là nước thứ hai dùng vệ tinh để thăm dò đối phương. Mãi tới ngày 11, tháng 12, năm 1961 họ mới có thể phóng vệ tinh gián điệp đầu tiên. Tuy nhiên, “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, từng thứ ba của hỏa tiễn bị hư, nên khi len gần quỹ đạo thì bị phát nổ. Mãi tới ngày 26 tháng tư, 1962 thì họ mới thực sự có vệ tinh gián điệp. Dù là thành công khi phóng, nhưng 3 ngày sau lúc trở về thì hình ảnh dùng không được vì định hướng sai lệch và độ phân giải các máy hình quá tệVài lần kế tiếp lại bị thất bại với các động cơ thôi tống phát nổ. Nhưng cuối cùng họ đã thành công thật sự ngày 28 tháng 7, 1962.

Như vây, chương trình vệ tinh gián điệp bắt đầu từ năm 1961 và chấm dứt năm 1994. Cũng như Mỹ, Liên Xô cho công chúng biết đó là vệ tinh thuộc chương trình Kosmos (thám hiểm Vũ Trụ). Trong thời gian 33 năm này, Liên Xô đã phóng lên không gian trên 500 vệ tinh. Với con số ấy, đây là con số lớn nhất cho bất kỳ chương trình về vệ tinh nào trên thế giới.

 




Khi Sputnik-1 hay các vệ tinh thuộc chương trình Vostok được phóng lên thì vệ tinh là một hình cầu. Các vệ tinh gián điệp khác của Liên Xô cũng có hình dáng đơn sơ như vậy. Các quả cầu này có đường kính trên 2 m và nặng 2400 kg.
 


Hình vệ tinh đặt trong phi thuyền.


Cả phần này sẽ bay trong quỹ đạo và có chiều dài khoảng 5 m, nặng tổng cộng từ 4600 đến 6300 kg.


 

Vệ tinh được đặt trong mũi của hỏa tiễn. Lúc đầu các hỏa tiễn Vostok. Sau đó, các hỏa tiễn Voskhosd và cuối cùng là Soyuz được dùng để phóng. Căn cứ phóng vệ tinh đầu tiên là căn cứ chính đã từng phóng các vệ tinh đầu tiên của loài người:  Baikonur Cosmodrome,  nằm trong sa mạc hoang vu của nước Cộng Hòa Kazakhstan. Sau này, căn cứ Plesetsk Cosmodrome, cách Moskova 800 km về hướng bắc là nơi phóng chính thức.


Hầu hết các vệ tinh được đặt trong quỹ đạo hình ellips có cận điểm 200 km và viễn điểm từ 250 đến 350 km. Nếu đem so với các vệ tinh của Mỹ thì các quỹ đạo này cao hơn nhiều. Với độ cao quá lớn, các hình chụp bao phủ một diện tích hình vuông mỗi bề 60 km2 và có độ phan giải từ 5 (16 ft) đến 7 m (23 ft). Nếu đem so với các hình đầu của Mỹ là dưới 1 m hay 3 ft thì nó lớn gấp 5 đến gần 8 lần. Một vệ tinh có 3 máy chụp hình, mỗi máy chứa 1500 bức hình. Thời gian hoạt động của vệ tinh trung bình từ 8 đến 15 ngày (khi hết film); trong khi ấy các vệ tinh gián điệp của Mỹ có thời gian ngắn nhất là ba tháng và lâu nhất trên 9 tháng. Vì lý do ấy, mà Liên Xô đã liên tiếp phóng lên một số lượng lớn vệ tinh để bù vào.

Một điểm khác biệt với các vệ tinh trong chương trình Corona của Mỹ là hệ thống máy chụp hình và cách trở về trái đất. Cách lấy lại film đã chụp là cả quả cầu cùng ba máy ảnh rơi trở vế trái đất. Với phương án làm việc ta thấy ngay cách thiết kế ít cầu kì nhưng trọng tải của cả vệ tinh tương đối lớn.

Các  vệ tinh Zenit được đặt tên Zenit 2, Zenit 2M, Zenit 4, Zenit 4 MK, Zenit 4 MKM…Zenit 8… mỗi khi được cải tiến và tùy theo hệ thống hỏa tiễn phóng. Nói tóm lại, các số sau càng lớn thì ngày phóng càng gần đây hơn. Lẽ dĩ nhiên, các hình chụp càng về sau thì càng tốt với dộ phân giải nhỏ. Liên Xô không đưa ra con số về độ phân giải, nhưng các nhà chuyên môn ứơc lượng độ này phải nhỏ hơn 1 m.
Các chương trình Zenit lúc ban đầu cũng rụng tơi bời như Corona của Mỹ.

Bài viết này, chỉ dựa vào các tài liệu đã được giải mật. Còn những vệ tinh hiện thời thì chẳng thể nào biết, trừ phi chính người này là điệp viên chuyên trách các vấn đề liên hệ. Và nếu là người này thì không thể viết các bài tương tự, vì viết sẽ Ủ TỜ.


 

No comments:

Post a Comment