Wednesday, August 7, 2013

Đại Việt thắng Nguyên Mông? Bài 17



CHƯƠNG 03 (tt)

IV/ Cuộc hành quân Jebe/Subutai

A-Đánh Georgia.

Như đã viết trên, năm 1221 Jebe và Sabutai sau khi truy lùng Muhammad, đã tiếp tục tiến quân vào vùng đồi núi Caucasus với 20000 quân và để lại sau lưng Iraq-I Ajam tan nát. Theo “Mongol: A Country Study” Federal Research Division Library of Congress, edited by Rober L Worden và Andrea Matles Savada thì số quân là 25000 người. Quân đội hai tướng này cướp phá các thành phố Rayy, Zanjan và Qazvin. Khi nghe tin ấy thành phố Hamadan đầu hàng vô điều kiện còn Ozbeg, người thủ lãnh nước Azerbaizain, cũng chịu đưa các phẩm vật để Mông Cổ không tàn phá kinh đô Tabbriz.

Cuối cùng, Thành Cát Tư Hãn đã cho phép hai tay tướng lỗi lạc của ông được phép đánh lên lãnh thổ Nga. Thiệt hại một số trong các trận đánh, nhưng ngược lại Mông Cổ được tăng cường thêm quân của hai đám cứơp cạn là Kurdish và Turcoman.

Tại vùng núi non trùng điệp Caucasus, Mông Cổ có trận đánh dữ dội với vương quốc Georgia.

Trước khi tiếp tục về các trận đánh ta hãy xem qua về địa lý và lịch sử nước này, dựa vào quyển “Georgia- A Sovereign Country of Caucasus” của tác giả Roger Rosen.

Georgia là một tiểu quốc; diện tích từ xưa đến nay không thay đổi bao nhiêu. So sánh với Đại Việt đời Trần thì quốc gia này và Đại Việt thì diện tích xấp sỉ bằng nhau. Dân nước này không phải gốc Slavs[1], có tiếng nói riêng. Căn bản dân theo đạo Thiên Chúa từ thế kỷ thứ IV. Georgia là một quốc gia nằm giữa hai dãy núi chính của vùng: phía bắc là dãy Caucasus với ngọn Ushba cao 4700m và dãy Lesser Caucasus ở phía nam với ngọn Samsari cao 3284m. Hai dãy núi này chiếm hơn 2/3 lãnh thổ. Giữa hai dãy núi này là một giải bình nguyên hẹp tao bởi hai con con sông. Sông chính Mtkvari (Kura) đổ vào biển hồ Caspian và con sông thứ hai Rioni đổ vào biển Hắc Hải. Thành phố chính là Tbilisi (ngày nay vẫn là kinh đô) nằm trên sông Mtkvari.

Về lịch sử, vì nước là một tiểu quốc, nên nước này đã trải qua rất chiều cuộc xâm lăng hay đô hộ từ bốn phía. Bắt đầu các cuộc đô hộ, xăm lăng là Alexander the Great (A lếch xăng đại đế) đến các cuộc chinh phục của các đế quốc Hy Lạp, Thổ, Hồi giáo, Ottoman, và Byzantine…

Thời kỳ vàng son của quốc gia này vào năm 1089, lúc David the Builder nối nghiệp bố đánh bại quân đội Thổ, mở rộng nước đến phần đất thuộc vào nước Armenia ngày nay. Thời vàng son này kéo dài cho đến thế kỷ XIII, là khi Mông Cổ vào, mà ta sẽ xem dưới đây.

Tháng giêng, năm 1221, quân Mông Cổ cho quân Kurdish và Turcoman làm tiên phong tiến về sông Kura (Mtkvari). Vua của Georgia, Giorgi IV Lasha dẫn một đạo quân đông gấp 3 lực lượng Mông Cổ với 70,000 quân. (Theo  Georgia A Sovereign Country of Caucasus thì số quân là 90000.) Đạo quân này đẩy lùi quân Mông Cổ về lại phía sau Tbilisi. Quân Mông Cổ phải tháo lui, nhưng luôn đánh trả làm thiệt hại quân của Georgia. Về đến phương nam quân Mông cổ đánh chiếm Baghdad, kinh đô của giáo chủ Hồi giáo.

Sau đó, Mông Cổ lại tiến về hướng bắc. Vua Georgia dàn quân tại Tbilisi chờ đợi. Subutai đem tjumen của ông tiến lên để nghênh chiến. Đánh một thời gian, Subutai giả thua cho quân tháo lui. Quân Georgia đuổi theo thì rơi vào nơi phục kích của Jebe. Quân Georgia bị đánh tan và vua Georgia IV Lasha bị tử thương.

Mùa đông năm ấy 1241, Mông Cổ vượt các dãy núi cao Caucasus trong vùng để sang thảo nguyên nam Nga, một thảo nguyên lớn nhất thế giới, đã bị một trận bão tuyết giết chết một số đông quân Mông Cổ và phải vứt bỏ các súng công thành.

Bản đồ trích từ quyển
Georgia A Sovereign Country of Caucasus- Roger Rosen. 
Bản Đồ ghi lại cuộc hành quân của Jebe và Subutai.

Nơi có hình ngôi sao là các trận đánh nảy lửa.
Ngôi sao dưới cùng là trận Ain Jalut giữa Mông Cổ và Ai Cập.


Mùa xuân 1242, khi Mông Cổ tiến đến thảo nguyên thì gặp một lực lượng 50000 liên quân của Cumans, Lezgians, Atlans, Cherkesses, cùng Volga Bulgars và Khazaz. Trong liên quân này thì quân của Cumans là mạnh nhất. Cumans là một giống dân du mục, gốc Thổ Nhĩ Kỳ sống rải rác từ hồ Balkhash đến vùng phía bắc biển Hắc Hải. Trong lúc Mông Cổ bành trướng đế quốc, thì giống người này dưới quyền lãnh đạo của chúa Koten.
Dưới con mắt của các dân tộc Slavs ở Đông Âu thì Cuman (còn gọi là Polovtsy) là một đám mọi rợ. Cumans trước kia cũng đã từng cướp phá các vùng các lãnh chúa ở Nga. Sau này lãnh chúa Mstislav the Bold của Galich (hay còn gọi là Hallych- Gallych) cưới con gái thủ lãnh Koten để có một cuộc sống hòa bình. Volga Bulgars là giống người Nga định cư hai bên sông Volga và sông Don.
Koten chia quân của ông làm hai đạo; một đạo cho em trai tên Yuri cầm đầu và đạo thứ hai do con trai tên Daniel lãnh đạo.
Trong trận đánh đầu tiên quân Mông Cổ bị thua. Mông Cổ liền cử một phái đoàn sang trại của Cumans điều đình. Phái đoàn này thuyết phục Cumans hãy bỏ liên minh và nhắc lại tình anh em du mục giữa người Thổ và Mông. Phái đòan còn cam kết chia tất cả những chiến lợi phẩm thu hoạch được từ vùng Caucasus lại cho các bộ lạc Cumans. Nghe bùi tai, Cumans cho rút quân. Mông Cổ lập tức tấn công các cánh quân khác và tiêu diệt họ. Sau đó, Mông Cổ đuổi theo quân Cuman, lúc ấy đã chia làm hai cánh kéo về vùng đất của chúng. Vì bất ngờ và đã bị chia thành nhóm nhỏ, nên hai cánh này cũng bị đánh tan tành.
Koten bỏ chạy về nơi con rể của ông ta- Mstislav Mstilavich có biệt danh là Mstislav the Bold[1] báo tin. Mstislav Mstilavich là lãnh chúa vùng Galich[2]



[1] Bold: tiếng Anh có nghĩa là dũng cảm. Ông này là con Mstislav the Brave và nổi danh khắp vùng đông Âu khi ông lãnh dạo các cuộc chinh chiến với dân du mục Cuman. Năm 1212 đến 1215, ông liên tiếp đụng độ với Kiev. Cuối cùng loại được lãnh chúa Vsevolod IV, rồi đưa chú của ông là Mstislav Romanovich lên ngôi.
[2]  Còn được gọi dưới nhiều tên khác nhau như: Galicia, Hallych- Gallych, nằm ở phía tây nam Kiev.



[1] Gốc người Nga. Thế giới ngày nay cứ tưởng lầm Georgia và Nga là một. Nhưng thực ra quốc gia này bị lệ thuộc Nga Hoàng, rồi năm 1921, quân đội của Hồng Quân Xô Viết vào chiếm, lập ra nước Liên Xô.

No comments:

Post a Comment