Saturday, August 10, 2013

Tìm Hiểu Không Thám- Bài 16


a-   Do thám chiến lược


Ngày nay, việc do thám chiến lược được trao cho các vệ tinh nhân tạo. Cho đến hôm nay (2013), nhiều nước đã có loại vệ tinh này, nhưng có thật hữu hiệu hay không là chuyện khác. Ta hãy tìm hiểu hai nước tiên phong trong ngành này: Hoa Kỳ và Liên Xô.

Từ ngày 4 tháng 10-1957, Liên Xô cho phóng vệ tinh Sputnick 1. Đó là thành quả của nhà bác học Korolev và các cộng sự viên. Cả thế giới bàng hoàng vì không thể nghĩ con người lại có thể đưa một vật vào quỹ đạo. Đối với Mỹ, họ cũng kinh hoàng vì Liên Xô đã đánh bại họ trong lãnh vực không gian bước đầu tiên. Mỹ cũng đã cho nghiên cứu chương trình không gian từ sau Thế Chiến II, nhưng họ không nghĩ rằng Liên Xô lại đi nhanh như vậy. Mãi ba tháng sau, ngày 31 tháng 1, 1958, Hoa Kỳ đã thành công trong việc phóng vệ tinh Explorer 1, với các dụng cụ, máy móc tinh vi hơn Liên Xô nhiều.

Ngay từ khi ấy, Hoa Kỳ và Liên Xô đã chú ý đến việc dùng vệ tinh nhân tạo để tìm hiểu đối phương. Về phía Hoa Kỳ, họ đã đưa ra chương trình Corona, Gambit, Hexagon… trong khi Liên Xô đối lại với chương trình Zenit.

1.     Hoa Kỳ

a-    Corona:

Cuối thập niên 1950, Hoa Kỳ đã phóng một loạt các vệ tinh gián điệp. Nhưng ngày ấy cứ thấy hỏa tiễn được phóng là ký giả, nhiếp ảnh viên đổ xô đi tìm tin tức. Tin tức làm CIA tức mình nên đăt ra một tên khoa học “Discovery” (Khám Phá) để mọi người hiểu lầm nghỉ rằng đó là khám phá không gian. Chương trình có tên thật sự của nó là Corona (Vòng ngoài mặt trời hay tán mặt trời.)

Cuộc phóng đầu tiên được diễn ra ta căn cứ không quân Onizuka –Vandenberg, Santa Clara County, California. Các cuộc phóng tiếp tục cho đến năm 1972. Sau vụ rơi của U-2 với Gary Powers, các cuộc phóng vệ tinh gián điệp lại càng được phóng thường xuyên hơn và đã cho rất nhiều tài liệu quý giá về Liên Xô, Trung Quốc và cả các nước Cộng Sản khác.
KH-4B Corona satellite
Lacrosse

Các vệ tinh này thường được phóng lên bởi hỏa tiễn Agena của Lockeed và trang bị với 2 máy chụp hình có viễn vọng kính của Itek và dùng phim 70mm film của Eastman Kodak. Đây là các film rất đặc biệt: mỗi một mm của phim có 170 dòng cảm nhận. Hai máy chụp hình được hướng ra hai phía trái ngược. Về sau, các vệ tinh cải tiến để chứa 3 máy chụp hình để có thể chụp được nhiều chi tiết hơn. Khi vệ tinh nằm trong quỹ đạo, nó sẽ tự quay quanh trọng của chính nó. Lúc phía nào hướng xuống đất thì máy chụp hình phía ấy hoạt động. Trong những lần đầu, một vệ tinh gián điệp của trương trình Corona mang theo 8000 ft (2438,4 m) film cho một máy chụp hình. Các film này lúc đầu có độ phân giải là 40 ft (12,2 m). Điều này có nghĩa là một vật có đường kính 40 ft thì có thể biến thành 1 điểm trên film khi đem rửa thành ảnh. Sau đó, các ống kính máy hình được tăng tiến để có độ phân giải 20ft. Càng về sau, độ phân giải chỉ còn 1 ft (0,3048 m). Với kĩ thuật không ảnh gián điệp thì điều này cho là quá mức chính xác để quan sát chiến lược nên được điều chỉnh độ phân giải là 3 ft (0,914 m).

Các máy chụp hình lấy film từ cuộn chính chụp hình rồi được đưa sang một ống đựng film dặc biệt chế tạo bởi hãng General Electric. Khi các ống đựng phim đầy thì ống đựng phim này được bắn ra khỏi vệ tinh, rơi về một điểm được tính trước (thường là trên biển). Ở cao độ 60000 ft thì ống đựng film bốc cháy khi chạm bầu khí quỷên. Sau đó, ống đựng phim sẽ bung ra một cái dù. Một máy bay có hai càng nối với nhau bởi 1 hệ thống lưới sẽ vớt ống phim này trên không. Trong trường hợp, máy bay không với được phim thì ống sẽ rơi xuống biển và các tàu của CIA sẽ lo vớt ống này. Nếu không được vớt sau hai ngày thì ống đựng film sẽ tự động chìm để bảo vệ bí mật. Sau khi, film được thu hồi, nó sẽ được chuyển về trung tâm Eastman Kodak's Hawkeye để rửa và in hình.

Một layout của vệ tinh với 2 máy chụp hình
 
 
Hình này được chuyển giao cho chuyên viên CIA nghiên cứu. Thông thường một máy parallax của ngành kỹ sư công chánh được dùng để nhìn các ảnh này. Mắt người thường nhìn qua parallax vào tấm hình không thể phân biệt độ cao của vật được chụp, nhưng các chuyên viên đã được huấn luyện thì họ thấy các vật sẽ nổi bật lên. Kèm theo các dữ kiện về thời gian, ngày thang, giờ và tọa độ vật được chụp, chuyên viên này sẽ tính ra độ cao vật ấy. Nếu người thường nhận được  một tấm ảnh này chưa chắc biết được trong ấy có một hỏa tiễn cao 25 m.

Song song với chương trình Corona, Mỹ còn vài chương trình khác như Argon hay Lanyard.

Argon KH-5 được thực hiện từ năm 1961 đến năm 1964 với các vệ tinh năng từ 1150 kg đến 1500 kg do hãng Lockheed Martin chế tạo. Tất cả có 12 lần phóng nhưng chì có 5 lần thành công. Mục đích của chương trình này là chụp Nam Cực.

Lanyard KH-6 lại càng tệ hơn. Nó chỉ khéo dài 6 tháng trong năm 1963. Theo các lời đồn đãi thì chương trình này có mục tiêu nghiên cứu các địa điểm của các hỏa tiễn chống hỏa tiễn liên lục địa gần Tallinn của nước Estonia ngày nay. Chỉ có 3 lần phóng mà hai lần thất bại. Lần thành công duy nhất cho được 910 bức ảnh, nhưng phẩm lượng không tốt.
Kỹ thuật thu hồi ống film
Một máy bay có hai càng


Một canh thu hồi film


 

 


 

 

 

No comments:

Post a Comment