Saturday, August 17, 2013

Tìm Hiểu Không Thám- Bài 17


1.     Hoa Kỳ

b-    The Gambit Program


Bên ngoài chương trình Corona, có chương trình Gambit (bước đầu). Chương trình này bắt đầu từ năm 1964 đến năm 1984. Các vệ tinh được đem lên quỹ đạo bằng các hỏa tiễn Titan III đưa lên không gian từ căn cứ không quân Vandenberg California.  Các vệ tinh KH-7 và Kh-8 SExpand nặng 3 tấn này được đặt vào quỹ đạo thấp hơn Corona (100 mile).

HK-7

Vì quỹ đạo thấp nên vệ tinh chụp hình rõ và chính xác hơn, nhưng ngược lại thời gian hoạt động trên quỹ đạo ngắn hơn gây ra bởi sự co sát làm phi thuỳên mất vận tốc. Thời gian hoạt động của các vệ tinh chỉ chừng 3 tháng. Có tất cả khoảng trên 54 vệ tinh loại này đã được phóng lên.
Cách chuỷên film về mặt đất thì có hai dạng hoặc chuyển về bằng ống đựng phim như chương trình Corona hay các máy trên vệ tinh tự động rửa hình, scan hình rồi chuỷên hình này về trung tâm nghiên cứu. Thời gian chụp hình rồi chưỷên về trung tâm theo cách thứ 2 tốn khoảng 20 phút. Trong khi chuyển theo ống đựng film phải tốn từ một đến vài ngày. Đây là kết quả của sự bỏ tiền nghiên cứu tới gần 2 tỷ đô và một thời gian 10 năm.


SExpand

Ngòai các tiện dụng trên, vệ tinh của chương trình này còn có thể chụp được các vệ tinh khác bay quanh nó. Mục đích của công việc này là tìm các vệ tinh gián điệp đối phương. Nhưng lắm khi nó cũng giúp ích cho vệ tinh nước chủ nhà. Năm 1973, khi trạm không gian Skylab (Phòng thí nghiệm trên không gian) mới được phóng lên thì bị một vẩn thạch không gian đánh trúng. Vệ tinh này chụp được hình skylab bị hư hại. Kết quả NASA đã phóng lên một đội sửa chữa cho tram.
 
SExpand 2
c- HEXAGON grogram: (Chương trình hình lục giác)
Với các hệ thống KH-9, chương trình bắt đầu từ năm 1971 đến 1986. Mãi tới năm 2011, người ta mới biết chương trình này tồn tại cách đó trên 2 thập kỷ. Đây là một chương trình thành công của Mỹ với 20 vụ phóng và 19 vụ hoàn thành mỹ mãn. Hệ thống vệ tinh này được đặt tên là “Big Bird” (Đại bàng). Cũng như hầu hết các vệ tinh do thám khác đây là hệ thống vệ tinh do hãng Lookheed sản xuất với tổng giá trị 3 tỷ 263 triệu đô.

Với tất cả máy ảnh được cải tiến và số lượng film dự trữ nhiều nên thời gian hoạt động kéo dài tời 276 ngày. Các vệ tinh cũ khi film đã dùng hết thì nó kể như là vô dụng. Đó là khối sắt trên không gian.
 
Trong thời gian từ 1973 đến 1980, những vệ tinh này đã chụp từng ft vuông (.093 m2) của cả thế giới trong hơn 29000 bức hình. (vậy là tiêu rồi, mấy cái cầu cá vồ ở Việt Nam cũng có thể nhìn thấy. Chẳng may cho ai đang ngồi ỏ đó lúc máy chụp cũng dính luôn).

d-    KENNAN Program.

Đây là một hệ thống vệ tinh gián điệp tân tiến nhất hiện nay đã được giải mật với các vệ tinh KH-11 Kennan. Vệ tinh thứ nhất được phóng lên năm 1976 mang theo các máy cảm nhận điện tử mà khả năng làm cho các chuyên viên có thể biết việc gì đang xẩy ra ở chục ngàn cây số cách xa. Tuy được giải mật, nhưng các dụng cụ trên vệ tinh vẫn chưa biết được rõ ràng. Một điều mà người ta biết đến nay là các máy chụp hình viễn vọng có trang bị các ống kính có đường kính khoảng 2,4 m để chụp các hình mà độ phân giải chỉ còn 6 inch hay 15.24 cm.

 

Titan-3D của Lockheed Martin.

Trong thời gian từ 1976 đến 1990, 9 vệ tinh KH-11 được đem lên không gian bởi các hỏa tiễn Titan-3D của Lockheed Martin. Từ 1992 đến 2005, CIA dùng các hỏa tiễn Titan IV để phóng 5 vệ tinh. Đến năm 2011 chiếc vệ tinh cuối cùng được đưa lên bằng Delta IV của Boeing.

CIA đã chi tiệu tổng cộng khoảng từ 2.2 đến 3 tỷ đô cho chương trình này.

Titan IV rocket
 
Delta IV của Boeing
 

 


 

 

 

 

 

 

 

 


 

No comments:

Post a Comment