Thursday, May 17, 2012

Trung Quốc du kí 2007

Lên Đường


Ngày thứ ba 17/8/07

Tối ngày 17 tháng 8 năm 2007, hai vợ chồng tôi ra phi trường Los Angeles. Nơi đây chúng tôi hẹn gặp Pha- một cựu học sinh ban toán của tôi trước 75- cùng bạn trai của cô Gary. Một giờ sáng ngày 18, chiếc máy bay Boeing 747, cất cánh rời phi đạo, vượt Thái Bình Dương.

Ngày thứ ba 19/8/07

Tờ mờ sáng ngày 19, máy bay đáp xuống phi trường Bắc Kinh. Tất cả chúng tôi lấy bảng hiệu Super Vacation đeo lên áo, làm thủ tục rời phi trường. Thủ tục cũng không rườm rà lắm, vì chúng tôi là du khách theo đoàn.

Ra khỏi đây, chúng tôi đến phòng đợi ở phi trường, tìm các nhóm người khác cùng có bảng Super Vacation, rổi tụ tập một nơi. Tất cả nhóm có khoảng 25, 26 người cả thẩy, gồm đa số là người Mỹ gốc TQ và Đài Loan,  5 người Phi Luật Tân, 4 ngừơi Thái Lan, 4 người Mễ, 5 người Việt mà 2 là gốc Hoa và một người Mỹ: Gary.

Bắc Kinh

Tên Bắc Kinh có từ khi nào?

Bắc Kinh đã thay đổi tên nhiều lần: Thời cổ đại gọi là Kế. Sau này đến đời Chu, được gọi là Yên Kinh vì đó là kinh đô nước Yên. Ta nghe tên nước Yên qua chuyện Kinh Kha tráng sĩ mưu thích khách Tần Thủy Hoàng (trước 221 BC). Với những người mê chuyện Đông Châu Liệt Quốc thì chẳng xa lã gì với câu chuyện ấy. Lúc nhà Tần đã trở thành quá mạnh thôn tính các nước lân cận và Yên sẽ là mục tiêu kế tiếp. Thái tử Đan của Yên nghĩ chuyện thích khách Tần Thủy Hoàng. Khi ấy, một người nước Vệ (phái nam nước Yên) [1] tên Kinh Kha bỏ quê hương vì không được vua Vệ sủng ái. Tại Yên, Kinh Kha kết thân với Cao Tiệm Ly và được Điền Quang tiễn dẫn tới thái tử Đan.

Họ cùng nhau bàn kế hoạch thích khách, nhưng muốn thích khách thì làm sao đến gần Tần Thủy Hoàng là một chuyện thật khó khăn. Việc thứ nhất vả dễ dàng là vẽ bản đồ nước Yên dâng cho Thủy Hoàng. Tuy vậy họ vẫn không yên tâm. May sao, một tướng Tần tên Phàn Ư Kỳ, người từng bị thất sủng với vua Tần, cũng bỏ sang Yên. Ông này vàom môn khách của thái tử Đan. Tần Thuỷ Hoàng rất giận Phàn Ư Kỳ và muốn lấy đầu ông. Biết được điều đó, Phàn Ư Kỳ quyết định tự sát để tạo cơ hội ám sát vua Tần. Với cái đầu Phàn Ư Kỳ và bản đồ nước Yên, Kinh Kha đã có cơ hội được tiến dẫn và tiếp cận Tần Thuỷ Hoàng. Nhưng khi hành thích thì việc không thành và Kinh Kha bị quân cấm vệ giết chết. Rồi sau đó, nước Yên cũng bị Tần thôn tính.

Sau này, câu chuyện Kinh Kha đã trở thành để tài của không biết bao nhiêu để tài cho truyện, nhạc, phim, ảnh thơ phú. Lúc Đài Loan làm một phi cơ chiến đấu họ cũng đặt tên là Kinh Kha; mục đích của họ là giết chết các thủ lãnh Trung Cộng.

Vào đời Đường thi sĩ Lạc Tân Vương đã có bài thơ dưới đây:

易 水 送 別     Dịch Thủy[1] tống biệt.


此地別燕刐                  
Thử địa biệt Yên Đan.
壯士髮衝冠                  
Tráng sĩ phát[2] xung[3] quan[4].

昔時人已沒                  
Tích thì nhân dĩ một[5].
今日水猶寒                  
Kim nhật[6] thủy do hàn.

駱賓王                 Lạc Tân Vương[7]



Nơi này từ biệt Yên Đan.

Tóc tráng sĩ bay chạm vành nón.

Chuyện này đã đi qua.

Hôm nay, nước còn lạnh.



Tiễn biệt tại sông Dịch Thủy.



Yên Đan dã biệt đất này.

Tóc bay chạm mũ trong ngày ra đi.

Chuyện xưa, người khuất còn gì.

Hôm nay, sông Dịch nước thì lạnh tanh.

                                      VHKT 1986.


Từ biệt Yên Đan tại đất này.

Mũ che, tráng sĩ tóc tung bay.

Chuyện xưa người đã không còn nữa.

Sông Dịch nước hàn vẫn tại đây.

                                       VHKT 1986.





[1] Dịch Thủy: tên một con sông ở tỉnh Hà Bắc. Bài này nới chuyện Thái Tử Đan nước Yên, tiễn Kinh Kha sang hành thích Tần Thủy Hoàng.
[2] Phát: tóc.
[3] Xung: 1. đường cái. 2. dội, xối (nước). 3. bay lên (nghĩa của bài này). 4. xung (điện)
[4] Quan: mũ, nón.
[5] Một: mất, không còn.
[6] Kim nhật: hôm nay.
[7] Ông sinh sống khoảng thời gian Võ Tắc Thiên cai trị của nhà Đường (684-704).
[1] Lạc Tân Vương người Nghĩa Ô tỉnh Chiết Giang, nổi tiếng thơ hay từ năm bảy tuổi. Ông ra làm quan đời vua Cao Tông, Võ Hậu nhưng bất mãn xin thôi. Khi Từ Kính Nghiệp nổi lên chống lại triều đình có dùng ông làm chức phủ thuộc. Ông có thảo bài hịch kể tội Võ Hậu. Có sách nói ông bị bỏ tù lại có sách kể cuộc biến loạn thất bại, ông bỏ trốn và mất tích. Theo Cựu Đường thư thì ông bị giết năm 684.



[1] Tuy gọi tên các nứơc là Tần, Triệu, Ngụy, Yên, Vệ…nhưng tất cả các nước này (Bắc Dương Tử) đểu là gốc Hán, nói cùng một thứ tiếng.

No comments:

Post a Comment