Thursday, May 24, 2012

Trung Quốc du kí 2007

Tử Cấm Thành (tt)

Một nửa giờ di chuyển, xe ngừng lại Địa An Môn cửa phía bắc của hoàng cung.
Hoàng Cung có tên Tử Cấm Thành là cấm thành tường màu tím vì tử là màu tím (紫 màu tím khác với tử có nghĩa là chết 死). Thông thường, khi thăm thành, ta sẽ vào Thiên An Môn qua Ngọ Môn ở phía nam, và ra Thần Vũ Môn ở phía bắc. Tuy nhiên, nhóm chúng tôi thì ngược đời vào cửa Thần Vũ Môn. Trước nhất là đi bộ qua một cây cầu bắc qua hào rộng.




Bản đồ Tử Cấm Thành

Toàn khu Hoàng Cung Bắc Kinh của các triều Minh, Thanh có bốn của chính: Thiên An Môn, Địa An Môn, Đông An Môn và Tây An Môn được xây dưới thời Minh năm 1417. Năm 1699, nhà Thanh trùng tu và tân trang. Nhà Thanh dựng thêm Đại Thanh Môn nằm bên ngoài Thiên An Môn. Cổng này giúp thêm phần bảo vệ hoàng cung.
Qua Tây An Môn thì chúng tôi tới một hồ dài bao quanh một thành đồ xộ cao khoảng 10 thước. Nếu đem so với thành hoàng cung Huế thì lớn hơn nhiều. Đó chính là tường thành bào vệ hoàng cung: Tử Cấm Thành. Hồ thì được gọi là Hộ Thành Hà. Lúc này còn rất sớm nên mặt hồ còn bốc hơi nước, các lầu canh bên thành còn lờ mờ trong sương, tạo ra cảnh nhìn rất nên thơ.

Hộ Thành Hà

Hộ Thành Hà
Ngay đối diện với chúng tôi bên kia hồ là một cổng to lớn 4, 5 từng có kiến trúc như một cung điện. Đó là Thần Vũ Môn. Cổng này phần lớn bị che lại vì đang trong thời kì tu chỉnh để đón Thế Vận Hội 2008.
Chúng tôi theo nhau đi vào. Nơi đầu tiên xem là phần hậu cung với vườn thượng uyển. Trong vườn có nhiều cây cổ thụ, gốc cây xù xì, cành cây uốn éo, có hình dạng thật đẹp và được chăm sóc kỹ lưỡng. Chen trong các cây cối hoa lá có các miếu, nhà thủy tạ, phong các đài.  Không nói thí các bạn chắc đoán ra các nhà này đều nhìn như các ngôi chùa hay nói các khác là kiến trúc cổ đông phương với các mái cong. Có một điểm lạ là các kiến trúc còn rất mới không có vẻ rêu phong ủ mốc, làm mất đi cái vẻ cổ kính xa xưa.

Người Việt gốc Hoa (vợ), bà xã, Pha, Gary, người Việt gốc Hoa (chồng)


Vườn Thượng Uyển

Vườn Thượng Uyển
Qua đây chúng tôi đi qua một khuôn viên hẹp dài và cuối cùng của phần này là một miếu có vẽ chân dung của Từ Hi Thái Hậu, người đàn nôi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Từ Hy vốn là người Mãn Châu, vào cung với tư cách là một cung nhân tầm thường, nhưng tài hát hay, nói khéo làm cho Hàm Phong Hoàng Đế say mê.  Hàm Phong phong đến chức Lan Quý nhân. Bà sinh một trai, về sau là Hoàng Đế Đồng Trị (trị vì 1861-1875- Thời Tự Đức, Pháp vào đánh nước ta) từ đó càng được sủng ái. Khi Hàm Phong băng hà, Đồng trị nối ngôi. Nhưng Đồng Tri không quý mẹ ruột mà quí bà mẹ ghẻ Thái Hậu Từ An.

Hành lang và chân dung Từ Hi Thái Hậu

1 comment:

  1. check out my blog and, if you want, let's follow each other on GFC or Bloglovin' or both ;)

    www.LAByDiana.com

    ReplyDelete