Wednesday, January 8, 2014

Hán cường quốc cô đơn 6


A-    Biển Đông

Khi Trung Cộng đã xây dựng được một lực lượng hải quân hùng mạnh vào bậc cường quốc trên thế giới thì họ mới nhấn mạnh lại Biển Đông là sân nhà của họ và ranh giới Trung Quốc nơi này đường vạch trên bản đồ LƯỠI BÒ. Họ tuyên bố người của họ đã ghi nhận các hòn đảo trên biển đông nên các đảo ấy là của họ

Vic nhìn thy ri nói nó là lãnh th ca mình thì tht phi lý.  TQ luôn luôn vin c người ca h đi qua và đã ghi nhn các hòn đo, vy hòn đo y là ca TQ. Trong khi y, h không cn biết trên dó có gì và ai đang sinh sng. H cũng chưa tng kho sát và kim soát các đo thuc Hoàng Sa và Trường Sa. Cho nên mi đây h mi nghĩ ti làm các bn đ ghi rõ tên, v trí các đo mà trước kia h ch ghi rt sơ sài.

 

 Ngày 14 tháng 1-2013, trang VOA viết:

Trung Quc sp phát hành bn đ mi v Bin Đông

Trung Quốc cuối tháng này sẽ phát hành bản đồ mới chính thức lần đầu tiên ghi tên 130 đảo và đảo nhỏ ở các vùng biển có tranh chấp trên Biển Đông là thuộc chủ quyền Bắc Kinh.
Tân Hoa xã trích nguồn tin từ Cục Đo đạc vẽ Bản đồ và Thông tin Địa chất Quốc Gia Trung Quốc cho hay bản đồ mới ghi chi tiết lãnh thổ Trung Quốc bao gồm tất cả các khu vực trên Biển Đông mà Bắc Kinh đang có tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Brunei, hay Malaysia bao gồm quần đảo Trường Sa- Hoàng Sa, và cả quần đảo Điếu Ngư Đài ở biển Hoa Đông mà Trung Quốc đang tranh chấp với Nhật Bản.
Truyền thông Trung Quốc cho hay các bản đồ cũ với kiểu định dạng theo chiều ngang chỉ ghi tên các quần đảo lớn như Trung Sa, Tây Sa, Nam Sa (tức Hoàng Sa, Trường Sa theo cách gọi Việt Nam).
Trong khi đó, bản đồ mới theo chiều dọc dánh dấu rõ ràng ‘các đảo lớn của Trung Quốc ở Biển Đông’ và chứng tỏ ‘mối liên hệ về địa lý với các đảo quốc cũng như các đảo và đảo nhỏ xung quanh’.
Giới chức Trung Quốc nói bản đồ mới vai trò thiết yếu trong việc củng cố nhận thức của nhân dân Trung Quốc về vấn đề chủ quyền, bảo vệ quyền hàng hải và lợi ích quốc gia, đồng thời khẳng định quan điểm ngoại giao chính trị của Bắc Kinh.
Chưa thấy phản hồi chính thức của chính phủ Việt Nam về việc này.
Nguồn: The ChosunIlbo, Xinhua, Manila Standard Today

Trung Quốc cuối tháng này sẽ phát hành bản đồ mới chính thức lần đầu tiên ghi tên 130 đảo và đảo nhỏ ở các vùng biển có tranh chấp trên Biển Đông là thuộc chủ quyền Bắc Kinh.


Thấy Việt Nam phản đối, họ liền đưa ra chứng cớ: năm 1958, Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã viết công hàm ủng hộ Trung Quốc có chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo lập luận ấy, tất cả những người Việt Nam yêu nước, trong và ngoài nước đều phẫn nộ ông Phạm Văn Đồng - trong đó có tác giả. Xuyên qua các email, các tờ báo lá cải, nhiều người tin đó là thật. Tất cả đều và cho rằng miền Bắc đã bán nước cho Trung Cộng. Tuy nhiên, tôi cố tìm tòi chứng cớ để tìm hiệu sự thật chứ không thể tin vào các nguồn không đáng tin cậy.

Mãi đến khi có cuộc họp tại Washington-USA- 2011, về Biển Đông thì GS Carl THAYER , thuộc Học Viện Quốc Phòng Australia, đưa ra một chứng cớ và VOA đăng lên ngày thứ bảy, 25 tháng 6, 2011: “Về bức thư của ông Phạm văn Đồng, giáo sư Thayer nói ông đã xem qua tài liệu này, đoạn thư liên hệ chỉ có 3 câu, và chỉ để trả lời việc Trung Quốc nới rộng các vùng lãnh hải của họ ra ngoài phạm vi được quốc tế chấp nhận.

GS Thayer: “Điều duy nhất mà Việt Nam đã làm là ghi nhận chuyện Trung Quốc nới rộng phạm vi lãnh hải của họ. Thế thôi. Đó là theo tôi hiểu, từ lâu tôi không đọc lại tài liệu đó, báo chí Trung Quốc đã tung ra bức thư đó sau cuộc chiến tranh biên giới, nhưng nó không có dính dáng gì tới việc ủng hộ cái bản đồ chữ U (của Trung Quốc) bây giờ.”

Như vậy cái công hàm bán nước là không thật. Tuy nhiên, tôi vẫn rất háo kỳ cố tìm xem bức công hàm ấy có nội dung như thế nào. Mãi đến ngày 9 tháng 7, 2011, trang VOA đã cho đăng bản sao của công hàm này:

 
Tôi chú ý xem nhưng chẳng thấy gì là điều mà Trung Quốc nói, đúng như GS Carl Thayer đã phát biểu. Trong công hàm này điều duy nhất mà Việt Nam công nhận rằng Trung Quốc có phần lãnh hải 12 hải lý mà thôi, chứ đâu nói tới mấy trăm hải lý để bao gồm hoàng sa và cả ngàn haỉ lý để bao gom Trường Sa?
Như vậy lập luận cho Việt Nam bán quần đảo Hoàng và Trương Sa là chỉ giúp cho quân giặc mà thôi.
Nhưng tại sao lại có bản công hàm lịch sử ấy?
Để trả lời, mời các bạn xem cuộc đối thoại giữa phóng viên VOA và Thạc sĩ Hoàng Việt, một thành viên của Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông.
VOA ngày 9 tháng 7-2011 đã đăng:
“…
VOA: Xin cảm ơn giáo sư đã có nhã ý cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Trước hết, xin ông trình bày sơ qua về nội dung của lá thư thường được gọi là "công hàm Phạm Văn Đồng" và cho biết văn kiện ngoại giao này được đưa ra trong bối cảnh như thế nào?
Hoàng Việt: Thưa anh, trước hết là về bối cảnh đưa ra công hàm mà năm 1958 ông Phạm Văn Đồng đã ký. Thứ nhất là lúc đó quan hệ Việt Nam-Trung Quốc vẫn còn như là anh em, vừa là đồng chí vừa là anh em. Năm 1949, Quân Giải phóng Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ của Trung Quốc, sau đó trao trả lại cho Trung Quốc. Thế rồi sang năm 1957 Trung Quốc chiếm lại từ tay một số lực lượng khác đảo Bạch Long Vĩ và sau đó đã trao trả lại cho Việt Nam.
Muốn nói tới câu chuyện đó để làm gì? Đấy là lúc đó hai nước tình cảm rất là chặt chẽ với nhau. Và năm 1958 nó có bối cảnh là gì? Sau sự thất bại của hội nghị La Haye về luật biển năm 1930 để pháp điển hóa luật biển, đến năm 1958 – từ khoảng tháng 2 đến tháng tư, đã có hội nghị đầu tiên về Công ước Luật biển. Và sau đợt họp này đã ra được 4 công ước khác nhau, trong đó có Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải. Tuy nhiên, hội nghị này thất bại vì đưa ra được giới hạn là lãnh hải tối đa 12 hải lý nhưng không thống nhất được là 12 hải lý. Và mỗi quốc gia lại đưa ra một yêu sách khác nhau: Mỹ yêu cầu lãnh hải là 3 hải lý, có một số nước là cho 4,5 hải lý, còn Trung Quốc đưa ra quan điểm là 12 hải lý, và một số nước Nam Mỹ còn đưa ra quan điểm là 200 hải lý.
Trong bối cảnh đó Trung Quốc đưa ra tuyên bố của ông Chu Ân Lai về lãnh hải và tuyên bố lãnh hải là 12 hải lý, và vận động quốc tế, trong đó có Việt Nam, là nước có mối tình thân thiết với Trung Quốc, để yêu cầu ủng hộ cho tuyên bố 12 hải lý đó. Còn nội dung công hàm thì có một số điều cơ bản như thế này. Thứ nhất, ông nói rằng dựa vào tuyên bố của ông Chu Ân Lai cho rằng lãnh hải Trung Quốc kéo dài 12 hải lý ông Đồng nói rằng chúng tôi tán thành và chấp nhận “hải phận” 12 hải lý. Đấy là bối cảnh và nội dung của công hàm Phạm Văn Đồng. Tuy nhiên sau này người ta diễn giải, đặc biệt là Trung Quốc. Chắc có lẽ ông Đồng cũng không ngờ là sau này công hàm của ông lại được Trung Quốc diễn giải một cách khác nhau rất nhiều như vậy.”
Đến lúc bản đồ Lưỡi Bò được tung ra, các quốc gia có đường bờ biển tiếp giáp với biển này mới chưng hửng, la hoảng.
Theo đài BBC ngaỳ 17 tháng 6 năm 2011: Trung Quốc sắp tăng cường lực lượng bờ biển bằng cách tăng thêm số lượng tàu thuyền ​​và 6.000 nhân viên vào năm 2020, theo các phương tiện truyền thông nhà nước của nước này hôm thứ Sáu….”
Nhờ vào sư tăng cường tuần tra tại nơi này càng ngày càng nhiều nên Trung Quốc đã khám ra các hoạt động của các nước khác trong vùng. Đài BBC viết tiếp: Hãng Reuters trích thuật nguồn của China Daily thống kê rằng các lực lượng tuần duyên của Trung Quốc đã ghi nhận được các trường hợp 1.303 tàu nước ngoài và 214 chiếc phi cơ "xâm nhập" Trung Quốc trong năm 2010, so với tổng số 110 trường hợp trong năm 2007.
Bao lần Trung Quốc bắt bớ ngư dân Việt Nam, bỏ tù cứop cá, đòi tiền chuộc. Bao lần họ gây sự tấn công các tầu thăm dò dầu khí của Việt Nam.
Thậm chí họ còn hô hào tiến đánh Việt Nam và Phi Luật Tân.
Thứ Ba, 11 tháng 10 2011 Trang VOA đăng:
Trong thời gian gần đây ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu ở Trung Quốc nhận định rằng Hoa Kỳ đang lợi dụng vụ tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông và sự lo ngại của Nhật Bản, Ấn Độ và Australia đối với sự phát triển sức mạnh trên biển của Trung Quốc để lôi kéo các nước này vào một trận tuyến
….
Sự lo ngại này đã gia tăng trong mấy ngày qua, sau khi tờ Hoàn Cầu Thời Báo ở Trung Quốc cho đăng một bài viết hô hào cho việc tấn công Việt Nam và Philippines để đạt mục tiêu gọi là “dĩ chiến chỉ chiến”. Bài viết của tờ báo chính thức của Đảng Cộng Sản Trung Quốc nói rằng Biển Đông là nơi tốt nhất để Trung Quốc tiến hành chiến tranh vì “trong số hơn 1000 giàn khoan dầu ở đó, không có cái nào là của Trung Quốc; 4 phi trường ở quần đảo Trường Sa, không có cái nào là của Trung Quốc; một khi chiến tranh xảy ra mọi thứ sẽ bị thiêu rụi. Ai sẽ thiệt hại nhiều nhất khi các đại công ty dầu khí Tây phương rút đi?”
Khi đề cập tới phi trường thì các các quốc gia sau đây đã lập phi trường ơ Trường Sa: Mã Lai Á, Đài Loan, Phi và Việt Nam.

No comments:

Post a Comment