Wednesday, September 3, 2014

Hải quân thế giới sau thế chiến II (tt)


B-    STOBAR

Đây là cách Short take-off but arrested recovery được gọi tắt là  STOBAR

Vì chi phí nặng nề ấy, nước Anh đã lại phát minh ra cách thứ 2 gọi là ski jump. Loại này lấy tên từ môn thể thao mùa đông. Trong môn này một lực sĩ đứng trên cặp ski, trượt từ một đỉnh dốc xuống, khi gần đến cuối dốc xuống ấy thì có một phần dốc ngược lên làm lực sĩ bay lên không vì trớn sẵn có.

Phương cách của môn thể thao nùa đông Ski Jump

Hải quân Hoàng Gia Anh cũng áp dụng phương pháp này để phóng phi cơ lên từ một hàng không mẫu  hạm. Phi cơ phài rồ máy phóng tới trước, rồi vượt lên một dốc cong. Dốc này, giúp gió từ phía trước đập mạnh hơn vào cánh, do đó sức nâng phi cơ mạnh hơn. Nhờ vậy phi cơ cất cánh trên phi đạo ngắn mà không có máy phóng catapult. Tuy nhiên, cách bắt phi cơ lúc đáp vẫn không khác gì loại trên, có nghĩa là vẫn dùng một sợi dây cáp giăng ngang sân bay.

Một Harrier Ski-jump từ HMS Invincible

Với cách thiết kế này, hải quân tiết kiệm được nhiều tiền hơn cách CATOBAR nói trên. Tuy nhiên, trọng lương của phi cơ phóng phải nhẹ hơn; điều này có nghĩa là phi cơ mang ít nhien liệu hơn cũng như ít vũ khí hơn. Với các khuyết điểm ấy có ích hay có lợi trong chiến tranh? Vì ít tốn tiền thì có thể làm nhiều con tàu hơn. Nhưng ít nhiên liệu thì bay không xa lắm làm tầm hoạt động ngắn. Vũ khí không nhiều thì khó lòng đem bọm nặng tấn công địch. Vậy HKMH loại này có khả năng phòng thủ nhiều hơn tấn công.

Hải quân Hoàng Gia Anh cũng áp dụng phương pháp này để phóng phi cơ lên từ một hàng không mẫu  hạm. Phi cơ phài rồ máy phóng tới trước, rồi vượt lên một dốc cong.

Dốc này, giúp gió từ phía trước đập mạnh hơn vào cánh, do đó sức nâng phi cơ mạnh hơn.

HMS Invincible

Sau thập niên 60s, Anh hủy bỏ chương trình HKMH CVA-01, nên cho ra đời lớp Invincible gồm ba chiếc: HMS Invincible, HMS Illustrious và HMS Ark Royal. Lớp HKMH này được thiết kế theo kiểu ski jump để chở phi cơ tấn công Sea Harrier aircraft và trực thăng Sea King HAS.1, lên xuống với phi đạo thật ngắn. Đến nay, hai chiếc đã cho nghỉ hưu, sau khi chiếc phi cơ Harrier cho về hưu năm 2006. Chỉ còn chiếc Illustrious là đang hoạt động nhưng chỉ chở trực thăng.

Sea Harrier aircraft

Hai nước áp dụng HKMH đầu tiên trên thế giới Anh, Nhật thì nay không còn chiếc nào hoạt động. Tuy nhiên, theo đà chạy đua vũ trang hiện nay, cả hai cũng đang có các kế hoạch phát triển con tàu này. Lẽ dĩ nhiên Nhật là nước chú ý nhiều hơn ai cả vỉ tình trạng căng thẳng với TQ mà các đảo lại xa đối với đất liền.

Hiện nay, ba nước Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đang áp dụng HKMH kiểu ski jump. Điều này chẳng có gì ngạc nhiên tại sao 3 nước lại cùng một kiểu thiết kế. Nga là nước sản xuất kiểu này còn hai nước kia mua lại từ Nga.

HKMH Kusnzov (Nga)

Đối với Liên Xô và sau này là Nga thì trong cả hai thế chiến họ chỉ đánh bộ nhiều nên không có chiến hạm lớn huống hồ là KHMH. Sau thế giới chiến tranh II, là thời chiến tranh lạnh mà Nga là nước dẫn đầu khối CS, nên họ đã bắt đầu chế tạo các con tàu chở được máy bay.

Năm 1967, Liên Xô cho ra lớp Moskva (Mạc Tư Khoa), nhưng đây là một khu trục hạm có thể chở Phi cơ trực thăng. Tiếp theo năm 1969, họ cho ra đời lớp Leningrad, nhưng cũng tương tự như lớp trứơc. Đến năm 1975. Liên Xô cho ra lớp Kiev và chiếc Kusnzov mà ta đã thấy trên. Đây là chiếc lớn nhất của họ nhưng so với thời này thì chỉ là hạng trung bình, với lượng rẽ nước 45000 tấn, dài 273 m, vận tốc 59 km/h và chứa được 30 phi cơ vừa chiến đấu lẫn trực thăng.

No comments:

Post a Comment