Tuesday, September 30, 2014

Hải quân thế giới sau thế chiến II


III-                   Tuần Dương Hạm- Cruiser.

Đây là những con tàu nổi lớn hàng thứ hai sau HKMH. Như đã viết phần trước, tuần dương hạm ngày nay chỉ còn 3 nước dùng. Nhưng không sớm thì muộn, loại này sẽ phải loại bỏ vì các khu trục hạm đủ sức nếu không muốn nói dư sức làm các việc mà đang đảm nhiệm.

Nước thứ nhất là Peru (Nam Mỹ) với chiếc BAP Almirante Grau. Chiếc này nguyên thủy là của Hòa Lan được hạ thủy năm 1953 cho hải quân nước này. Đây là một tuần dương hạm hạng nhe với lượng rẽ nước là 12100 tấn, dài 187 m và có vận tốc 59 km/h, cùng hoạt tầm 6900 km. Năm 1973, Peru mua lại tân trang để dùng. Lần tân trang cuối cùng từ năm 1983 tới 1988 với các kỹ thuật điện tử, hỏa tiễn.
BAP Almirante Grau

Như lịch sử chiếc, ta thấy đây là một tàu cũ canh tân. Hai nước thật sự đóng tuần dương hạm, với các kỹ thuật tối tân, trong thời chiến tranh lạnh và đang cho phục vụ là Liên Xô và Hoa Kỳ.

Ta hay xem qua các tuần dương hạm của Liên Xô và nay là Nga như thế nào.

Và đây là nước có nhiều tuần dương hạm nhất thế giới.
IV-                   Lọai Khu trục Hạm- Destroyer.
Lọai Khu trục hạm- Guided Missile Destroyer.
Trong tương lai, loại này sẽ đảm nhiệm các công việc của thiết giáp hạm và tuần dươngh hạm. Các chiến hạm sẽ được trang bị bằng vũ khí tối tân là các hỏa tiễn đánh chìm bất cứ tàu lớn cỡ nào. Súng chỉ giữ vai trò thứ yếu. Tên của chúng trong tương lai sẽ là Guided Missile Destroyer- mà ta có thể dịch là Hỏa Tiễn Điều Kiển Hạm. Ngoài nhiệm vụ trên, các chiến hạm này còn săn đuổi tàu ngầm, tấn công trên bộ và ngăn chặn phi cơ địch.

Từ bảng so sánh trên, ta thấy vài nước có đội Hỏa Tiễn Điều Kiển Hạm nhiều phải kể là:
Nhật: 8 chiếc.
Ấn Độ: 11 chiếc
Pháp: 14 chiếc.
Anh: 15 chiếc.
Nga: 21 chiếc.
Trung Quốc: 32 chiếc.
Hoa Kỳ: 68 chiếc.
Ta nay xem sự so sánh các quốc gia trên thế giới đang làm các con tàu loại này.
 

No comments:

Post a Comment