Saturday, April 4, 2015

Đại Việt Thắng Nguyên Mông- Bài 89


CHƯƠNG CUỐI- TRANH LUẬN (TT)


Trên diễn đàn Viện Việt Học, một ngừoi dặt câu hoi cho bạn Hồ lợi Đăng:
Một  đội binh 20000 quân ta tấn công một trại 5000 kị binh Mông Cổ. Liệu thắng không?

Chúng tôi viết bài này để trả lời các bạn nào thắc mắc khi quân ta tấn công Mông Cổ làm sao chiến thắng. Và xin nhớ dù đây chỉ là câu chuyện giả tưởng, nhưng giả tưởng và lý thuyết của một chiến thuật trong một trận đánh đều dựa vào sự hợp lý. Trứơc khi một trận đánh thực sự xảy ra thì chiến thuật cũng chỉ là lý thuyết thôi.

Dưới đây lại một câu chuyện giả tưởng ấy:

Giữa mùa xuân năm Mậu Tý (1288), lúc cây cối đua nhau đâm chồi, nẩy lộc, hoa nở khắp nơi, ong bướm dập dìu, thời tiết mát mẻ, đất đai khô ráo. Thiên nhiên, cảnh sắc thì thật đẹp, nhưng đất nước Đại Việt đang chìm trong máu lửa. Đây là lần tứ ba mà quân Mông Cổ sang xâm chiếm nước ta.

Lúc mới sang, quyên Nguyên chiếm nhiều thắng lợi, nhưng rồi sức kháng cự càng ngày càng gia tăng. Quân tướng Mông Cổ bắt đầu chán nản vì thuyền lương của Trương văn Hổ có tin đã bị Tướng Trần Khánh Dư phá hủy, mà thời tiết nóng nực, đã thế mà hết trại này sang trại khác bị quân ta quấy phá làm lực lượng Mông Cổ thiệt hại. Thoát Hoan cùng các tướng bàn chuyện rút lui.

Thoát Hoan biết muốn rút lui thì chia hai ngả thủy bộ. Đạo thủy binh sẽ vượt sông Cả (Hồng Hà), sang sông Đuống. Tại đây, chia làm hai nhánh vào sông Kinh Môn hay sông Kinh Thầy, nhưng sẽ hội ở sông Đá Bạc mà vào Bạch Đằng để ra vịnh Hạ Long. Đạo bộ binh sẽ theo đường mòn qua Kinh Bắc, đến Phủ Thiên Đức (Bắc Giang), vựơt ải Nội Bàng-Lục Châu (Lạng Sơn) để về châu Tư Minh.

Về phương diện thủy đạo Hưng Đạo Vương thấy phải áp dụng lại chiến thuật của Ngô Quyền ở Sông Bạch Đằng.

Về mặt đường bộ, Hương Đạo Vương nghiên cứu địa hình thấy rằng: con sông Thương chảy theo hướng đông bắc, tây nam từ Lộc Châu qua Chi Lăng xuống tỉnh Phủ Thiên Đức (Bắc Giang) thì đổi hướng chẩy về phía tây rồi sang đông nam. Trên đoạn từ bắc sông Hồng đến nam của Lục Châu (tên cũ của Lạng Sơn) phần nhiều là ruộng khô trong mùa này, nên khó lòng chiếm lợi thế đối với kị binh giặc. Nhưng khi gần đến Lục Châu thì núi càng ngày càng nhiều. Vùng Chi Lăng trở lên toàn những núi nhỏ len lỏi giữa các nói là các cánh đồng hẹp. Đây là điểm rất thích hợp để phục kích. Hưng Đạo Vương thấy đựơc ý định của giặc sẽ theo hai bên bờ sông này lên Lục Châu rồi về Trung Quốc, nên ngài quyết định như sau.

Ngài đích thân chỉ huy chặn đường thủy, còn để chặn đường rút trên bộ Ngài đã sai hai tướng Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa đem ba vạn quân và 200 kị binh lên phục kích binh Mông Cổ ở ải Nội Bàng và ải Lộc Châu thuộc Lạng Sơn. Mục đích của Hưng Đạo Vương là dùng đạo quân này chặn đường rút lui đạo quân trên bộ của Thoát Hoan.

Ở Lục Châu có rất nhiều rừng núi, tuy nhiên núi không cao lắm. Ở phía đông, gần biên giới, có ngọn Mẫu Sơn là cao nhất (1,540 m), quanh co trên vùng đất này ngoài con sông Thương còn có hai con sông khá lớn là Kỳ Cùng, Bắc Giang và vài sông nhỏ uốn khúc. Các sông này khác với sông Thương ở chỗ chúng thường cản trở sự rút quân hơn là giúp thuận lợi cho binh Mông Cổ. Trừ các vùng núi cao rừng rậm, phần còn của tỉnh là các cao nguyên, đồng bằng khô ráo trong mùa đông và mùa xuân rất tiện lợi cho kị binh Mông Cổ.

Hai tướng Phạm, Nguyễn cất quân di chuyển theo lệnh.

Tuy nhiên Thoát Hoan cũng chẳng vừa, y cũng nghĩ tới việc có phục binh trên đường rút về. Muốn bảo toàn cho việc rút binh trên bộ, Thoát Hoan cho một đạo 5000 kị binh đến gần biên giới đóng. Đạo này có nhiệm vụ đánh bọc hậu toán binh nào của nhà Trần phục khích quân binh Mông Cổ trên đường rút lui.

Đóng ở đây được một thời gian, thì một hôm thám mã báo tin cho hai tướng Phạm, Nguyễn tin về đạo kị bịnh Mông Cổ ấy. Đạo binh này đóng trên một vùng đồi, đồng ruộng khô khan thuộc núi Kỳ Cấp- Lục Châu (Lam Giang hay Lạng Sơn), một vùng tuyệt đối tốt cho kị binh. Khi biết tin đó, tướng Phạm Ngũ Lão muốn tấn công, tiêu diệt đạo quân này, vì không diệt được chúng thì đó là một thảm họa khi binh Mông Cổ rút về. Chúng có thể dùng thế gọng kìm làm kế hoạch chặn đường rút quân của Thoát Hoan bị hư hại. Tuy nhiên, cả hai tướng chưa biết làm sao để có thể chế ngự được đạo binh thiện chiến trên mình ngựa ấy, và lính ta mất lợi thế. Mặt khác làm sao ta có thể vừa chặn được Thoát Hoan, vừa có thể đánh tan đạo quân ấy nếu quân Mông Cổ rút về gấp rút trong mươi ngày hay nửa tháng sắp tới.

Hai tướng bèn bí mật triệu tập cuộc họp để bàn kế hoạch. Một quan cấp nhỏ họ Vũ đề nghị một biện pháp. Họ Vũ vốn quê ở Hải Dương, người thông minh, nhưng mới đầu quân nên chỉ là một quan nhỏ trong hàng quân. Sau khi nghe họ Vũ trình bày chiến thuật, hai tướng Phạm, Nguyễn bàn nhau kế hoạch tấn công và phong họ Vũ làm quân sư cho tướng Nguyễn Chế Nghĩa. Hai tướng cho tuyển lựa một vạn binh giỏi về thương và nỏ trong số ba vạn quân dưới quyền. tướng Phạm giữ hai vạn quân ở lại Nội Bằng, đề phòng sự rút lui bất ngờ của Thoát Hoan, còn tướng Nguyễn Chế Nghĩa và Vũ quân sư dẫn một vạn quân vừa được tuyển cùng 200 kị binh lên vùng núi Kỳ Cấp. Ngày hôm sau, hai người lập tức chuẩn bị, rồi ngày sau nữa họ cho binh lính bí mật hành quân trong rừng núi đến gần trại giặc.

Khi cách xa địch độ vài canh giờ, Tướng Nguyễn cùng Quân Sư Vũ cho lính vào rừng hay cùng bất đắc dĩ vào các buôn, bản của dân thiểu số lân cận chặt tre, luồng hay nứa cùng lấy dây thừng hoặc dây rừng cho khiêng về (Luồng là một loài tre rất lớn không gai, giống như tre Mạnh Tông ở miền Nam, còn nứa cũng là tre không gai, nhỏ, mỏnh mà lóng rất dài.) Tre, nứa thì mọc nhan nhản khắp nơi trong rừng cũng như các làng mạc ở miền bắc và trung. Nếu cần thì cho chặt cây to bằng ngón chân cái cho đến bằng tay cổ cũng được. Địa phận này lợi cho bộ binh mà bất lợi cho kị binh, nên ta không sợ giặc đánh bất ngờ, vì chúng biết câu: dị lâm mạc nhập.

Tại đây các sắc dân thiểu thấy binh ta tới, nên đổ xô ra giúp. Họ biết binh ta sắp đánh binh Mông Cổ nên rất hồ hởi giúp quân Trần trong việc chặt tre, cây và lấy dây rừng. Nhờ vậy mà công việc thu ngắn thời gian rất nhiều, mà đã thế còn được thêm nhiều vật liệu.

Phần tre non được chẻ làm lạt, phần tre già hay cây rừng bằng cổ tay được cắt thành từng khúc dài độ 1 sải tay (từ 1,5 m đến 1, 6 m). Tre, luồng lớn thì chẻ làm đôi hay làm bốn, tùy theo cỡ. Sau đó, hai đầu các khúc này đều được vát nhọn như mũi mác, được gọi là khúc chính. Còn các cành tre và cây nhỏ hơn cũng được chặt thành khúc dài hơn nửa sải tay và vuốt nhọn như chông, được gọi là khúc phụ. Tất cả quân lính cùng thanh niên trai tráng thi nhau làm việc. Phụ nữ em bé thì nướng khoai, luộc ngô, sắn cho mọi người ăn. Công việc diễn tiến hết sức tốt đẹp và tinh thần binh sĩ lên rất cao.

Sau khi công việc này xong, Tướng Nguyễn cùng Quân Sư Vũ chia lính thành từng tổ, mỗi tổ hai người lính và một hay hai dân tộc thiểu số giúp. Mỗi tổ lấy ba khúc chính (tre hay cây dài), rồi dùng lạt tre hay dây rừng buộc lại với ở chính giữa và nhau thẳng góc với nhau ( theo 3 trục x, y, z trong hình học giải tích hay hình học không gian với gốc tạo độ O là chính giữa, chỗ buộc). Để tăng cường sức mạnh, họ lấy các khúc phụ (cành nhỏ) nối liền các thân chông chính với nhau, rồi lại nối thêm các mũi chông nhỏ đâm từ tâm ra ngoài. Với cái bàn chông di động này khi được quăng ra mặt đất, bất kỳ dưới góc cạnh nào, đều có 3 mũi chính và chục mũi phụ nhọn hoắt chĩa lên trên. Nếu có một sức mạnh nào đè lên bàn chông thì đầu kia càng cắm sâu xuống đất bấy nhiêu và nó trở nên mạnh hơn. Khi bàn chông hoàn tất sẽ là một khối lập phương, với các mũi nhọn đâm ra ngoài, nhìn giống như con cầu gai hay con nhím.

 

Như vậy, quân ta có 5000 bàn chông di động.

Về vũ khí, mỗi tổ trên, một ngừơi mang nỏ, một ngừơi mang trường thương.

Một số luồng độ vài chục  cây thật tốt, không quá non mà cũng chẳng quá già, thân to, mắt dài, cao độ bốn, năm sải tay được bào gọt sạch. Lóng trên cùng ở ngọn được vát đi một nửa. Ở gần đọt được cột hai sợi chão; một sợi dài hơn cây luồng, còn sợi ngắn dài khoảng 3 sải tay. Thêm vào đó một số cọc được chặt từ cây dẻ[1] rừng to bằng bắp tay, dài độ nửa sải tay một đầu vát nhọn; đầu kia được đẽo móc hay dùng mắt cây thay thế. Bẩy người lính trang bị cuốc, thuổng và đao được phụ trách mang cây luồng này cùng các thứ dẫn cháy như diêm sinh, thạch tiêu, vải rách..

Sáng hôm sau, đội hộ chông, mỗi người được phát thêm một đọan dây thừng hay dây rừng to như ngón chân cái, rất bền, dai, dài khoảng ba, bốn sải tay, cùng được chỉ cách sử dụng. Tất cả đều được nghỉ suốt ngày. Sau khi ăn cơm tối, mỗi tổ dùng thương làm đòn gánh, vừa đi vừa nghỉ, gánh cái bàn chông cầu gai ra tấn công địch quân. Đây là cách hành quân bí mật, làm giặc hoang mang khi thấy quân ta tới bất ngờ. Để tránh giặc cho quân cầu viện ở bên kia biên giới, Tướng Nguyễn cho 100 kị mã vượt rừng ra phía sau trại binh Mông Cổ, khá xa phục kích.

Nhờ vào sự chuẩn bị ở trong rừng, nên bên ta bảo toàn được bí mật.

Đến cách đồn giặc khoảng một dặm, cũng vừa nửa đêm, ta dừng quân lại.

Trại binh Mông Cổ ở trên một quả đồi cỏ thoai thoải, cũng như hầu hết các đồi miền trung hay bắc xen trên bãi cỏ đó là các bụi cây rừng cao quá bụng. Đồi này nằm ở chân núi Kỳ Cấp thuộc Lục Châu hay còn được gọi là Lam Giang. Binh sĩ được nghỉ một thêm hơn một canh giờ. Hừng sáng, tướng sĩ cùng được ăn khoai lang hay bắp luộc để có thêm năng lượng trong thời gian sắp tới. Binh ta lại đến gần trại giặc hơn, chỉ còn khoảng hơn nửa dặm[1] vì bây giờ ta đã có bàn chông nên không sợ địch tấn công. Nếu chúng tấn công ta thì thật là đại phước, đó chính là mục tiêu của ta.

Tối hôm trước, đạo kị binh binh Mông Cổ biết tin quân ta xuất hiện, nhưng chúng không xuất quân vì muốn ta tới tấn công chúng để chúng có lợi địa. Nếu binh Mông Cổ tấn công nơi ta đóng quân thì ta lại có địa lợi và họ chưa nắm vững tình thế.  Hơn nữa trời tối cũng chẳng mấy tốt cho kị binh của họ. Dù sao đi nữa, quân binh Mông Cổ phải luôn luôn ở trong tình trạng ứng chiến.[2]

 Quân ta quăng các bàn chông ra, lớp trong, lớp ngoài, theo ý Quân Sư Vũ, rồi nối hai tâm của hai cái bàn chông thành một cặp, cách nhau khoảng hơn sải tay. Trong khi ấy, đội vác luồng đào lỗ to khoảng hơn một gang tay sâu độ 5, 6 gang nằm nghiêng khoảng 45 độ đối với mặt đất. Khi đào xong, họ chôn gốc cây luồng xuống đất, mà mặt bị vát hướng vào trại lính Mông và lèn thật chặt. Đội này lại đóng cọc nhọn ngay bên dưới chỏ6 bị vát, rồi lấy sợi chão ngắn nối ngọn cây luồng với cọc bên dưới. Chiều dài dây ngắn này phải vừa đủ căng. Bên trên gốc gây, tiểu đội lính này được lệnh kiêng tảng đá lớn để lên trên.

Khi công việc này xong, Tướng Nguyễn cho đạo quân dùng nỏ, ra phía tước hàng chông, tấn công đối phương; những ngừơi có sức khỏe, nỏ mạnh dùng tên lửa bắn vào lều giặc. Đa số tên này rơi bên ngoài trại giặc.

 




[1] Dặm Trung Quốc = nửa dặm Âu Châu. Tính ra khoảng 400 m.
[2] Chuyện này thực sự cũng đã xẩy ra, khi quân Mông bị tấn công ban đêm thường chịu tổn thất mà không đám phản công mạnh. Quận công Kálmán và tổng giám mục Ugrin Csák đánh quân Mông trên cầu sông Sajó lúc nửa đêm, như chúng tôi  đã thuật ở chương 04.





[1] Dẻ là một loại cây rất cứng và dai, mọc trong rừng miền bắc.

No comments:

Post a Comment