Saturday, April 25, 2015

Đại Việt Thắng Nguyên Mông- Bài 92


CHƯƠNG CUỐI- TRANH LUẬN (TT)

Những nhà quân sự nổi tiếng về du kích chiến gần đây là: Cossacks, Mao Trạch Đông, Võ Nguyên Giáp, Abd el-Krim, Tito, Micheal Collins, Tom Barry, Che Guevara, Hồ Chí Minh và Charles De Gaulle. Như vậy hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nghiên chiến thuật du kích. Trong các danh nhân này chắc rằng mọi người đều nhận ra các tên: Tito thủ lãnh Nam Tư, Charles De Gaulle thủ lãnh Pháp, Micheal Collins thủ lãnh Irish (1890-1822), Tom Barry thủ lãnh Irish Republican Army (1897 – 1980), Che Guevara thủ lãnh ngừơi gốc Á Căn Đình (Argentine). Các vị này đều là các người to con chứ không nhỏ, nhất là De Gaulle. De Gaulle đã lãnh đạo dân Pháp trong cuộc du lích chiến chống Đức trước khi Đồng Minh đổ bộ lên Normandy ngày 6 tháng 6-1944.

Du kích chiến chỉ là đoản kỳ, trước khi bước sang trận địa chiến. Thật vậy, ông Mao trạch Đông đã viết Du Kích Chiến chia làm ba giai đoạn:

·               Dùng tuyên truyền lấy lòng dân. Phá hoại guồng máy chính quyền.

·               Gia tăng tấn công quân đội chính quyền và các cơ cấu trọng yếu.

·               Áp dụng chiến tranh quy ước, bao vây thành phố, lật đổ chính quyền.

Đừng nên nghĩ rằng đánh du kích là vì thiếu ăn làm người nhỏ đi. Nước ta đẹp đẽ nhưng nghèo nàn chiến tranh liên miên hết ngoại xâm lại nội thù, đời sống dân tình không được phong phú, nên người Việt Nam ta nhỏ con. Như lính Mỹ đi đánh du kích có thiếu ăn đâu?

Còn đánh nhau đường đường chính chính thì mình cũng đánh đó chứ? Nhưng các trận này giặc đều thua cả. Bạn không thấy trận Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên sao…Đó là các trận sau khi giai đoạn du kích chiến đã qua. Để nhắc lại cho bạn nhớ. Pháp muốn nhử bộ đội Việt Minh đương đầu với họ trong một trận chiến quy ước, hầu dùng vũ khí tiêu diệt, nên họ tạo ra trận Điện Biên Phủ đó bạn ạ. Sau trận đó, bộ đội Việt Minh đã hiên ngang bước vào Hà Nội, trong khi Pháp đã không hãnh diện khi phải rút lui khỏi Việt Nam.

 

a.       Chiến tranh du kích ảnh hưởng tới con cái không?

Vài người đưa ra ý kiến nếu áp dụng du kích nhiến thỉ sinh con nhỏ đi vì để phù hợp với môi trường.

Không phải vì đánh du kích mà sinh con đẻ cháu không to lớn khỏe mạnh. Thường thường, ngừơi thông minh chưa chắc là lớn con trong cùng chủng tộc. Cái thông minh cũng quan trọng lắm. Tôi nhắc lại vài chuyện để chúng ta cùng thấy sự thông minh quý đến chừng nào. Sử Trung Quốc đề cao Khương Tử Nha, người thông minh, đến 80 tuổi mới giúp nhà Châu lập nghiệp. Đời Tam Quốc có Khổng Minh tuy ông không to con và khỏe như Quan Vân Trừơng, Trương Phi, không võ nghệ tuyệt luân như Triệu Tử Long, nhưng tất cả các người này đều nghe lệnh ông đánh đâu thắng đó…

Trong trận chiến Thái Bình Dương năm 1941-1945, hàng triệu chiến sĩ to lớn của Mỹ lăn mình trong lửa đạn trong hơn 3 năm và hàng trăm ngàn người đã ngã xuống nhưng Nhật vẫn không đầu hàng. Thế mà với nhà vật lý học tài danh Robert Oppenheimer, chẳng to lớn gì lắm, đã điều kiển tổng cộng 130000 nhân viên trong đó có vài ngàn kỹ sư và khoa học gia làm việc cho chương trình có tên là Manhattan Project. Chương trình này đã sinh ra Little Boy và Fat Man. Đó là tên hai quả bom nguyên tử làm Nhật phải đầu hàng.

Tóm lại sự thông minh rất quan trọng.

 

c.       Có người lại nói đánh nhau không nên cho đàn bà ra trận.

Trong thực tế việc này xẩy ra rất nhiều, đó là sự phát sinh từ lòng mến chuộng binh sĩ và chính nghĩa nên dân tự động làm và không tại chỉ ở Việt Nam mà rất nhiều nơi trên thế giới. Cường độ dân tham gia vào cuộc chiến có khác nhau, tùy theo sách lược của họ. Đó chính là Công Tâm và Chính Nghĩa mà tôi đã bàn ở phần đầu của loạt bài viết này. Trong thế chiến thứ hai, dân chúng các nước bị Đức, Nhật xâm chiếm vẫn thường làm việc ấy. Nhân dân các nước Pháp, Nam Tư, Đông Âu Phi Luật Tân…vẫn thường che trở, giúp đỡ, cho lương thực các lính Đồng Minh khi họ bị lạc lối hay làm các công tác đặc biệt.

Sau đây là câu chuyện thật để chứng minh về nhân nhân chiến đấu của Âu Mỹ. Chuyện này đã được chiếu trên History Channel. Thật hứng thú để xem lại một đoạn phim nói tới trận đánh ở tỉnh Graingne liên quan đến ngày 6-6-1944, khi quân Mỹ đổ bộ lên Normandy.

Tôi viết lại theo trí nhớ để các bạn cùng xem.

Khoảng nửa đêm ngày 5-6 trước khi có cuộc đổ bộ lên bờ biển thì khoảng 10000 lính nhảy dù Mỹ được thả xuống hậu phương sau phòng tuyến tại Carentan. Lực lượng này có nhiệm vụ chặn quân tiếp viện cũng như triệt hạ các điểm phòng thủ bờ biển, giúp  cho lực lượng đổ bộ lên đây dễ dàng và bớt đổ máu.

Tuy nhiên các cỗ súng cao xạ của Đức đã làm cho cuộc nhảy dù có nhiều xáo trộn. Một đơn vị nhỏ của lực lượng này bị lạc mục tiêu và thả xuống một thị trấn nhỏ tên Graingne phía nam Carentan trên 20 km và cách bờ biển đổ bộ đến trên 40 km. Một số rơi xuống đầm lầy bị chết chìm; một số bị vướng trên cây bị quân Đức giết chết ngay tại chỗ. Số còn lại rải rác trên 1km2. Tất cả cũng lần mò gặp nhau, tập hợp thành một đơn vị gồm 182 quân nhân. Tất cả đặt dưới quyền chỉ huy của một thiếu tá và một đại úy.

Vị Thiếu tá chỉ huy cùng ban tham mưu không biết chỗ đáp xuống là đâu, nên quyết định đến gõ cửa nhà dân. Gia đình này có cô con gái độ 10 tuổi tên Martha. Cả nhà cô Martha đã tận tình giúp cho các lính Mỹ xa lạ và cho họ biết nơi đáp xuống. Ông thiếu tá, thấy họ quá xa mục tiêu, nên quyết định dừng qnân và chặn đường quân tiếp viện của Đức.

Sáng hôm sau, cả tỉnh biết tin và toàn dân nơi đây kể cả ông linh mục, cùng thị trưởng của tỉnh đồng lòng giúp các lính Mỹ. Dân chúng đi thu lượm thực phẩm và lấy hết các cánh dù vương vất chung quanh để Đức không tìm ra dấu vết. Cô Martha cũng đi làm việc này và cô lấy được một cái dù trắng toát. Hàng ngày cô bé nhỏ xíu đi thu góp lương thực của làng, và cả các làng bên đêm về nuôi các người lính không cùng ngôn ngữ với cô.

Chỉ vài hôm sau, thì lính Đức cũng biết và một lực lượng 3000 quân được phái tới. Ông thiếu tá, lập tức ra lệnh phá chiếc cầu duy nhất để chặn tăng và lập tuyến phòng thủ. Tuy nhiên, vũ khí của đoàn lình này chỉ có súng cá nhân và súng cối, trong khi ấy lính Đức có đủ súng hạng nặng.

Cuộc chạm súng khốc liệt xẩy ra, một số lính Mỹ bị thương được đem về nhà thờ cứu chữa. Dân của thị trấn hết lòng lo cho họ.

Sau mươi hôm chiến đấu, và gây tổn thất nặng nề cho địch, nhưng vị thiếu tá chỉ huy tử trận. Ông đại úy lên thay. Ông nhận ra không thể diên trì lâu ngày tại đây, nên nửa đêm ra lệnh rút lui về Carentan, nơi quân Mỹ mới giải phóng. Một khó khăn và liên lạc thiếu thốn kiến một tổ gồm 7 quân nhân bị lạc. Tổ này may mắn gặp cô Martha lần nữa, cô đem cả tổ dấu vào một chiếc gác của một chuồng bò bỏ không.

Lính Đức vào thị trấn, việc đầu tiên của họ là là xử tử ông thị trưởng và ông linh mục. Sau đó họ đem giết hết các thương binh đang điều trị trong nhà thờ.

Bất chấp mọi nguy hiểm, hàng ngày, cô đi vắt sữa, luộc khoai tây rồi lén lút đến nuôi 7 quân nhân trên. Không một ai trong thị trấn biết việc này kể cả cha mẹ cô. Nhưng cái chuồng bò trống cũng không phải là nơi mật khu an toàn. Lính Đức bắt đầu lục soát khắp nơi và cuối cùng họ đến cái chuồng bò hôi hám ấy. Nhóm lính Mỹ nằm trên gác nhìn qua khe hở thấy 2 lính Đức đi vào lục soát phần chuồng bò và cả cái sân nhà hầm kế bên. Bây giờ là đến phiên lục cái gác. Họ tìm hoài không thấy thang, nên nghĩ không ai ở trên ấy nên lại thôi. Cái thang này cô Martha đã khôn ngoan dấu đi.

Lính Đức lôi dân thị trấn ra hỏi cung và giết chết tổng cộng 28 người dân, nhưng không ai chịu khai gì cả. Cuối cùng, người chỉ huy thấy máu đỗ đã quá đủ nên ngừng tay.

  Martha đi liên lạc với một nông dân. Ngừơi này đồng ý giúp 7 quân nhân trên bằng cách chở họ trên một chiếc xuồng nhỏ. Sau một nửa tháng lạc lối và chiến đấu vất vả, tất cả 7 người đã an toàn đoàn tụ với đạo quân chính.

Kết quả, với sự trợ giúp của dân Graingne, đội quân Mỹ  đã giết chết 500 địch quân và tổn thất 32 người thêm đám thường dân nói trên.

Riêng cô Martha khi trưởng thành, cô đã kết hôn và chiếc áo cưới của cô được làm cái dù mà cô đã nhặt được.

No comments:

Post a Comment