Saturday, April 11, 2015

Đại Việt Thắng Nguyên Mông- Bài 90


CHƯƠNG CUỐI- TRANH LUẬN (TT)

Tối hôm trước, đạo kị binh binh Mông Cổ biết tin quân ta xuất hiện, nhưng chúng không xuất quân vì muốn ta tới tấn công chúng để chúng có lợi địa. Nếu binh Mông Cổ tấn công nơi ta đóng quân thì ta lại có địa lợi và họ chưa nắm vững tình thế.  Hơn nữa trời tối cũng chẳng mấy tốt cho kị binh của họ. Dù sao đi nữa, quân binh Mông Cổ phải luôn luôn ở trong tình trạng ứng chiến.[1]

 Quân ta quăng các bàn chông ra, lớp trong, lớp ngoài, theo ý Quân Sư Vũ, rồi nối hai tâm của hai cái bàn chông thành một cặp, cách nhau khoảng hơn sải tay. Trong khi ấy, đội vác luồng đào lỗ to khoảng hơn một gang tay sâu độ 5, 6 gang nằm nghiêng khoảng 45 độ đối với mặt đất. Khi đào xong, họ chôn gốc cây luồng xuống đất, mà mặt bị vát hướng vào trại lính Mông và lèn thật chặt. Đội này lại đóng cọc nhọn ngay bên dưới chỏ6 bị vát, rồi lấy sợi chão ngắn nối ngọn cây luồng với cọc bên dưới. Chiều dài dây ngắn này phải vừa đủ căng. Bên trên gốc gây, tiểu đội lính này được lệnh kiêng tảng đá lớn để lên trên.

Khi công việc này xong, Tướng Nguyễn cho đạo quân dùng nỏ, ra phía tước hàng chông, tấn công đối phương; những ngừơi có sức khỏe, nỏ mạnh dùng tên lửa bắn vào lều giặc. Đa số tên này rơi bên ngoài trại giặc.

Đội phụ trách luồng lấy làm công việc sau: một người lấy vải rách cuộn ngoài các cục đá to như trái cam lớn trộn chất dẫn hỏa. Sáu ngừơi còn lại kéo dây chão dài làm cây luồng uốn cong xuống. Người cầm đá cuộn vải cho vào phần vạt ở ngọn rồi đốt lửa. Sáu ngừơi kia buông dây; cây luồng bật đi, và khi cây bật đi và vừa đúng dộ căng dây ngắn thì dừng lại để cho cục đá lửa bay về trại giặc. Vì luồng không quá non để tránh thân bị oằn và khong quá già để không bị gãy. Loại súng này có khả năng bắn xa hơn cung nỏ nhiều, nhưng không chính xác. Tuy nhiên nó cũng đủ vào sâu trại giặc làm một vài lều trúng lửa bốc cháy. Vì đây là súng dã chiến nên chỉ dùng vài ngày là vứt đi.

Ngược lại lính Nguyên cũng bắn trả lung tung, nhưng tên chúng chẳng đến ta. Một điểm khó cho chúng là đội quân này toàn là kị binh có mục đích ứng chiến mau lẹ nên không có súng bắn đá catapult.

Cùng lúc ấy, đội mang thương lấy các dây còn lại nối hai bụi cây rừng với cao từ vế đến bụng. Nếu chỉ một cây cao quá bụng thì thân cây chỉ to bằng ngón tay cái, nhưng ta không phải nối một cây với một cây mà nối một bụi với một bụi gồm cả tá cây với nhau. Cách nối cây đã được dạy là xoắn các cây làm chúng bị dập đi, rồi kết với nhau. Khi cây bị dập thì chúng trở nên rất dai. Đó là cách của người đi rừng, mà Quân Sư Vũ đã có kinh nghiệm. Bây giờ, ta lại có thêm 5000 sợi gây thừng chắc chắn giăng như mắc cửi, xen lẫn với các bàn chông. Sau đó, đội mang trường thương được nghỉ ngơi.

Hơn một canh giờ sau, lại thay phiên. Đội mang thương ra dùng nỏ, đội dùng nỏ vào cầm thương nghỉ ngơi. Vì trời còn tối nên giặc không dám xông ra vì sợ phục binh, nhưng không đựơc nghỉ ngơi thoải mái, vì chỉ sợ bị tràn ngập. Với chiến pháp này binh lính ta được ngủ ngáy, nghỉ ngơi, trong lúc địch tất cả ở trong tình trạng ứng chiến liên tiếp, phải lo chữa cháy nhiều nơi, nên bị mệt mỏi về cả thể xác lẫn tinh thần hơn.

Đến gần sáng Tướng Nguyễn Chế Nghĩa cho đội kị binh ra tấn công.

Một lúc sau, mặt trời nhô lên cao, tướng giặc bây giờ thấy rõ tình hình. Từ hướng chúng nhìn tới chỉ thấy lính bộ của ta và lèo tèo ít kị binh, và chẳng thấy đồn lũy gì. Không những thế chúng thấy người Đại Việt nhỏ, ngựa Đại Việt bé hơn ngựa họ, đâm ra kinh thường[2]. Tướng Nguyên thấy nếu không phá được đạo quân ta, chúng sẽ rắc rối khi có lệnh đánh bọc hậu của Thoát Hoan. Một điều làm tướng Nguyên Mông e dè là sợ có phục binh đàng sau đạo quân mà chúng thấy. Hắn cho thám mã ra cửa sau đi điều tra. Sau suốt ngày, thám mã trở về báo tin không thấy gì khả nghi. Tướng Nguyên chuẩn bị cho xuất quân và một trong các mục tiêu chính là phá hủy súng bắn đá của ta. Nhưng khổ nỗi súng này đặt trong trận thế, nên muốn phá chúng phải vào cặm bẫy ta. Hắn nghĩ quân kị binh của hắn sẽ tiêu diệt đạo quân ta, một cách dễ dàng với chiến thuật volley ball. Nhưng hắn quên một điều đã hơn một ngày một đêm binh sĩ hắn không được nghỉ ngơi bao nhiêu. Trái lại quân ta đã ăn uống nghỉ ngơi. Thật ra quân ta đến đánh quân Mông, nhưng ngược lại bây giờ ta tạo ra thế quân Mông đến đánh ta. Ấy là một điều trong binh pháp Tôn Tử đã viết trước đây, nay xin nhắc lại:“Phàm kẻ đến chiến trường trước để đợi địch thì nhàn nhã, đến chiến trường sau mà vội vã lao vào chiến đấu thì vất vả. Cho nên, người thiện chiến là người biết làm cho cho địch phải đến đánh mình chứ không đến đánh kẻ địch”.

Sáng hôm sau nữa, quân Mông Cổ chia làm ba, một phần lớn ra trực diện, còn hai phần ít đi vòng cửa sau tấn công hai phía hông của ta theo thế gọng kìm. Cộng thêm vào đó, mặt chính diện tấn công từ phía trước tới, chúng áp dụng chiến thuật tam diện giáp công. Ngay sau lưng ta là một cánh ruộng sâu. Tướng Nguyên Mông biết rõ điều ấy và cho là thượng sách. Theo chiến thuật của Mông Cổ đánh dồn ba phía chừa một lối thoát là tử địa như họ đã từng tiêu diệt quân Hung.

Được xắp xếp trước, hai toán binh hai đầu khi thấy bóng địch từ xa đã di chuyển bàn chông. Rút cục địch vẫn bị chướng ngại vật và kị binh không thể tiến nhanh như bình thường. Đó là một điểm bất lợi cho Mông Cổ, vì đạo quân này chỉ hữu hiệu khi có thể di chuyển nhanh để người kị mã tấn công đối phương mà không cần điều khiển ngựa. Như quý độc giả dã từng nghe nhiều, đọc nhiều về chiến thuật chớp nhoáng của Mông Cổ, họ chỉ có thể thắng địch quân khi di chuyển nhanh như gió. Nhưng trong hoàn cảnh này họ không thể thi thố chiến pháp ấy. Dù chúng có đánh bọc hậu cũng bị khó khăn, vì bàn chông di động và các mạng nhện khổng lồ, nếu giặc ở phía này thì ta sang phía khác.

Lúc đội thứ nhất của Mông Cổ tràn ra, 100 kị binh của ta tháo chạy vào trận địa, binh ta dẹp lối cho vào, rồi lấp lại. Trong khi đó đợi toán địch vào thì ta bít phía sau. Rồi tất cả cùng tấn công. Một toán khác của Mông Cổ thấy vậy phải rút lui, người dùng thương lăn bàn chông đi tới, để người dùng nỏ tiếp tục tấn công, với mục đích là chia cắt Mông Cổ làm thành từng toán nhỏ.

Khi một con ngựa thấy khoảng trống nó sẽ phóng vào giữa, nhưng sợi dây nối giữa hai cái cầu gai sẽ bị lôi theo, làm hai bàn chông nhập lại phía bụng hay đâm vào sau con ngựa. Thật ra cái bàn chông không nặng, nhưng vì các mũi nhọn cắm vào đất, nên tạo ra một lực cản đáng kể, càng kéo thì các mũi càng cắm sâu hơn. Đến khi lực kéo của ngựa mạnh hơn sức cản thì bàn chông bị bật lên và phóng về phía lực kéo. Tất cả mũi chông sẽ đâm vào lưng người và ngựa. Ngựa phóng càng nhanh thì sức đâm càng mạnh; đây là thế: “gậy ông đập lưng ông”. Một điểm hay nữa là sau khi đâm bị thương địch quân, bàn công rơi xuống đất lại sẵn sàng làm nhiệm vụ của nó chứ không cần ai sắp xếp.

Trong khi đó toán Mông Cổ thứ hai và thứ ba tấn công vào hông ta cũng gặp khó khăn. Chúng ta lui vào phía sau các bàn chông thủ và tiếp tục bắn tới. Một số kị binh Mông Cổ xông vào nên rơi vào trận thế và vướng cạm bẫy ta. Ngựa không tiến nhanh được là vì bị chông đâm hay dây chặn. Với cách thiết kế này, bàn chông đâm ngay vào ngực, đùi và bụng ngựa. Còn người kị mã cũng phải lo việc tránh các mũi chông nhọn hoắt sẵn sàng đâm vào chân họ. Nếu ngựa nhảy dựng hai vó trước, khi hạ xuống chúng có thể bị đâm thủng bụng bởi các bàn chông.

Nhiều con ngựa khác đang phi nước đại, thấy dây căng ngang nên phóng qua, nhưng chân trước mới chạm đất thì đâm ngay vào bàn chông. Phản ứng con ngựa là trì hai chân trứơc xuống để hãm tốc độ. Còn người kị mã vô phúc lúc ấy đang dùng cả hai tay dương cung, không phản ứng kịp và với động năng sẵn có, nên theo đà lao vào cái bàn chông quái dị kia. Người hắn kể như là được đóng đến một 6, 7 mũi tên, nếu may mắn không bị cọc lớn đâm thủng bụng. Có nhiều khi cả người lẫn ngựa cùng đâm vào bàn chông.

Ngay lúc đó, nhiều người kị mã khác chỉ lo điều khiển ngựa, làm gì có thì giờ để tấn công đối phương. Chúng trở thành bia cho quân ta tập bắn. Một toán Mông Cổ đã sa vào bẫy, bị bao vây bởi các bàn chông, và lưới thì toán kị binh ta tới tiêu diệt chúng. Khi thấy chỗ nào quân Mông Cổ hơi thưa ra, lính ta lập tức lăn các trái cầu gai đó tới phía trứơc và có lúc chúng ta đã bao vây được hay chia cắt toán lính kị binh kia thành nhiều nhóm nhỏ.

Chắc đến lúc này lính Tướng Mông Cổ phải sửa Chinh Phụ Ngâm:

“Non Kỳ mộ chỉ trăng treo.                       (Kỳ Cấp)

Bến Cùng gió thổi đìu hiu mấy gò.            (Kỳ Cùng)

Hồn tử sĩ gió ù ù thổi.

Mặt “Nguyên Mông” trăng dõi dõi soi.

“Nguyên Mông” tử sĩ mấy người?”

Có lẽ rất nhiều vị đồng ý với tôi trận đánh này mình sẽ thắng.




[1] Chuyện này thực sự cũng đã xẩy ra, khi quân Mông bị tấn công ban đêm thường chịu tổn thất mà không đám phản công mạnh. Quận công Kálmán và tổng giám mục Ugrin Csák đánh quân Mông trên cầu sông Sajó lúc nửa đêm, như chúng tôi  đã thuật ở chương 04.
[2] Đây cũng là phần trả lời bạn đọc NguoiConVienXu hỏi chúng tôi trên diễn đàn ngày February 04, 2009 04:54PM và nguyên văn như sau: “Thưa bác VHKT,
 Tôi thấy một chi tiết nhỏ này ma` không thấy ai nói tới:
Người lính Việt Nam , cũng như các chiến mã của ta thể lực rất nhỏ, yếu so với quân ngoại bang va` ngua chiến của họ, trong các cuộc chiến tranh bằng gươm giáo, cung tên....
Như thế thì yếu tố nao` đã tạo nên cac' chiến thắng của Dân Tộc?
Phải chăng, cac' Tướng Súy của ta thời ấy đã lấy mưu trí để chế ngự các khiếm khuyết kể trên. Vài lời thô thiển mong bác cho lời nghị luận.
Kính bác.”
 

No comments:

Post a Comment