Tuesday, April 7, 2015

Thơ Đường: Vương Chi Hoán- Đăng Quán Tước Lâu


Vương Chi Hoán sinh sống khoàng tiền bán thế kỷ thứ 8, người Tinh Châu (Thái Nguyên- Sơn Tây TQ). Thủa thiếu thời rất hoạt động: múa gươm, đánh kiếm,săn bắn, ca hát, uống rượu. Lúc trung niên giỏi văn chương, nhưng lân đận trong khoa cử., thường cùng Vương Xương Linh, Cao Thích, Thôi Quốc Thụ xướng ngâm.

Một giai thoại văn chương về ông được kể như sau: Một hôm, ông cùng Vương Xương Linh, Cao thích đến uống rượu ở đình kỳ, nơi có các linh quan- quan coi về nhạc công- cùng các kỹ nữ nổi tiếng. Ba ông ước với nhau rằng: “Chúng ta là những người nổi danh về văn chương, song chưa biết ai hơn ai kém. Để xem các nhạc quan cho hát thơ ai thì biết liền.”  Một lúc sau, linh quan cho ngâm 2 bài của Vương Xương Linh, một bài của Cao Thích. Vương Chi Hoán thấy vậy bèn nói: “Bài ca sắp hát đây nếu không phải của ta thì suốt đời ta không tranh giành với các huynh nữa”. Quả nhiên một lúc sau một ca kỹ ra hát hai bài của Vương Chi Hoán.

登 鸛 雀 樓           

Đăng[1] Quán Tước Lâu[2]


 白 日 依 山 盡              

Bạch nhật y[3] sơn tận.

黃 河 入 海 流              

Hoàng Hà nhập hải lưu.

欲 窮 千 里 目              

Dục[4] cùng[5] thiên lý mục.

 更 上 一 層 樓              

Cánh thướng nhất tằng[6] lâu[7].

                   王之渙

                   Vương Chi Hoán

Bài thơ ngũ ngôn, câu đầu là vần trắc câu kế vần bằng. rồi một trắc một bằng và chia hai cặp đối nhau.

 

Mặt trời trắng ở các ngọn núi nơi chân trời.

Hoàng Hà đổ nước vào biển khơi.

Muốn xem ngàn dặm xa xôi.

Hãy lên một tầng lầu.

 

Lên Quán Tước Lâu

 

Bạch nhật gác non thắm.       

Hoàng Hà nhập biển sâu.

Muốn nhìn vạn dặm cảnh.

Hãy đến một tầng lầu.

                        VHKT 1987.

 

Ác vàng gác núi ở chân trời.

Sóng nước Hoàng Hà đổ biển khơi.

Muốn ngắm đất trời xa vạn dặm.

Chỉ cần lên đến một lầu thôi.

       VHKT 1987.



[1] Đăng: leo lên.
[2] Xem lối thơ có vần trắc trong bài thơ “Tống Xuân Từ của Vương Duy trang 29.
[3] Y: giống hệt.
[4] Dục: ham, muốn.
[5] Cùng: hết, cuối.
[6] Tằng: từng, lớp.
[7] Lâu: lầu.

No comments:

Post a Comment