Saturday, April 18, 2015

Đại Việt Thắng Nguyên Mông- Bài 91


Tranh Luan

 
VI.  Du kích chiến không đáng phục?

 

a.       Một số bạn đọc khác trên nhiều diễn đàn. Lý luận của các người này cho đó là cách đánh không anh hùng.

Khi nói tới du kích chiến thì ai cũng nghĩ tới Việt Nam, vì 2 cuộc chiến mới đây từ 1946-1954 và từ 1955-1975. Tôi xin thưa rằng không phải chỉ có người nhỏ con như Việt Nam ta mới dùng du kích chiến đâu. Du kích chiến không phải mới có, mà nó đã bắt nguồn từ binh pháp cổ xưa.

Chu Dịch với binh pháp, trang 16, đã viết: “Quân sự không ngại dối trá, lừa địch giành chiến thắng…Vì tính đặc thù riêng của chiến tranh như tính dối lừa , tính che giấu, tính đột phát, cho nên chiến tranh giữa hai bên thường thường dùng binh một cách gian trá, tạo ra hiện.” Lục Thao[1] cũng công nhận lừa dối kẻ địch là cần thiết cho cuộc chiến: “Che dấu mưu kế, bí mật tính toán, đắp cao chiến luỹ, phục kích quân tinh nhuệ, lặng lẽ không tiếng động, địch không biết chỗ ta đã phòng bị, như muốn đánh phía đông, lại đánh phía tây....”

 

Muốn nói về du kích thì phải cả một quyển sách mới hết. Ở đây tôi chỉ vắn tắt các điểm chính thôi.

Tất cả các cuộc nổi dạy của một nhóm dân thường nhằm lật đổ một chính quyền đang kiểm soát đất nước, dù là của ngoại bang hay một triều đại của dân tộc, đều phát nguồn từ du kích chiến (không kể các cuộc đảo chánh của một nhóm tướng lãnh có quân đội trong tay). Du Kích Chiến được áp dụng khi mình ít, địch nhiều; vũ khí mình yếu mà địch thì mạnh. Một điểm nữa tôi xin nhắc bạn là du kích thường hay đánh phục kích nhưng, nhưng phục kích chưa chắc là của du kích. Du kích là trận đánh bất ngờ, đánh nhanh rút lẹ vì mình yếu hơn, nên trách giao chiến lâu dài, địch có thể phản công làm mình thiệt thòi. Còn phục kích là dùng địa điểm tốt, thời gian có lợi cho mình đánh địch bất ngờ (thiên thời, địa lợi), dù là quân số vũ khí mình chẳng thua địch. Đây có thể là một trận địa chiến bình thường. Nhiều khi mình mạnh nhưng bất lợi về địa thế, thời tiết mình cũng phải áp dụng du kích chiến phá hoại địch như các đội biệt kích chẳng hạn. Chúng tôi nghĩ bạn đã hiểu lầm chữ phục kích.

Người người lớn con, khỏe mạnh mà dùng du kích chiến.

Cuộc chiến dành độc lập của Mỹ cũng phát xuất từ du kích chiến.

Trong thập niên 30, phe ông Tưởng Giới Thạch mạnh, còn phe ông Mao Trạch Đông yếu, nên CS Trung Quốc đã dùng chiến thuật du kích. Năm 1934, ông Tưởng đem 1,000,000 vây đánh các chiến khu của CS đảng ở trung và nam Trung Quốc. Hai ông Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai lãnh đạo một đội ngũ khoảng 100,000 quân di tản từ các chiến khu đó vào Vân Nam rồi ngược lên Tứ Xuyên đến Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc, lập lại chiến khu. Khi đến mục tiêu họ chỉ còn 8000 binh sĩ. Đó là cuộc Vạn Lý Trường Chinh và sau đó tiếp tục du kích chiến chống ông Tưởng.

Trong thời Nhật chiếm đóng Trung Quốc từ năm 1937-1945, cả hai ông Tưởng Giới Thạch lẫn Mao Trạch Đông đã áp dụng chiến thuật này chống lại cuộc ngoại xâm ấy.

Sau thế chiến thứ hai, chính phủ Tưởng thối nát, CS lợi dụng gây uy tín và khi quân đội mạnh, họ đã dùng chiến tranh qui ước họ đẩy họ Tưởng ra Đài Loan.

Cùng thời gian 1939-1944, Liên Xô đã áp dụng du kích chiến chống Đức Quốc Xã cho đến khi quân đội mạnh hơn hay bằng địch họ mới dùng trận địa chiến. Các nước Nam Tư, Ba Lan, Pháp, Tiệp, Hung, Bảo, Pháp … đều dùng chiến thuật này chống Đức, Ý cho đến khi quân Đồng Minh và Liên Xô vào giải phóng.

Người Mỹ khi thả biệt kích xuống mật khu VC và ngoài bắc thì các toán này đã dùng chiến thuật du kích, chứ làm sao đánh nổi Trận Địa Chiến? Trong cuộc chiến ở Kosovo, năm 1990, Mỹ và quân đội của Liên Hiệp Quốc đã áp dụng loại chiến tranh này. Đến năm 2001, Mỹ lại áp dụng biệt kích trong lối đánh du kích với các vũ khí nhẹ để đẩy quân Taliban ra khỏi các nơi ẩn núp rồi dùng không quân và vũ khí tối tân tiêu diệt. Đây là phối hợp chiến.

Bây giờ ta xem lính Mỹ đánh du kích kiểu tân thời.

Sau biến cố 9-11, Mỹ tung quân đánh Taliban và Al-Qaida ở Afganistan. Lúc này TV chiếu các trận đánh hàng ngày. Có một lần, nhiều nước đã tố cáo Mỹ dùng bom ngụy trang nổ chậm, nhìn giống như là một hộp coca cola, kiến một số trẻ em nhặt về nhà chơi; bom nổ và bị chết. Ngày hôm sau, ta thấy quay cảnh các xe tăng vượt sa mạc, hay một đoàn xe cơ giới tiến vào thành phố. Một lần khác trên TV, chúng ta thấy chiếu cảnh không quân Mỹ dùng bom bi, một loại bom khi đến cách mặt đất độ 20m thì phát nổ, tung ra cả trăm trái bom nhỏ, vào một ngọn núi trọc, cao, trống trơn, chẳng có cây cối, hay hang hốc gì cả. Rải rác trên đó có các gộp đá cao không quá ngực. Khi các máy bay ném bom, ta thấy cả ngọn núi dài cả cây số bom nhỏ nổ ra như pháo dây, pháo hoa. Nếu nơi ấy có một tiểu đoàn địch đang đóng thì có lẽ chúng bị chết nhiều lắm, đàng này chẳng thấy một trên lính nào. Xem xong tôi rủa: “Quân Mỹ ngu thật! Ném bom vào chỗ ấy thì giết được tên Taliban nào!” Năm bảy ngày hôm sau, TV lại quay cảnh vài biệt kích Mỹ đang nằm sau một vài gộp đá lớn như chiếc thúng cái, quan sát hành động địch quân, bằng ống nhòm, ngày lẫn đêm. Ban ngày họ quan sát bằng ống nhòm thường; ban đêm dung ống nhòm hồng ngoại tuyến. Nửa tháng sau nữa TV chiếu cảnh lính Mỹ đang quan quan sát một vùng mới bị một trái bom CBU mén, và nhặt được một chiếc giày, một mẩu áo hay cái báng súng. Phóng viên đài truyền hình nói một toán Taliban đã bị tiêu diệt tại đây khi quả bom CBU phát nổ.

Bây giờ ta tóm nhặt các chi tiết trên và làm một cuộc ráp nối của một trò chơi các mảnh vụn này (puzzle). Đây là phần tôi tự suy diễn, dựa vào các hình ảnh ấy.

Mỹ biết quả núi trọc đó là nơi không có quân Taliban đóng, và cao độ hơn rất nhiều ngọn núi khác trong vùng, nhưng họ không chắc chắn 100 phần trăm. Với các kỹ thuật tân kỳ: máy bay, vệ tinh gián điệp họ đã biết rõ hơn mình. Kẻ ngu chính là người chửi vụ oanh tạc ấy và người ấy chính là tôi, tôi ngu thật. Mỹ không có các gián điệp len lỏi vào vùng này, nên đó là một điều bất lợi cho họ. Hôm Mỹ ném các trái bom bi, và nổ tung ra hàng trăm trái nhỏ. TV chiếu đến cảnh bom nổ như pháo dây thì ngừng. Nhưng một điều ta không thấy là tất cả các cảnh sau đó. Một đợt máy bay khác tái diễn cảnh này ở cao độ thấp hơn của quả núi trọc ấy. Không phải tất cả các trái nhỏ này đều nổ vì có trái nổ liền, có trái nổ chậm, với các khoảng thời gian khác nhau, được tung ra bốn phương, tám hướng. Đợt đầu tiên nổ xong, thì 5 phút sau sẽ có vài trái khác nổ; 3 phút sau lại có vài chục trái nổ…cứ như vậy nó nổ từ khi ném bom cho đến ngày hôm sau. Lẽ dĩ nhiên, quân Taliban không dại gì đâm đầu vào chỗ chết.

Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tính sẵn còn 30 phút nữa, lúc gần nửa đêm hôm đó, thì bom trên đỉnh núi sẽ hoàn toàn nổ hết. Một số biệt kích Mỹ đã ở trong tư thế sẵn sàng. Ngay lúc ấy, một số trực thăng hay kinh khí cầu (?) (Nếu có, cái này tốt hơn trực thăng vì không có tiếng động) đến bốc toán biệt kích. Lúc họ còn đang đảo trên vùng trời của đỉnh núi nọ, họ còn thấy bom nổ tóe lửa bên dứơi, nhưng giờ ấn định đã điểm nên họ cứ cho hạ cánh. Khi đó, các trái bom nổ chậm cuối cùng ở đỉnh núi cũng vừa nổ hết. Toán biệt kích an toàn đáp xuống. Các ba lô, lều và quân trang, súng ống của họ đều được ngụy trang như các gộp đá, hay đống đất. Họ lập tức dương các ống viễn vọng kính dùng tia hồng ngoại để quan sát các cùng núi đồi chung quanh. Một toán khác được ngủ, trong khi đó, lâu lâu ở lưng chừng núi vẫn còn tiếng nổ lác đác của các trái bom. Đến gần sáng, toán quan sát đêm ngủ, toán mới thức dùng ống nhòm thường nhưng rất tốt và rất xa quan sát tiếp. Đây là cảnh mà TV chiếu cho chúng ta coi và chỉ cho coi một vài người lính đang dùng ống nhòm quan sát hiện trường. Lẽ dĩ nhiên, ta không được thấy các lều, ba lô của các biệt kích ấy.

Hơn 10 ngày sau, một nhóm Taliban ở trong vùng thấy yên thân vì còn không thấy máy bay, bom hay hỏa tiễn nữa nên lục đục kéo nhau ra khỏi hang của một ngọn núi cách xa chỗ của toán biệt kích 5, 6 cây số lúc mờ sáng. Nhóm này không biết các hành động của họ đã bị toán biệt kích phát hiện bởi ống nhòm hồng ngoại tuyến. Khi toán này đang lặng lẽ di chuyển thì nghe có âm thanh như máy bay, bay thật là cao. Khi vừa nghe được âm thanh máy bay thì trời đất sáng lòa, “ầm” một tiếng nổ kinh thiên động địa cả đám ngừơi không còn một mảnh thịt dính nhau. Một nhóm biệt kích xuống chỗ bom nổ để tìm xem có thấy dấu tích của Bin Laden không, và cuối cùng, ta được xem một ngừơi biệt kích cầm lên một chiếc giày là như vậy. Đương nhiên, ta cũng không được thấy cảnh nhóm biệt khi di chuyển như thế nào và từ đâu tới.




[1] Trích Du Dịch với binh pháp, trang 25.

No comments:

Post a Comment